- Advertisement -spot_img
Trang chủDinh DưỡngEnzymeBệnh tiểu đường lây qua đường nào? có di truyền không?

Bệnh tiểu đường lây qua đường nào? có di truyền không?

Date:

TIN LIÊN QUAN

Bệnh tiểu đường là gì? Cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả

Bệnh tiểu đường (đái đường) là căn bệnh như...

Enzyme là gì? Tính chất của enzyme

Enzyme là gì? Enzyme là chất xúc tác sinh học...

Chữa bệnh từ cây chìa vôi với các bài thuốc Đông y

Cây chìa vôi hay còn có tên gọi khác...

Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây lức

Cây lức là cây thuốc Nam quý trong dân...
spot_img
spot_img

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính và hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Có nhiều người cho rằng căn bệnh tiểu đường có thể lây qua đường máu hay đường tình dục. Để giải đáp những thắc mắc về bệnh tiểu đường lây qua đường nào hãy cùng benhnany.com tìm hiểu và đưa ra những giải đáp cho độc giả trong bài viết này nhé.

Bệnh tiểu đường có lây không?

Tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là căn bệnh mãn tính đã quá phổ biến ở người lớn tuổi. Căn bệnh này xuất hiện là bị do rối loạn nội tiết trong cơ thể. Sự thiếu hụt insulin hoặc insulin hoạt động kém dẫn đến gây ra sự chuyển hóa glucose, protid cùng lipid. Hoặc người bệnh từng bị bệnh sởi, quai bị,… khiến cho tuyến tụy bị ảnh hưởng dẫn đến bệnh tiểu đường. 

Vậy căn bệnh tiểu đường này có lây không? Bệnh tiểu đường lây qua đường nào? Có thể khẳng định 100% rằng bệnh tiểu đường không phải là bệnh truyền nhiễm. Nó không thể lây qua đường máu, đường tình dục, đường hô hấp, … như nhiều loại bệnh khác. Chính vì thế, nó không thể lây nhiễm từ người này sang người khác. 

Tiểu đường có lây không
Tiểu đường có lây không

Tuy bệnh tiểu đường không có tính lây truyền nhưng ngược lại nó lại có tính di truyền rất cao. Tức là nếu trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thì đời sau sẽ có nguy cơ bị tiểu đường cao. Ví dụ, bố mẹ bị bệnh tiểu đường sau khi sinh con ra người con cũng sẽ có khả năng mắc bệnh tiểu đường rất cao.

>> Có thể bạn quan tâm: Top +15 sữa dành cho người bị tiểu đường tốt nhất hiện nay

Những quan điểm sai lầm về căn bệnh tiểu đường

Có rất nhiều người cảm thấy mặc cảm với căn bệnh này, bởi thế mà họ thường đưa ra những quan niệm sai lầm. Họ cho rằng căn bệnh tiểu đường có thể lây lan, hoặc lây qua đường máu. Tiểu đường không phải do loại virus nào gây nên, chính vì thế nó không có tính lây lan.

Ngoài ra, có nhiều người thiếu kiến thức khoa học về căn bệnh này cho rằng không nên tiếp xúc với người tiểu đường. Vì sợ bệnh này lây qua đường không khí, tiếp xúc. Cần hiểu rằng người bị tiểu đường với người bình thường vẫn có thể sinh hoạt, sống chung và tiếp xúc với nhau.

Thực chất thì cơ thể người bệnh tiểu đường cũng cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như người bình thường. Tuy nhiên, việc bổ sung như thế nào hợp lý thì cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, họ cũng phải hạn chế một số chất, đồ ăn không tốt cho việc kiểm soát căn bệnh này.

>> Tìm hiểu thêm: bệnh tiểu đường uống sữa Ensure được không

Căn bệnh tiểu đường có di truyền không?

Bệnh tiểu đường có khả năng di truyền rất là cao. Một nghiên cứu từ trung tâm sức khỏe cộng đồng Harvard cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 của con cái khi có bố hay mẹ mắc bệnh tiểu đường lần lượt sẽ là 10% và 4%. Còn đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, nguy cơ này cao hơn rất nhiều. Nếu như bố hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường trước tuổi 50, thì nguy cơ bị bệnh của con cái là trên 14%; còn bố/mẹ mắc mắc bệnh tiểu đường sau 50 tuổi thì nguy cơ bị bệnh là 7,7% và đạt lên tới mức 50% nếu như có cả bố lẫn mẹ đều bị tiểu đường.

tiểu đường di truyền
tiểu đường di truyền

Bên cạnh đấy, những đối tượng dưới đây cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao:

  • Người thừa cân, béo phì.
  • Những người từ khoảng 40 tuổi trở lên có nguy cơ cao.
  • Bị cao huyết áp.
  • Người thường xuyên không hoạt động về thể chất.
  • Thuộc nhóm các dân tộc  Đông Á, Nam Á, thổ dân Bắc Mỹ cũng như da đen.
  • Bị hội chứng buồng trứng đa nang cũng có nguy cơ cao bị tiểu đường.

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường

Cho đến nay chưa có một biện pháp hữu hiệu nào có thể chữa trị tận gốc bệnh tiểu đường mà chỉ có những cách kiểm soát lượng đường huyết không tăng cao, giảm thiểu không dẫn đến thêm một số biến chứng ảnh hưởng của bệnh.

Để hạn chế đường huyết tăng cao dẫn tới các hậu quả thì người bệnh tiểu đường phải chú ý một số điểm sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lí, nên ăn nhiều chất xơ giảm thiểu ăn mặn và các thực phẩm chứa nhiều mỡ, chất béo.
  • Duy trì chế độ tập thể dục thể thao đều đặn, mỗi ngày 20- 40 phút.
  • Cần khám đường huyết định kỳ thường xuyên.
  • Giảm thiểu rượu bia
  • Đi khám mắt và sức khỏe định kỳ.
  • Nên có thái độ lạc quan, vui vẻ với cuộc sống.
  • Ngoài ra nên uống đủ nước, theo dõi và kiểm soát cân nặng của bạn thường xuyên, ngủ đủ giấc và kiểm soát cảm xúc, giảm căng thẳng, stress.
bệnh tiểu đường lây qua đường nào
bệnh tiểu đường lây qua đường nào

Vậy có thể kết luận lại rằng bệnh tiểu đường là căn bệnh không lây nhiễm như nhiều người vẫn lầm tưởng. Bạn hãy chủ động phòng ngừa bệnh này bằng một chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp tập luyện và kiểm soát định kỳ để có một kết quả tốt đẹp nhất.

Để kiểm soát bệnh tiểu đường tốt nhất, ngoài thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với các thực phẩm tốt, bạn cần thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết và uống các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường như: viên uống Kikuimo hay Olimpiq SXC 250% SL,… để lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Ngoài ra bạn nên bổ sung các loại sữa bột hay ngũ cốc vào các bữa ăn phụ giúp cho cơ thể luôn tràn đầy năng lượng. Một số loại sữa tiểu đường bạn nên tham khảo như: Glu sure, glucerna, ensure, anpha lipid,…

>> Tham khảo: TOP 10 thuốc trị tiểu đường hiệu quả tốt nhất 2020 hiện nay

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img