- Advertisement -spot_img
Trang chủBệnh lýBệnh Tiểu ĐườngTiểu đường thai kỳ: biểu hiện, biến chứng, cách kiểm soát

Tiểu đường thai kỳ: biểu hiện, biến chứng, cách kiểm soát

Date:

TIN LIÊN QUAN

spot_img
spot_img

Tiểu đường thai kỳ (hay đái tháo đường thai kỳ) có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng của cả mẹ và con. Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện khi mẹ bầu bước vào tuần thai thứ 24 đến 28. Căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng gì cho mẹ bầu và thai nhi? Có cách nào để kiểm soát căn bệnh này không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là như thế nào?

Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ khi lần đầu tiên  tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào được phát hiện khi bắt đầu mang thai. Tức là trước khi mang thai, người phụ nữ hoàn toàn bình thường, không mắc bệnh tiểu đường. Đái tháo đường thai kỳ thường không có triệu chứng do đó khó phát hiện. Bệnh sẽ biến mất sau khi sinh 6 tuần.

Tiểu đường thai kỳ có thể tự khỏi sau khi sinh 6 tuần

Tiểu đường thai kỳ cũng cần dựa trên thể trạng của người mẹ và tình trạng em bé để đưa ra những đánh giá chuẩn xác. Do đó bệnh cũng được thiết lập hệ thống tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn so với bệnh đái tháo đường thông thường.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ    

Ở người bình thường hóc môn Insulin từ tuyến tụy tiết ra sẽ giúp chuyển hóa lượng đường mà cơ thể hấp thu từ thức ăn, lưu trữ trong máu thành năng lượng để cơ thể hoạt động.

Khi mang thai, trong cơ thể người phụ nữ sẽ tiết ra một loại hóc môn từ nhau thai làm giảm khả năng tiết insulin (hay còn gọi là kháng insulin). Vì thế lượng đường trong máu dễ tăng cao hơn.

Thông thường, cơ thể mẹ bầu có thể điều chỉnh tăng tiết insulin từ tuyến tụy để không làm tăng lượng đường trong máu. Nhưng nếu mẹ bầu có thể trạng tiết ít hoặc cơ thể có tính kháng insulin mạnh, lượng đường được chuyển hóa sẽ thấp, lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Trong trường hợp này, cơ thể người phụ nữ mang thai không thể kiểm soát được lượng đường trong máu, mẹ bầu bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường thai kỳ cao

  • Phụ nữ bị thừa cân, béo phì.
  • Phụ nữ trong gia đình có người thân bị tiểu đường (đặc biệt là người thân ở thế hệ thứ nhất như bố, mẹ).
  • Phụ nữ đã sinh con nặng từ 4kg trở lên.
  • Phụ nữ có tiền sử bất thường về dung nạp glucose như bị tiểu đường thai kỳ trước, có kết quả glucose niệu dương tính.
  • Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ tăng cao
  • Phụ nữ có tiền sử sản khoa bất thường như thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sinh non …
  • Phụ nữ châu Á có nguy cơ mắc tiểu đường tháo đường thai kỳ cao.
Phụ nữ béo phì, thừa cân có nguy cơ tiểu đường thai kỳ cao

Triệu chứng của đái tháo đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ không có những biểu hiện điển hình của bệnh tiểu đường để có thể tự nhận biết được. Hơn nữa các triệu chứng của bệnh sẽ thay đổi tùy theo từng mẹ bầu. Kể cả những triệu chứng như đi tiểu nhiều cũng khó có thể nhận biết rõ rệt.

Để an toàn cho cả mẹ và bé, phụ nữ mang thai phải thăm khám định kỳ và thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu theo chỉ định của bác sỹ.

Biến chứng tiểu đường thai kỳ

Giống như bệnh đái tháo đường, các biến chứng của tiểu đường thai kỳ là điều đáng sợ nhất có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và bé.

Cơ thể mẹ và bé có sự kết nối với nhau, khi đường huyết của mẹ cao thì lượng glucose trong máu cũng sẽ được truyền qua nhau thai cho thai nhi. Thai nhi sẽ tự tiết insulin để giảm lượng glucose này xuống. Hóc môn Insulin là một hóc môn tăng trưởng. Nếu insulin tăng quá nhiều sẽ khiến bé bị tăng trưởng quá mức, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mẹ bầu bị ảnh hưởng như thế nào khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

Mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ gặp các tai biến trong suốt quá trình mang thai. Tỷ lệ sẩy thai, lưu thai, sinh non …ở thai phụ mắc đái tháo đường thường cao hơn… Dưới đây là các biến chứng thường gặp:

  • Tiền sản giật hoặc sản giật.
  • Khó sinh và đa ối
  • Viêm âm đạo do nấm candida tái phát nhiều lần do nước tiểu có nhiều đường là môi trường thuận lợi để nấm phát triển.
  • Nhiễm trùng đường niệu dẫn tới, viêm thận, viêm bể thận, băng huyết sau sinh.
  • Tiểu đường thai kỳ có thể là gây ra biến chứng lâu dài là sảy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ lý do.
  • Tăng huyết áp: là nguyên nhân khiến mẹ bầu mắc tiểu đường thai kì có nguy cơ tiền sản giật cao hơn 12% so với thai phụ bình thường.

Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai. Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ tăng nguy cơ bị đái tháo đường trong những lần mang bầu tiếp theo. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cũng dễ bị béo phì, tăng cân quá mức sau sinh nếu không có chế độ ăn uống và luyện tập thích hợp.

Bien chứng tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và con

Biến chứng ở thai nhi khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

  • Thai to khi sinh dễ gãy xương, sang chấn khi sinh nở
  • Mẹ bị tiểu đường thai kỳ khiên thai nhi dễ bị tật bẩm sinh về thần kinh, cơ …
  • Tỷ lệ tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh tăng trong tuần đầu tiên sau khi chào đời từ 2-5 lần.
  • Trẻ dễ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, canxi, nguy cơ đái tháo đường do di truyền.
  • Vàng da sơ sinh thường gặp ở 25% trẻ sơ sinh có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ
  • Trẻ bị hạ đường huyết và dễ mắc các bệnh lý chuyển hóa. Tỷ lệ chiếm khoảng từ 15 – 25% trẻ sơ sinh

Con cái của các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ béo phì cao hơn. Khả năng tiền tiểu đường và tiểu đường cao gấp 8 lần khi ở độ tuổi từ 19 đến 27.

Tuy nhiên tiểu đường thai kỳ không giống với việc phụ nữ mang thai khi bị tiểu đường. Tiểu đường thai kỳ có thể dễ kiểm soát lượng đường huyết hơn. Khi có các biện pháp kiểm soát glucose trong máu phù hợp có thể phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm nêu trên.

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ

Nếu thai phụ được chẩn đoán kịp thời và điều trị thích hợp, tiểu đường thai kỳ là căn bệnh có thể kiểm soát và không quá đáng sợ. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là biện pháp hữu hiệu nhất giúp mẹ bầu phát hiện mình có bị bệnh hay không.

Khi khám lần đầu tiên trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói hoặc glucose huyết tương bất kỳ.

  • Nếu glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dl hoặc
  • Glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200mg/dl

Mẹ bầu được chẩn đoán là mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ và cần được giới thiệu tới chuyên khoa nội tiết để theo dõi và điều trị.

Nghiệm pháp dung nạp glucose 75 gam – 2 giờ hay nghiệm pháp đường huyết được tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến nghị sử dụng để kiểm tra tiền đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ khi mẹ bầu ở tuần thai 24 – 28.

Các bước thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose

Xét nghiệm dung nạp glucose 75g là gì?

Mẹ bầu được cho uống 75g glucose hòa tan trong nước khi đang đói bụng, sau đó lấy mẫu máu và đo đường huyết. Dựa trên giá trị đường huyết để xác định mẹ bầu có bị mắc tiểu đường thai kỳ hay không.

  • Đường huyết lúc đói (trước khi uống glucose) ≥ 92 mg/dl
  • Đường huyết 1 giờ sau khi uống glucose ≥ 180 mg/dl
  • Đường huyết 2 giờ sau khi uống glucose ≥ 153 mg/dl

Nếu mẹ bầu có kết quả trùng với 1 trong 3 chỉ số trên sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Nghiệm pháp dung nạp glucose xác định tiểu đường thai kỳ được thực hiện như thế nào?

  • Khi tới khám tại các cơ sở y tế, mẹ bầu sẽ được lấy 2ml máu tĩnh mạch, định lượng glucose trong huyết tương lúc đói trước khi làm nghiệm pháp.
  • Mẹ bầu uống một ly nước đường đã được cơ sở y tế chuẩn bị sẵn. Ly nước đường phải được uống hết trong vòng 5 phút.
  • Lấy máu tĩnh mạch để xác định lượng glucose trong huyết tương ở 2 thời điểm 1 giờ và 2 giờ sau uống nước glucose (mỗi lần 2ml).
  • Trong thời gian thực hiện nghiệm pháp, mẹ bầu không được ăn uống gì. Mẹ sẽ được yêu cầu ngồi nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong khuôn viên phòng khám/bệnh viện trong thời gian làm nghiệm pháp.

Một số lưu ý khi thực hiện nghiệm pháp đường huyết

  • Ba (03) ngày trước khi tiến hành nghiệm pháp, không ăn quá nhiều đồ ăn có nhiều đường cũng như không kiêng khem quá mức để tránh ảnh hưởng tới sự chính xác của kết quả.
  • Nhịn đói 8 – 12 giờ trước khi thực hiện nghiệm pháp.

Phòng ngừa và điều trị tiểu đường thai kỳ như thế nào

Đái tháo đường thai kỳ được điều trị chủ yếu bằng phương pháp ăn uống, không dùng thuốc. Phương pháp ăn uống sẽ thay đổi tùy thuộc vào tuần thai, thể trạng của mẹ bầu và em bé để có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Nếu đã thực hiện các phương pháp ăn uống cụ thể được đưa ra nhưng đường huyết vẫn ở mức cao thì mẹ bầu sẽ được chỉ định sử dụng liệu pháp tiêm insulin.

Chia nhỏ bữa ăn giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết tốt hơn

Khi mang thai, mẹ bầu cần nhiều năng lượng hơn khi không mang thai, và cũng được chia ra theo tuần tuổi của thai nhi, thai nhi càng lớn, năng lượng người mẹ cần càng nhiều. Ngoài ra để tránh lượng đường trong máu bị tăng một cách quá đột ngột, mẹ bầu được khuyến khích chia nhỏ bữa ăn, một ngày ăn từ 5-6 bữa.

Theo thống kê, cứ 7 phụ nữ mang bầu lại có 1 người mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ, tiểu đường thai kỳ còn gây nguy hại đến sự phát triển của thai nhi. Về lâu dài, theo như một báo cáo gần đây, hơn nửa số lượng người mẹ đã từng mắc tiểu đường thai kỳ sau 20-30 năm lại mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, mẹ bầu hãy quản lý đường huyết thật tốt nhé!

Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thể thay thế cho các nhận định và tư vấn chuyên môn. Phụ nữ có thai cần thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế. 

(Bài viết tham khảo thông tin website bệnh viện Vinmec, mayoclinic, kienthuctieuduong, eva)

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img