- Advertisement -spot_img
Trang chủBệnh lýBệnh Tiểu ĐườngBệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Không nên ăn quả...

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Không nên ăn quả gì?

Date:

TIN LIÊN QUAN

spot_img
spot_img

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì – Người tiểu đường ăn và không ăn được loại trái cây nào là cây hỏi mà rất nhiều người đang mắc căn bệnh này thắc mắc. Để giải đáp câu hỏi này chúng tôi mời bạn đọc tìm hiểu về những loại trái cây mà người bệnh tiểu đường nên ăn và nên kiêng qua bài viết này.

Vai trò của trái cây trong việc điều tiết đường huyết

Trái cây là một nguồn chất xơ rất tốt cho cơ thể con người vì nó có cả 2 nhóm chất xơ hòa tan và không hòa tan.

  • Chất xơ tan là nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi ở đường ruột, gắn kết với các loại axit mật trong ruột làm giảm nhũ tương hóa chất béo của thức ăn (làm dễ tiêu), thẩm thấu, nối kết với các cholesterol trong cơ thể và thải trừ chúng ra khỏi ngoài.
  • Chất xơ không tan giúp hạn chế đường máu tăng cao sau khi ăn ở bệnh nhân đái tháo đường, giúp phòng chống tăng cholesterol trong máu và phòng chống bệnh ung thư trực tràng.
Vai trò của trái cây trong việc điều tiết đường huyết
Vai trò của trái cây trong việc điều tiết đường huyết

Không chỉ vậy, trái cây còn là một nguồn chất chống oxy hóa tế bào như vitamin C và vitamin A. Trung bình 100 – 150g trái cây có thể cung cấp cho một người lớn đủ nhu cầu nạp vitamin C hàng ngày. Vitamin C còn giúp cơ thể con người gia tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn. Những loại trái cây có màu vàng sậm và đỏ cam như xoài, cam, dưa lê, dưa hấu, đu đủ, hồng, lại là một nguồn carotene rất tốt, có khả năng chống ung thư. Vitamin nhóm B cũng góp mặt nhiều trong trái cây như mãng cầu, chuối, táo.

Trái cây còn chứa nguồn khoáng tố vi lượng rất phong phú. Trong dứa, hồng xiêm, ổi, quýt, thanh long chứa nhiều Na, K, Ca. Chanh, ổi, dưa hấu, còn có chứa sắt và nhiều chất vi lượng khác, đây đều là những chất rất có lợi cho cơ thể.

>> Tham khảo: TOP 10 thuốc trị tiểu đường hiệu quả tốt nhất 2020 hiện nay

Người tiểu đường ăn trái cây như thế nào đúng cách?

Không ăn nhiều một loại trái cây nhất định, nên ăn đa đạng

Nhiều người quan niệm rằng người tiểu đường chỉ được ăn một số loại trái cây nhất định, xin thưa đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực tế người tiểu đường có thể ăn tất cả các loại trái cây, nhưng sẽ có mức độ nhất định, và số lượng hạn chế. Vì trái cây cung cấp nước, đường, chất xơ, vitamin C, vitamin nhóm B, chất khoáng canxi, magie, kali… đều rất tốt cho cơ thể.

Lựa chọn các loại quả có chỉ số đường thấp

Các loại trái cây hoa quả có chỉ số đường thấp (GI) có thể là một lựa chọn tốt như táo, dâu tây, cam, chanh và mận. Một số loại trái cây như nho, xoài, mãng cầu, chuối, sầu riêng, mít, vải, nhãn …. có thể được ăn nhưng với số lượng rất hạn chế (1 hoặc 2 lát) vì chúng có hàm lượng đường cao.

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?
Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

Các loại trái cây chua như bưởi, chanh, cam, ổi, táo… có thể ăn với số lượng nhiều hơn một chút. Ngoài ra các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo người tiểu đường nên tránh ăn hoa quả quá chín vì lúc đó lượng đường trong trái cây lên cao nhất.

Người mắc bệnh tiểu đường có nên uống nước ép hoa quả?

Các loại nước ép hoa quả không phải là thức uống lý tưởng cho các bệnh nhân tiểu đường. Thậm chí cả những loại nước ép trái cây đóng hộp có ghi nhãn là không đường (sugar-free). Nước ép trái cây là một trong những nguyên nhân làm lượng đường trong máu tăng đột ngột.

Việc nhai hay ăn bằng miệng làm hấp thụ dần lượng đường đưa vào cơ thể. Nếu có sự gia tăng hàm lượng đường trong máu cũng diễn ra chậm hơn. Ngoài ra việc ăn hoa quả trái cây còn làm tăng hàm lượng chất xơ cho cơ thể giúp chống táo bón, giảm mỡ máu….

Thời điểm tốt nên ăn trái cây

Nếu người tiểu đường ăn trái cây ngay sau bữa ăn trưa hoặc ăn tối thì có thể làm gia tăng lượng đường trong máu. Phải cách nhau ít nhất 2 giờ sau các bữa ăn mới nên dùng trái cây, ăn trái cây lúc này sẽ không làm đường huyết bị tăng đột ngột.

Thời gian lý tưởng để ăn hoa quả là giữa buổi sáng, khoảng 11 giờ sáng hoặc vào lúc buổi tối 5 giờ chiều.

Những lưu ý khi ăn hoa quả ở người tiểu đường

  • Không ăn quá nhiều một loại trái cây nhất định, nên ăn đa đạng.
  • Hạn chế ăn các loại trái cây khô, đóng hộp.
  • Ăn hoa quả xa các bữa ăn chính, nhưng không được thay thế bữa ăn chính.
  • Nên vừa ăn vừa tự “nghe ngóng” bản thân bởi cơ thể của mỗi người thường phản ứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và thể trạng của mỗi người.
  • Nên ăn trái cây cả quả, không ăn bằng cách ép lấy nước.
  • Chỉ nên ăn nhiều nhất 3 lần trái cây mỗi ngày.

>> Có thể bạn quan tâm: Top +15 sữa dành cho người bị tiểu đường tốt nhất hiện nay

Top +10 quả trái cây người tiểu đường nên ăn

Đu đủ

Đu đủ là loại quả tốt cho sức khỏe con người và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu biết dùng đúng cách, trong đó nổ bật là bệnh tiểu đường.

Đu đủ tốt cho người bệnh tiểu đường
Đu đủ tốt cho người bệnh tiểu đường

Cách dùng: ăn 2 miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate và cộng thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa ăn sáng lý tưởng.

Táo

Là loại quả chứa nhiều chất ôxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hao chất béo trong cơ thể.

Cam

Cam được biết đến là quả với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa nhiều kali. Cam cũng được cho là một trong những loại trái cây an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

Anh đào

Anh đào có đặc tính chống oxy hóa, cộng với ít hydrat-cacbon giữ cho mức đường huyết ổn định. Bạn chỉ nên ăn 12 trái cherry mỗi ngày là đủ.

Dưa hấu

Dưa hấu rất giàu vitamin B và vitamin C, cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp nên là loại quả này tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với loại quả này bạn chỉ nên ăn một lượng ít.

Đào

Trái đào là cung cấp nguồn tốt chứa nhiều vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) của loại quả này thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Quả mâm xôi, quả việt quất

Đây là những loại quả chứa nhiều chất chống ôxy hóa cao đặc biệt có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra, loại trái cây này giúp cung cấp hàm lượng carbs thấp, nhiều chất xơ và các vitamin.

Bưởi đỏ

Bưởi là lựa chọn rất tốt và lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.

 Kiwi

Đây là loại trái cây chứa nhiều kali, chất xơ và vitamin C, hàm lượng carbs thấp, có tác dụng điều chỉnh mức đường huyết ổn định cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường.

Roi

Giống như bưởi, roi cũng là loại trái cây có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt quả roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn quả roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bột, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với những bệnh nhân đái tháo đường mà nó còn giúp thỏa mãn cơn khát, ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần.

Chuối

Trong các loại trái cây, chuối là một loại có vị ngọt hơn hẳn, nhất là khi chuối đã chín kỹ (chín trứng quốc) đồng nghĩa với điều này là hàm lượng đường trong loại quả này cũng khá cao. Do vậy, người bệnh tiểu đường nếu muốn ăn chuối thì chỉ nên ăn khoảng 1/2 quả.

Mít

Mít là quả chứa nhiều đường Glucoza, Fructoza… chính vì thế mà người bệnh tiểu đường nên tránh “càng xa càng tốt”. Nếu hấp thụ mít quá nhiều sẽ khiến chỉ số đường huyết  trong máu tăng vọt, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Tuy nhiên, với những người bệnh kiểm soát đường huyết tốt, có thể ăn từ 1-2 múi mít. Nhưng không nên ngày nào cũng ăn để đảm bảo sức khỏe của chính mình.

Sầu riêng

Các tính toán cho thấy, phần thịt của 3 hạt sầu riêng tương đương với lượng đường của một bát cơm trắng hoặc 1 lon Cocacola. Nếu bạn rất thích ăn loại quả này thì chỉ nên ăn khoảng 1/2 múi sầu riêng hoặc 2 – 3 múi mít.

Lượng trái cây người tiểu đường có thể ăn theo kiến nghị của bộ y tế

Lượng trái cây bệnh nhân tiểu đường nên ăn theo tài liệu của Bộ nông nghiệp Mỹ và Bộ Y tế Việt Nam
  •  Bưởi(khoảng 1,3kg/quả): Nên ăn khoảng 2 múi/lần
  • Cam (300gr/quả): Nửa trái/lần
  • Táo (300gr/quả): Nửa trái/lần
  • Lê (250gr/quả): Nửa trái/lần
  • Ổi (200gr/quả): ¾ trái/lần
  • Bơ (800gr/quả): ¼ trái/lần
  • Chuối (100gr/quả) ăn cả quả. Ăn lúc vừa chín tới, không nên ăn chuối chín quá vì lượng đường trong chuối chín có rất nhiều
  • Thanh long (600gr/quả): ¼ trái mỗi lần. Quả nhỏ có thể ăn ½ quả
  • Các trái cây quá ngọt như vải, chôm chôm, nhãn .. chỉ nên ăn 3 – 4 trái/ngày
  • Xoài cỡ vừa chỉ nên ăn ½ quả, ko nên ăn xoài quá chín
  • Sầu riêng: nửa múi
Mỗi người có cơ chế hấp thu khác nhau vì vậy người bệnh nên thử đường trước và sau khi ăn hoa quả để xác định chính xác lượng trái cây nên ăn là bao nhiêu.

Dùng TPBVSK Kikuimo giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn

Chế độ ăn uống (bao gồm cơm, trái cây, ngũ cốc,…) ảnh hưởng trực tiếp đến mức đường huyết ở người bệnh tiểu đường theo cả 2 hướng tích cực và tiêu cực – tùy theo cách ăn, lượng ăn và các loại thực phẩm kết hợp trong mỗi bữa ăn.

Để việc kiểm soát đường huyết trong máu trở nên dễ dàng hơn, kể cả khi chế độ ăn uống được nới lỏng, nhiều người tiểu đường đã kết hợp sử dụng TPBVSK Kikuimo –  từ cây Cúc vu được chứng nhận là có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp ổn định đường huyết, phục hồi tuyến tụy, ngăn ngừa các biến chứng, chống béo phì, khắc phục những nhược điểm của các nhóm thuốc điều trị tiểu đường. Sản phẩm  Kikuimo an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

Ngoài ra bạn nên tham khảo các thực phẩm chức năng,viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường như: viên uống Tăng sinh TBG nội sinh Olimpiq SXC 250% SL,… và bổ sung thêm các loại sữa dành cho người tiểu đường như: Glu sure, glucerna,.. theo quy định theo lịch trình và đều đặn

Xem thêm: biến chứng bệnh tiểu đường

 

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img