- Advertisement -spot_img
Trang chủBệnh lýBệnh Tiểu ĐườngPhụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không...

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không nên ăn gì?

Date:

TIN LIÊN QUAN

spot_img
spot_img

Bệnh đái tháo đường thai kỳ là bệnh lý nguy hiểm, có thể để lại biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể kiểm soát bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ đã biết nên ăn gì? Duy trì chế độ ăn như thế nào để hỗ trợ kiểm soát đái tháo đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Đái tháo đường thai kỳ có kiểm soát được hay không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường khát nước liên tục và đi tiểu thường xuyên. Mẹ có thể bị nhiễm trùng bàng quang, mắt nhìn mờ hơn, thấy đường trong nước tiểu khi xét nghiệm.

Đối với mẹ bầu đã từng bị đái tháo đường trong lần mang thai trước sẽ dễ bị tiểu đường thai kỳ nặng hơn trong những lần mang thai sau. Người mẹ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh về thần kinh, cơ, suy hô hấp, đái đường di truyền…

Tuy nhiên việc duy trì một chế độ dinh dưỡng an toàn, tránh một số loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có thể giúp mẹ bầu hạn chế và kiểm soát tốt tiểu đường thai kỳ.

Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất khi mẹ bầu phải chung sống với tiểu đường trong thai kỳ. Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia trong tài liệu Hướng dẫn Y khoa cho Thai kỳ khuyến cáo chế độ ăn lành mạnh với mẹ bầu tiểu đường thai kỳ bao gồm đầy đủ các chất đạm – bột đường – chất béo – chất xơ và vitamin. Cụ thể như sau:

  • Chất đạm chiếm 12 – 20% tổng lượng năng lượng của các thức ăn tiêu thụ trong ngày.
  • Chất bột đường đạt 50 – 55% tổng năng lượng từ thức ăn nạp vào cơ thể hàng ngày.
  • Chất béo trong khoảng từ 25 đến 35% tổng năng lượng.
  • Chất xơ từ 20 – 35g/ngày.

Ăn cân bằng 4 nhóm thực phẩm chính, uống đủ nước và bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, giúp mẹ bầu tiểu đường thai kỳ ổn định đường huyết, kiểm soát bệnh.

Một số thực phẩm phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn

Các chuyên gia khuyên mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Không ăn tập trung vào 3 bữa chính có tác dụng hạn chế việc tăng lượng đường huyết sau khi ăn. Việc chia thành nhiều bữa nhỏ giúp mẹ bầu không bị đói dẫn tới hạ đường huyết quá nhanh lúc xa bữa ăn. Theo đó, mẹ bầu nên chia thành 3 bữa chính và 1- 2 bữa ăn phụ. Lượng thức ăn trong các bữa chính nên ít hơn bình thường.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn các thực phẩm hạn chế tăng đường huyết
  • Thực phẩm thuộc nhóm tinh bột: Hầu hết thực phẩm chứa tinh bột đều được thủy phân thành đường glucose. Thai phụ cần tinh bột để đảm bảo sức khỏe và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nhưng việc tiêu thụ quá nhiều tinh bột có thể làm tăng đường huyết. Khi mang bầu, mẹ nên ăn vừa đủ các thực phẩm chứa tinh bột có chỉ số đường huyết thấp, ít làm tăng đường huyết. Bao gồm gạo lứt, bún tươi, gạo tấm, các loại đậu nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám.
  • Nhóm chất đạm: Nên ăn các protein nạc như cá, thịt nạc, các loại đậu, trứng (hoặc chỉ ăn lòng trắng trứng), sữa, ức gà bỏ da. Đây đều là thực phẩm giàu chất đạm, tốt cho sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng.
  • Nhóm chất béo: Tiêu thụ các chất béo không hòa tan từ dầu olive, cá hồi, quả bơ, các loại hạt có dầu. Nên sử dụng dầu thực vật để chế biến món ăn.
  • Nhóm rau củ: Mẹ bầu nên tiêu thụ ít nhất 500 – 600g rau xanh mỗi ngày. Việc ăn các món rau trước các bữa chính giúp hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn. Rau xanh vừa cung cấp chất xơ đồng thời có tác dụng hạn chế hấp thu tinh bột. Rau xanh nên được chế biến thành các món hấp, luộc để giữ được dinh dưỡng nguyên vẹn và hạn chế dầu mỡ. Nếu thích ăn các món salat, trộn, nộm mẹ bầu nên chắc chắn về nguồn gốc của rau là rau sạch.

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì?

Khi bị tiểu đường thai kỳ nên ăn các loại hoa quả ít ngọt như bưởi, kiwi …
  • Nhóm trái cây: Mẹ bầu nên chọn loại trái cây ít ngọt và có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp như dưa gang, bơ, dâu, thanh long, bưởi, cam, sơ ri, kiwi xanh,… Mẹ bầu có thể sử dụng hoa quả sau bữa ăn. Nên ăn hoa quả bổ miếng để tận dụng chất xơ có trong các loại hoa quả thay vì uống nước ép.
  • Nếu mẹ “nhỡ miệng” ăn nhiều trái cây hơn, hãy cắt giảm lượng tinh bột khẩu phần ăn hàng ngày để đảm bảo kiểm soát lượng đường huyết tốt nhất. Nếu mẹ bầu tiểu đường thai kỳ muốn ăn các loại hoa quả ngọt như chuối, dứa, xoài, sầu riêng … mẹ hãy ăn với lượng ít hơn các loại hoa quả ít ngọt khác như bưởi, cam …

Sữa – đồ uống giàu năng lượng cho mẹ bầu

  • Nhóm sữa và các thực phẩm từ sữa: Là nguồn cung cấp năng lượng giàu canxi và đạm cùng nhiều các dưỡng chất khác. Tuy nhiên để tránh lượng đường huyết tăng cao, mẹ bầu nên sử dụng sữa tách béo/ít béo, sữa tươi không đường, phô mai,…

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nếu ăn uống kém, bị suy dinh dưỡng hoặc tăng cân quá ít nên tham khảo ý kiến về chế độ ăn cho người bị đái tháo đường thai kỳ của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Một số thực phẩm mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần tránh

Ngoài việc tìm hiểu các kiến thức liên quan tới tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, phụ nữ mang thai cũng nên biết các món ăn cần tránh. Để đường huyết không tăng cao, phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn các thực phẩm làm tăng lượng đường như:

  • Bánh ngọt, bánh nướng, các loại kẹo, kem, chè.
  • Giảm ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, khoai tây chiên, thức ăn đông lạnh … để hạn chế tăng huyết áp.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chứa quá nhiều chất béo như thức ăn chiên xào, lòng đỏ trứng, nội tạng, da động vật.
  • Tránh các đồ uống có ga, có cồn; Nước ngọt, kể cả sinh tố hoa quả.

Lưu ý trong chế độ ăn cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ

Biết được khi bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, mẹ bầu sẽ xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp kiểm soát tốt đường huyết. Từ đó có thể hạn chế tối đa biến chứng của bệnh đái tháo đường thai kỳ. Phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý về chế độ ăn như sau:

  • Hạn chế ăn tinh bột vào bữa sáng vì đường huyết của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có xu hướng tăng cao vào buổi sáng.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, thời gian cách nhau từ 2 – 3 giờ đồng hồ đồng thời chia đều lượng tinh bột trong các bữa ăn để duy trì lượng đường huyết ổn định.
  • Bổ sung một số chất đạm lành mạnh (dầu olive, đậu phộng, các loại hạt tự nhiên) trong các bữa ăn để kiểm soát lượng đường huyết và duy trì đủ năng lượng hoạt động cho cả ngày.
  • Tiêu thụ các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như sữa không đường, sữa chua, sữa chua Hy Lạp, phô mai, sữa đậu nành hoặc các loại hạt dinh dưỡng trong các bữa ăn phụ.
  • Uống đủ lượng nước cần (trung bình 1,8 – 2l trong giai đoạn đầu thai kỳ, cuối thai kỳ tăng lên 2 – 2,5l nước), nghỉ ngơi điều độ kết hợp với vận động vừa sức.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Nếu mẹ bầu bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, ngoài duy trì chế độ ăn tiểu đường thai kỳ cân bằng và lành mạnh, bà bầu cũng nên tập thể dục thường xuyên, bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết. Mẹ cũng đừng quên khám thai định kỳ theo đúng lịch để tình trạng đái tháo đường thai kỳ được quản lý tốt nhất.

Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho các hướng dẫn điều trị. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế để được chăm sóc và kiểm soát bệnh tốt nhất.

(Bài viết tham khảo thông tin bệnh viện Vinmec, hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ)

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img