- Advertisement -spot_img
Trang chủBệnh lýBệnh Tiểu ĐườngKhi mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì, không nên ăn gì?

Khi mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì, không nên ăn gì?

Date:

TIN LIÊN QUAN

spot_img
spot_img

Đái tháo đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp. Căn bệnh này gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chế độ ăn uống giữ vai trò quyết định trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng cần thiết và giúp kiểm soát đường huyết trong giới hạn cho phép sẽ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Tiểu đường nên ăn gì
Bệnh tiểu đường không thể bỏ qua 10 siêu thực phẩm này

Chế độ ăn phù hợp với bệnh nhân đái tháo đường có vai trò như thế nào?

Đái tháo đường, tim mạch và ung thư là ba căn bệnh đang song hành cùng sự lão hóa của cơ thể con người. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc để kiểm soát glucose máu thì việc duy trì chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường. Chế độ ăn hợp lý giúp:

  • Duy trì sức khoẻ cho người mắc bệnh. Nhiều người khi biết mình mắc bệnh đái tháo đường thường kiêng khem quá mức, không dám ăn nhiều loại đồ ăn, thức uống. Lâu dần sẽ khiến cơ thể bị thiểu dưỡng, thiếu chất, ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe.
  • Kiểm soát đường huyết: Đường huyết không bị tăng quá mức do không biết chọn thực phẩm. Nhiều người bệnh đái tháo đường thiếu kiến thức về dinh dưỡng của từng loại thực phẩm nên nhiều khi “lầm tưởng” như ăn ít cơm nhưng lại ăn nhiều miến, hoặc ăn quá nhiều khoai củ… Cách ăn này vẫn làm tăng đường huyết và ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình điều trị bệnh.
  • Giúp hạn chế phải dùng thuốc điều trị bệnh. Vì chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh tiểu đường không bị tăng glucose máu. Kiểm soát được đường huyết sẽ không phải dùng thêm thuốc hoặc không phải dùng thuốc nếu chưa xuất hiện các biểu hiện đái tháo đường lâm sàng.
  • Giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra. Đặc biệt khi glucose máu tăng quá cao sẽ xuất hiện các biến chứng cấp tính.

Chế độ dinh dưỡng điều trị đái tháo đường thực hiện như thế nào? 

Người bệnh tiểu đường nên thực hiện chế độ ăn như thế nào?

Để việc ăn uống có thể hỗ trợ kiểm soát và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết bao gồm: Chất đạm, chất béo, chất bột, vitamin và các chất khoáng. Uống đủ nước.
  • Không làm tăng đường huyết của người bệnh nhiều sau ăn cũng như không làm hạ đường huyết khi cách xa bữa ăn.
  • Người bệnh duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
  • Duy trì được cân nặng lý tưởng của người bệnh
  • Không làm tăng các yếu tố nguy cơ cho người bệnh như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, tổn thương thận…
  • Phù hợp/ không khiến người bệnh phải thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày.

Nguyên tắc cho bữa ăn của người bệnh đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn gì và không nên ăn gì cần tuân thủ chặt chẽ theo các tư vấn, chỉ định của bác sĩ điều trị. Tuy nhiên, người bệnh và người chế biến món ăn cho người bệnh cũng nên nắm rõ các nguyên tắc để hạn chế tăng đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản giúp kiểm soát đường huyết
  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày giúp đường huyết không bị tăng đột ngột. Bên cạnh ba bữa chính trong ngày, người bệnh nên có thêm các bữa phụ vào giữa buổi sáng, giữa buổi chiều và trước khi đi ngủ. Chia nhỏ bữa ăn từ 3 bữa thành 5 – 6 bữa/ngày sẽ giúp ổn định đường huyết của người bệnh tiểu đường. Hạn chế đường huyết tăng cao sau khi ăn và tụt thấp khi đói.
  • Duy trì ăn đúng giờ, lượng ăn điều độ, tránh để quá no hoặc quá đói.
  • Tiêu thụ các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (Gl) thấp. Như gạo lứt, khoai củ (không ăn khoai bỏ lò, khoai nướng), rau xanh (400g/ngày). Các loại hoa quả ít ngọt như ổi, thanh long, bưởi, táo, cam (nên gọt vỏ và ăn cả múi chứ không nên vắt nước uống).
  • Hạn chế tối đa các món ăn được chế biến bằng cách xào hoặc rán. Tăng cường các món được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, áp chảo.
  • Hạn chế các loại đồ ăn có chứa nhiều đường như bánh kẹo, sữa có đường, nước ngọt … Kể cả các loại hoa quả ngọt như chuối, nhãn, xoài, mít, na,…
  • Không nên cắt, thái thực phẩm quá nhỏ trong khi chế biến. Khi nấu không nên ninh thực phẩm quá nhừ. Việc thái nhỏ, nấu nhừ sẽ giúp thực phẩm được tiêu hóa một cách nhanh chóng, hấp thụ dễ dàng làm tăng đường huyết nhanh sau khi ăn và hạ đường huyết khi cách xa bữa ăn. 
  • Theo dõi cân nặng để điều chỉnh chế độ ăn hợp lý cho bệnh nhân đái tháo đường. Chế độ ăn hợp lý nhất là chế độ ăn giúp duy trì được cân nặng lý tưởng. Cân nặng lý tưởng là như thể nào? Cân nặng lý tưởng là giá trị nằm trong khoảng không nhỏ hơn chiều cao bình phương x 20 và không lớn hơn chiều cao bình phương x 22. Ví dụ: người bệnh tiểu đường cao Cân nặng lý tưởng sẽ nằm trong  54,5 kg – 59 kg
  • Cung cấp đầy đủ các chất đạm, bột đường, chất béo, các vitamin và khoáng chất để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn thực phẩm nào tốt?

Theo như các nguyên tắc đã trình bày ở trên, người bệnh đái tháo đường nên ăn các loại thực phẩm như sau:

  • Nhóm thực phẩm cung cấp các chất đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn nguyên vỏ cám. Rau củ được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng. Với các loại củ nhiều tinh bột như khoai sắn, nếu người bệnh có thói quen hay ăn cần phải giảm hoặc cắt lượng cơm.
  • Nhóm thịt cá: Người bị đái tháo đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ… Nhóm thực phẩm này nên được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo giúp hạn chế và loại bỏ lượng mỡ trong món ăn một cách tối đa.
  • Nhóm thức ăn cung cấp chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, dầu vừng, dầu cá, mỡ cá, dầu olive… cần được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường.
  • Nhóm rau: Thực đơn của người bệnh đái tháo đường nên có nhiều rau. Các món ăn từ nhóm rau nên được chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, nộm, trộn sa-lát. Nhưng không nên sử dụng các loại nước sốt có chất béo để chế biến món rau trộn thay vào đó nên sử dụng dầu dấm để món ăn thanh đạm hơn.
  • Hoa quả: Người bị đái tháo đường cần tăng cường ăn các loại trái cây tươi, ít ngọt như thanh long, bưởi, ổi, cam, táo …. Không nên ăn hoa quả chế biến cùng kem, sữa như sinh tố, hoa quả dầm …. Hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như mít, sầu riêng, hồng chín, xoài chín…

Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, với người bệnh tiểu đường tỷ lệ giữa các thành phần tạo ra năng lượng trong bữa ăn hàng ngày nên được xác định như sau sẽ rất tốt cho việc ổn định đường huyết, tăng hiệu quả điều trị bệnh:

  • Protein: Lượng protein nên đạt từ 1- 1,2 g/kg cân nặng/ngày đối với người trưởng thành. Tức là tỷ lệ này nên đạt khoảng 15 – 20% năng lượng của khẩu phần.
  • Lipit: Tỷ lệ chất béo chiếm 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Đặc biệt hạn chế các axit béo bão hòa, giúp ổn định đường huyết, ngừa xơ vữa động mạch
  • Gluxit: Cung cấp năng lượng nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh đái tháo đường. Người bệnh nên tiêu thụ các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như gạo lứt hoặc gạo giã rối, bánh mì đen, yến mạch, các loại đậu nguyên hạt…

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả nào?

Các loại hoa quả như bưởi, chanh, cam, táo, ổi … là những loại hoa quả tốt cho người bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn hoa quả ít nhất 2h sau bữa ăn để đường huyết không bị tăng đột ngột. Thời gian ăn hoa quả tốt nhất là khoảng sau 11h trưa hoặc 17h.

Người bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì?
  • Bưởi: Là loại trái cây “vàng” cho người bệnh tiểu đường. Bưởi tốt cho tim mạch giúp giảm nguy cơ đột quỵ, tiêu viêm, tăng cường chức năng huyết quản, giảm cholesterol, triglycerid.
  • Táo: Giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể. Ngoài ra loại quả này có nhiều chất oxy hóa giúp giảm cholesterol, tăng cường miễn dịch.
  • Roi: Giúp khống chế lượng đường trong máu, thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều ở người bệnh tiểu đường.
  • Cam: Là loại quả an toàn, giàu vitamin C cho người đái tháo đường.
  • Lê: Giàu chất xơ, ít đường, rất tốt cho người bệnh.

Người mắc bệnh tiểu đường không nên uống các loại nước ép trái cây vì đồ uống này khiến lượng đường trong máu tăng lên một cách đột ngột. Lượng đường trong hoa quả sấy khô bao giờ cũng cao hơn lượng đường trong hoa quả tươi cùng loại. Vì vậy người bệnh nên cân nhắc và tính toán lượng ăn khi tiêu thụ hoa quả sấy khô. Đặc biệt có một số loại trái cây có hàm lượng đường cao nên hạn chế, chỉ ăn một lượng nhất định như vải, mít, sầu riêng, nhãn, chuối …

Người bệnh đái tháo đường nên kiêng những thực phẩm nào?

Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân đái tháo đường không nên ăn hoặc hạn chế các loại thực phẩm sau:

Bệnh nhân tiểu đường nên kiêng những gì?
  • Gạo trắng, gạo xát kỹ, bánh mì trắng, miến, bột sắn dây, các loại củ được chế biến theo cách nướng (khoai lang nướng, khoai tây bỏ lò …).
  • Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng các chứng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh đái đường nói riêng.
  • Bệnh nhân đái tháo đường không nên ăn thịt lợn mỡ, nội tạng động vật, da của gia cầm, dầu dừa …
  • Hạn chế tối đa các loại hoa quả đã được sấy khô hoặc chế biến thành mứt … Bởi các món ăn loại này chứa lượng đường rất cao, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.
  • Các loại kem, bánh, kẹo ngọt, mứt, siro, nước giải khát có đường. Kể cả các sản phẩm có nhãn ít ngọt, nhãn “Light”.
  • Không nên ăn mặn, đặc biệt với những người bệnh bị đái tháo đường kèm theo bệnh tăng huyết áp.

Một số quan niệm sai lầm về chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường

Áp dụng các nguyên tắc khoa học và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng giúp điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có quan niệm sai lầm về chế độ ăn dành cho bệnh đái tháo đường. Các quan niệm sai lầm này là gì?

  • Người bệnh đái tháo đường chỉ nên ăn miến dong, không nên ăn cơm”. Đây là quan niệm sai lầm khá phổ biến ở những người đang điều trị bệnh tiểu đường. Miến dong và cơm đều là 2 loại thực phẩm trong nhóm cung cấp chất đường bột. Chỉ số đường huyết của miến dong là 95 và gạo trắng là 83.
  • Người bệnh đái tháo đường không được ăn các thức ăn chứa tinh bột”. Đây cũng là một quan niệm không đúng được nhiều người áp dụng. Người bệnh tiểu đường không nên dừng ăn tinh bột, mà cần cân đối lượng tinh bột tiêu thụ trong ngày để cung cấp đủ 45 – 55% năng lượng cơ thể cần trong một ngày.
  • Bệnh nhân tiểu đường chỉ được ăn một vài loại quả nhất định”. Nhưng, theo các chuyên gia, người bệnh đái tháo đường có thể ăn tất cả các loại hoa quả nhưng với một liều lượng nhất định. Mỗi người bệnh có trạng thái khác nhau, thể trạng khác nhau nên việc ăn hoa quả tùy thuốc vào mức độ bệnh và sức khỏe của người bệnh.

Đối với người bệnh tiểu đường, chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Chế độ dinh dưỡng hợp lý vừa đảm bảo cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, đồng thời giúp kiểm soát tốt đường huyết.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường không nên thay đổi quá đột ngột.

Người bệnh cũng cần vận động sau khi ăn, không nằm, ngồi một chỗ sau ăn. Chế độ dinh dưỡng phù hợp kết hợp với việc dành thời gian tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Với những thông tin về việc người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì hy vọng sẽ giúp người bệnh có một sức khỏe ổn định nhất, một quá trình điều trị hiệu quả nhất.

Các thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khao, không thay thế cho các tư vấn chuyên môn. Người bệnh tiểu đường nên thăm khám tại các cơ sở y tế và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ để kiểm soát và điều trị bệnh hiệu quả.

(Bài viết tham khảo thông tin Bộ Y tế, bệnh viện Vinmec, 108, Viện dinh dưỡng quốc gia)

 

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img