- Advertisement -spot_img
Trang chủDinh DưỡngEnzymeBị tiểu đường gây sụt cân có nguy hiểm đến sức khỏe...

Bị tiểu đường gây sụt cân có nguy hiểm đến sức khỏe không?

Date:

TIN LIÊN QUAN

Bệnh tiểu đường là gì? Cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả

Bệnh tiểu đường (đái đường) là căn bệnh như...

Enzyme là gì? Tính chất của enzyme

Enzyme là gì? Enzyme là chất xúc tác sinh học...

Chữa bệnh từ cây chìa vôi với các bài thuốc Đông y

Cây chìa vôi hay còn có tên gọi khác...

Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây lức

Cây lức là cây thuốc Nam quý trong dân...
spot_img
spot_img

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sụt cân mất kiểm soát. Một trong những nguyên nhân đó là do bệnh tiểu đường gây ra. Vậy bị tiểu đường sụt cân có nguy hiểm đến sức khỏe không? Hãy cùng benhnany.com tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường sụt cân

Triệu chứng này ở người tiểu đường được giải thích là do người bệnh không thể sản sinh đủ insulin để tiêu hóa đường từ thức ăn đã đưa vào cơ thể phục vụ cho các hoạt động của cơ thể mà lấy trực tiếp năng lượng từ các mô mỡ đã tích lũy trước đó của cơ thể.

Lúc này do lượng calo đã mất của cơ thể sẽ bị lấy đi trong quá trình hoạt động của cơ thể người bệnh nhưng không được bù vào trong khi ăn làm cho cơ thể có hiện tượng đói dữ dội, ăn rất nhiều nhưng cân nặng của cơ thể vẫn bị mất đi. Như vậy, lượng calo đã mất lại không được bù lại nhờ thực phẩm trong khi ăn là nguyên nhân chính của tiểu đường sụt cân.

Tiểu đường sụt cân có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường thường xảy ra ở những người có chế độ sinh hoạt không tốt, người béo phì, vì vậy khi bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được lượng đường trong máu và cân nặng của mình sẽ rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu sút cân kéo dài và sút nhiều cân có thể do bệnh đã biến chứng sang những bệnh khác nguy cơ nguy hiểm hơn như suy thận, suy gan… Vì vậy, khi  có bất thường về cân nặng người bệnh nên đi kiểm tra và nói với bác sỹ để được chuẩn đoán bệnh và điều trị tốt nhất.

Tiểu đường sụt cân có nguy hiểm không
Tiểu đường sụt cân có nguy hiểm không

Tuy nhiên một số người do bị rối loạn tế bào beta của tuyến tụy có nhiệm vụ tiết ra insulin mà mắc bệnh tiểu đường, việc sụt cân sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đời sống của người mắc bệnh, gây tâm lý tiêu cực, rất khó khăn trong điều trị bệnh. Vì vậy, tránh biến chứng tiểu đường sụt cân là một việc làm cần thiết và rất quan trọng nhất với người bệnh.

>> Có thể bạn quan tâm: Top +15 sữa dành cho người bị tiểu đường tốt nhất hiện nay

Tập thể dục thường xuyên và đúng cách sẽ giúp cải thiện bệnh tiểu đường

Một trong nhiều lợi ích của việc tập thể dục thể thao là nó giúp giữ lượng đường huyết của bạn ổn định và cân bằng. Bạn cũng có nhiều khả năng giảm cân nếu tập thể dục đều đặn thường xuyên. Để đem lại hiệu quả sức khỏe tốt nhất thì bạn nên đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân.

Ví dụ: Đặt mục tiêu luyện tập thể dục ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần để cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn có thể chia khoảng thời gian theo bất kỳ cách nào bạn chọn.

Tiểu đường sụt cân
Tiểu đường sụt cân

Hoạt động vật lý đốt cháy cả lượng đường trong máu và đường được lưu trữ trong cơ thể và gan. Nếu bạn sử dụng insulin hoặc các loại thuốc trị tiểu đường khác, thì bạn nên theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết khi bạn bắt đầu tập thể dục. Bạn nên nói chuyện lại với bác sĩ về việc có nên giảm liều thuốc và insulin trong khi bạn tập thể dục thường xuyên.

Ngoài chăm chỉ tập luyện thể dục, bạn cũng nên quan tâm đồng thời đến chế độ dinh dưỡng của mình. Bạn có thể mang theo đồ ăn nhẹ như các loại trái cây không quá ngọt, bánh quy giòn không đường, nước trái cây và sữa tiểu đường Glu sure trong mỗi buổi tập. Lưu ý mỗi loại bài tập của bạn ảnh hưởng đến lượng đường huyết khác nhau.

Theo thống kê, sau 10 năm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường trong cộng đồng đã tăng lên gấp 2 lần, từ gần 3% lên đến 5,4% dân số, đặc biệt là tiểu đường type 2. Việc khám sàng lọc bệnh tiểu đường sẽ giúp người bệnh cập nhật tình trạng sức khỏe của bản thân tốt nhất và có phương pháp can thiệp kịp thời là điều cần thiết. 

>> Tham khảo: TOP 10 thuốc trị tiểu đường hiệu quả tốt nhất 2020 hiện nay

Lời khuyên cho người bệnh tiểu đường sụt cân

 Khám định kỳ để kịp thời điều chỉnh thuốc theo diễn biến của bệnh để ổn định đường huyết, khi có hiện tượng bất thường thìnên đi khám ngay để có phương pháp điều trị tốt nhất.

Vì người tiểu đường khó khăn trong chuyển hóa đường vì vậy để kiểm soát đường trong máu cũng như cung cấp dinh dưỡng thường xuyên cho cơ thể, người tiểu đường nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày với ít nhất 3 bữa chính và 2 bữa phụ (bữa chính ăn ít cơm, ăn nhiều chất xơ, bữa phụ có thể là sữa tiểu đường, trái cây, bánh…), việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày này rất hiệu quả trong tránh biến chứng tiểu đường sút cân.

Lời khuyên luyện tập thể dục thường xuyên cho người tiểu đường
Lời khuyên luyện tập thể dục thường xuyên cho người tiểu đường

Nên sử dụng các loại thực phẩm khác nhau trong ngày, thay thế thực phẩm nhiều đường, nhiều tinh bột bằng thực phẩm ít đường như gạo lức, các loại đậu, đỗ rau xanh, nên ăn thịt nạc thay vì ăn thịt mỡ…

Hạn chế ăn các loại thực phẩm đồ ăn gây tăng đường huyết đột ngột như kẹo, nước ngọt, các loại trái cây có lượng đường cao, thực phẩm nhiều mỡ…

Thường xuyên duy trì hoạt động tập luyện thể thao nhẹ nhàng, giúp ổn định sức khỏe, tâm lý ổn định, hệ tuần hoàn, tránh tâm lý tiêu cực…

>> Xem thêm: tiểu đường gây mờ mắt

 

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img