- Advertisement -spot_img
Trang chủBệnh Viện: Giới thiệu chi tiết nhất

[Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương]: Giới thiệu chi tiết nhất

Date:

TIN LIÊN QUAN

spot_img
spot_img

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là 1 trong 5 bệnh viện tuyến trung ương lớn nhất Hà Nội hiện nay. Để đảm bảo về việc khám chữa bệnh tại bệnh viện này, các bệnh nhân nên nằm bắt được các thông tin trong bài viết này của Bệnh Nam Y. 

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương nằm ở đâu?

Địa chỉ: Số 22 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Số điện thoại, website:

  • Điện thoại: 024-38263616
  • Website: http://nhtm.gov.vn

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương có làm việc Thứ 7, Chủ nhật không?

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương trực cấp cứu 24/24 (tất cả các ngày). Đối với khám chữa bệnh, lịch làm việc cụ thể như sau: 

  • Trực cấp cứu 24/24
  • Khoa khám bệnh làm việc cả ngày từ Thứ 2 – Thứ 6 Thời gian nhận bệnh bắt đầu từ 7h00 – 16h00 (người bệnh nên đăng ký khám trước 15h00).
  • Phòng khám theo yêu cầu làm việc buổi sáng từ Thứ 2 – Thứ 6 
  • Khoa khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao làm việc từ Thứ 2 – Thứ 6

Khoa khám bệnh thường đông bệnh nhân hơn, thời gian làm thủ tục lâu hơn, nên nhiều người bệnh phải đến từ rất sớm để lấy số khám đầu. 

Bệnh viện nghỉ khám các ngày Lễ, Tết (chỉ trực cấp cứu),bệnh nhân và người nhà nên lưu ý khi đi khám. 

Bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương có bao nhiêu khoa phòng?

Hiện nay, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương có 10 phòng chức năng, 16 khoa thuộc khối lâm sàng, 7 khoa thuộc khối cận lâm sàng, quầy thuốc và Trung tâm sản xuất thuốc Y học cổ truyền  với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng, sản xuất thuốc…

  • Khoa Nội: Chuyên khám và điều trị các bệnh như viêm khớp, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng thận hư, viêm cầu thận, hen phế quản, viêm tắc động tĩnh mạch, suy nhược thần kinh, viêm gan, rối loạn chức năng đại tràng, tâm phế mãn, tăng huyết áp, u xơ tuyến tiền liệt…
  • Khoa Lão: Chuyên khám và điều trị một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi như: tâm phế mạn, viêm thận mạn, cao huyết áp, loãng xương, đái tháo đường typ II, suy nhược cơ thể, viêm khớp cấp và mãn tính, thoái hóa khớp, thiểu năng mạch vành…
  • Khoa Phụ: Kế thừa, kết hợp y học cổ truyền với y học hiên đại trong điều trị một số bệnh phụ khoa có kết quả tốt như: rong kinh, rong huyết, xảy thai liên tiếp, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, sa sinh dục, rối loạn tiền mãn kinh, viêm tuyến vú…
  • Khoa Ngoại: Thực hiện khám, chữa bệnh chủ yếu bằng các thủ thuật, phẫu thuật, kết hợp thuốc và thủ thật y học cổ truyền.
  • Khoa Da liễu: Khám bệnh, điều trị nội trú và ngoại trú các bệnh chuyên khoa da liễu, các bệnh ngoài da cấp tính, mạn tính, các bệnh da theo cơ chế dị ứng – miễn dịch (Viêm da cơ địa, Lupus ban đỏ, Xơ cứng bì, Viêm da cơ, Pemphigus…), một số bệnh hoa liễu (sùi mào gà, viêm niệu đạo mãn…). Ngoài ra, còn chăm sóc và bảo vệ da thẩm mỹ bằng y học cổ truyền.
  • Khoa Nội Nhi: Nhận khám, điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ em như: suy dinh dưỡng, ỉa chảy kéo dài, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, viên khớp, viêm phế quản, đái dầm, di chứng của bệnh lý hệ thần kinh như viêm não…
  • Khoa Khám bệnh: Thực hiện nhiệm vụ khám, nhận bệnh nhân vào điều trị với các chuyên khoa: nội, ngoại, phụ, nhi, nam khoa, vật lý trị liệu, thủy trị liệu, châm cứu, xoa bóp, xử lý cấp cứu ban đầu.
  • Khoa Thận nhân tạo: Chuyên khám và điều trị cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo
  • Khoa Đa khoa ngũ quan: Khám và điều trị các bệnh về ngũ quan, chuyên khoa mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt.
  • Khoa Hồi sức cấp cứu: Cấp cứu và điều trị thành công nhiều ca bệnh hiểm nghèo như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy thận cấp suy hô hấp, biến chứng của đái tháo đường.
  • Khoa Châm cứu dưỡng sinh: Khám và điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh.
  • Khoa Khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao: Khám chữa bệnh đa khoa theo yêu cầu của người bệnh, điều trị kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại các chuyên ngành.
  • Khoa Kiểm soát và điều trị ung bướu: Điều trị hỗ trợ giảm đau và chăm sóc triệu chứng cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối.
  • Khoa Nội Cơ Xương Khớp
  • Trung tâm kỹ thuật cao: Chụp cộng hưởng từ (MRI); xét nghiệm huyết học, công thức máu 600 thông số, sinh hoá, miễn dịch.
  • Trung tâm nghiên cứu và điều trị bệnh lý cột sống: Tiếp nhận và điều trị các bệnh lý về cột sống bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt…

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương chuyên về gì?

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là bệnh viện tuyến cao nhất về Y học cổ truyền tại miền Bắc. Có nhiệm vụ khám, cấp cứu, điều trị nội trú, phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền và kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại. 

Ngay từ khi mới thành lập, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã được Bộ Y Tế giao trọng trách kế thừa và phát huy tinh hoa y học cổ truyền của dân tộc, đồng thời kết hợp với y học hiện đại để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh cho người dân. 

  • Cơ xương khớp: Viêm khớp, Gút, thoái hóa khớp, bệnh lý phần mềm quanh khớp, thấp khớp, hội chứng vai gáy, loãng xương.
  • Cột sống: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau lưng, lệch đĩa đệm.
  • Thần kinh: Đau đầu, đau dây thần kinh tọa, đau dây thần kinh số 5, liệt, rối loạn vận động, run chân tay, vận động khó khăn, mất ngủ, tai biến mạch máu não.
  • Tiêu hóa – Gan mật: Đau dạ dày – đại tràng, đầy hơi, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan. 
  • Tai Mũi Họng: Viêm xoang, viêm amidan, viêm đau họng, viêm họng mạn tính.
  • Da liễu: Viêm da, viêm da cơ địa, dị ứng thời tiết, lupus ban đỏ, xơ cứng bì, sùi mào gà, viêm niệu đạo mãn.
  • Tiết niệu – sinh dục: Sỏi tiết niệu, di tinh, viêm bang quang cấp và mạn tính, bệnh sản phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tiền mãn kinh, rong kinh, rong huyết, xảy thai liên tiếp, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tuyến vú.
  • Các bệnh thường gặp ở trẻ em: Suy dinh dưỡng, viêm phế quản, đái dầm, di chứng của bệnh lý hệ thần kinh như viêm não…
  • Tim mạch: Tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não mạn tính, suy giãn tĩnh mạch…

Ngoài ra, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương còn thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật trong điều trị bệnh, đã và đang mang lại hiệu quả cao: 

  • Phẫu thuật thắt trĩ, cắt trĩ
  • Phẫu thuật sỏi tiết niệu, u phì đại lành tính tiền liệt tuyến
  • Phẫu thuật các vấn đề thuộc Nam khoa 
  • Phẫu thuật gan mật
  • Phẫu thuật dạ dày, đại tràng
  • Phẫu thuật nội soi khớp gối, nội soi chẩn đoán, nội soi tái tạo dây chằng…

Một thế mạnh nữa của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là bào chế và sản xuất các loại thuốc Đông y để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe.

  • Nhiều chế phẩm được người bệnh tín nhiệm như: Cốm tan bình vị, Cốm tiêu độc, Cốm bổ tỳ, Cốm BTD, Cao ma hạnh, Bột ngâm trĩ, Chè trĩ, Chè hạ áp, Cao thông u, Cao thấp khớp, Cao dán Thiên hương
  • Nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ trong bào chế thuốc, cải tiến và đổi mới quy trình sản xuất thuốc nhằm phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng đảm bảo tính an tòan và hiệu quả của thuốc Y học cổ truyền.
  • Trung bình hàng năm bào chế 80 tấn thuốc, nấu 15.000 lít cao nước, 10.000 kg cao đơn hoàn tán…

Hiện nay, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương còn cung cấp dịch vụ sắc thuốc sẵn. Với trường hợp phải uống thuốc đông y, người bệnh có thể đến lấy thuốc sắc sẵn theo đơn và và theo hẹn.

Quy trình thăm khám tại bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương

Đối với bệnh nhân khám theo yêu cầu

  • Bước 1: Bệnh nhân đăng ký khám, mua sổ khám bệnh (nếu chưa có), lấy số thứ tự và đóng tiền khám bệnh ban đầu tại bàn đón tiếp.
  • Bước 2: Cầm biên lai thu tiền, sổ khám bệnh di chuyển tới phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên y tế và xếp hàng đợi gọi theo số thứ tự.
  • Bước 3: Bác sĩ tiến hành khám bệnh. Nếu có xét nghiệm thì bệnh nhân cần ra quầy thu ngân đóng tiền, sau đó tới khu lâm sàng để làm xét nghiệm.
  • Bước 4: Quay trở lại phòng khám nhận kết luận từ bác sĩ khi đã có kết quả xét nghiệm.
  • Bước 5: Bệnh nhân mua thuốc tại quầy thuốc theo toa mà bác sĩ đã chỉ định hoặc làm thủ tục nhập viện nếu bác sĩ yêu cầu.

Đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế

  • Bước 1: Đến bàn hướng dẫn để mua sổ khám bệnh (nếu chưa có), điền đầy đủ thông tin cần thiết và lấy số khám bệnh
  • Bước 2: Ngồi chờ khi tới số thứ tự thì tới quầy nhận bệnh nộp sổ và một số giấy tờ cần thiết như thẻ bảo hiểm y tế, chứng minh thư. (Trong trường hợp khám trái tuyến thì cần nộp kèm theo một bản photo các giấy tờ trên cùng với giấy chuyển viện).
  • Bước 3: Di chuyển tới phòng khám theo hướng dẫn, ngồi chờ tới lượt sẽ được gọi tên
  • Bước 4: Vào phòng khám bệnh gặp bác sĩ để được khám bệnh và chỉ định các xét nghiệm cần thiết
  • Bước 5: Làm đầy đủ các xét nghiệm theo yêu cầu và mang kết quả trở lại phòng gặp bác sĩ đã khám bệnh cho mình. Nhận kết quả và được bác sĩ tư vấn về phương pháp điều trị
  • Bước 6: Tới quầy thu ngân thanh toán chi phí khám bệnh và thuốc men, nhận lại thẻ bảo hiểm y tế và tới quầy chờ lấy thuốc.

Một số bác sĩ giỏi tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Trực tiếp thăm khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ… có chuyên môn cao, thâm niên trong nghề và là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y học cổ truyền. Một số bác sĩ có thể kể đến như:

PGS. TS Vũ Nam 

  • Phó Chủ nhiệm bộ môn Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội 
  • Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
  • Chuyên gia Y học cổ truyền đầu ngành
  • Đặc biệt có thế mạnh về điều trị bệnh Tiêu hóa.

PGS.TS Trần Quốc Bình

  • Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
  • Nguyên Phó giám đốc chuyên môn – Viện Y học cổ truyền Quân đội
  • Ủy viên thường vụ Hội Đông y Việt Nam, Hội Châm cứu Việt Nam
  • Có thế mạnh về điều trị bệnh Tim mạch.

TS.BS Lê Mạnh Cường

  • Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
  • Phó chủ tịch Hội hậu môn trực tràng học Việt Nam
  • Có thế mạnh về các bệnh Hậu môn trực tràng, các bệnh sàn chậu.

PGS.TS Dương Trọng Nghĩa

  • Trưởng khoa Châm cứu dưỡng sinh – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
  • Nguyên Trưởng khoa Nội – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
  • Giảng viên bộ môn Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội
  • Có thế mạnh về Cơ xương khớp, Nội tiết chuyển hóa. 

TS.BS Tạ Thu Thủy

  • Trưởng khoa Khám chữa bệnh tự nguyên chất lượng cao – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
  • Hội viên Hội Thấp khớp học Việt Nam
  • Chuyên khám và điều trị các bệnh lý về Cơ xương khớp, Thần kinh. 

Chi phí khám dịch vụ theo yêu cầu tại bệnh viện Y học Cổ truyền

Hiện nay khám dịch vụ theo yêu cầu có mức giá là 270.000 đồng/lượt khám (chưa có phí thực hiện thủ thuật, xét nghiệm, X – quang theo quy định của bác sĩ). Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tham khảo thêm bảng giá khám dưới đây:

Tên dịch vụGiá khám không có BHYT
Khám bệnh ngoài giờ, thứ 7, chủ nhật150,000 đồng
Khám chọn Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I300,000 đồng
Khám chọn Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II400,000 đồng
Khám chọn Giáo sư, Phó giáo sư500,000 đồng

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương gần bến xe nào?

Với những bệnh nhân từ các tỉnh khác đến khám và điều trị tại bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương nên nắm được khoảng cách giữa các bến xe với bệnh viện để thuận tiện cho việc lựa chọn xe khách:

  • Bến xe Mỹ Đình: khoảng 9,4 km vào khoảng 30p đi xe ôm hoặc taxi là tới bệnh viện
  • Bến xe Nước Ngầm: khoảng 6,2 km vào khoảng 20p đi xe ôm hoặc taxi là tới bệnh viện
  • Bến xe Giáp Bát: Khoảng 4,6km vào khoảng 15p đi xe ôm hoặc taxi là tới viện

Ngoài đi xe ôm, taxi các bạn có thể chọn cho mình một vài tuyến xe buýt đi qua bệnh viện để đi như:

  • Xe buýt số 32 đi từ Nhổn  – bến xe Giáp Bát: Để đến được bệnh viện từ bến xe Giáp Bát, bắt xe 32 đi qua 8 điểm dừng thì xuống điểm dừng ở Hồ Thiền Quang xong xuống đi bộ khoảng 700m nữa là tới bệnh viện y học cổ truyền Trung ương
  • Xe buýt 08 đi từ bến xe giáp bát – Long Biên: Từ bến xe giáp bát bắt xe 08  đi qua 10 điểm dừng xuống điểm dừng 149 Phố Huế xong đi bộ khoảng 500m là tời bệnh viện
  • Xe buýt 03 từ bến xe giáp bát  – bến xe gia Lâm: đi qua 10 điểm dừng xuống điểm dừng 67 Trần Hưng Đạo xuống đi bộ 750m là đến bệnh viện
  • Xe buýt 30 từ bến xe Mỹ Đình – Khu đô thị Gamuda: qua 18 điểm dừng thì xuống 83A Trần Xuân Soạn đi bộ 450m là tới bệnh viện
  • Xe buýt 35A bến xe Mỹ Đình – Trần Khánh Dư: qua 20 điểm dừng thì xuống 149 Phố Huế đi bộ 500m là tới bệnh viện
  • Xe buýt 08A từ bến xe nước ngầm – Long Biên: qua 13 điểm dừng thì xuống 149 Phố Huế đi bộ 500m là tới bệnh viện

Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

  • Người bệnh có thể chọn một trong 3 cách đi khám tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương: Khám tại khoa khám bệnh, Phòng khám theo yêu cầu và Khoa khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao. Mỗi khu khám sẽ có giá khám khác nhau. 

  • Đầu buổi sáng đầu tuần (Thứ 2, Thứ 3) thường sẽ đông bệnh nhân hơn các ngày gần cuối tuần (Thứ 4, Thứ 5, Thứ 6). Nếu đến sớm lấy số khám, người bệnh không mất quá nhiều thời gian chờ đợi. 
  • Gửi xe máy tại cổng vào Khoa khám bệnh (gần Khoa cấp cứu),giá là 3.000 – 5.000 đồng. 
  • Rất khó có chỗ gửi xe ô tô tại Bệnh viện (gửi ở lòng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm). Nếu đi ô tô, bạn có thể gửi tại cổng Công viên Thống Nhất (cổng trên đường Nguyễn Đình Chiểu, đối diện Nhà hát Chèo),sau đó đi bộ đến Bệnh viện khoảng 300m. 

Hy vọng, với những thông tin trên đây giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thông tin và đi khám tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Lựa chọn khám chữa bệnh Y học cổ truyền cũng là góp phần làm cho nền Y học Cổ truyền nước nhà ngày càng phát triển.

Nguồn: http://nhtm.gov.vn, https://bookingcare.vn/, https://2bacsi.webflow.io/

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img