- Advertisement -spot_img
Trang chủBệnh lýBệnh Tiểu ĐườngTiểu đường ăn cua được không? Nên ăn như thế nào?

Tiểu đường ăn cua được không? Nên ăn như thế nào?

Date:

TIN LIÊN QUAN

spot_img
spot_img

Khi bị mắc bệnh tiểu đường, ngoài tình trạng vết thương lâu lành hoặc khó lành bệnh nhân còn rất dễ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nếu không cẩn trọng khi ăn uống. Vậy người  bệnh tiểu đường ăn cua được không? Hãy cùng Bệnh Nan Y tìm hiểu chi tiết hơn thông qua nội dung sau.

Hải sản có lợi hay có hại cho người tiểu đường?

Thành phần chủ yếu có trong các loại hải sản chính là protein và đây đồng thời cũng là chất dinh dưỡng cần thiết bổ sụng cho cơ thể. Đối với người tiểu đường, dưỡng chất từ hầu hết các loại hải sản đều có lợi và không ảnh hưởng gì đến lượng đường huyết trong máu. Nói cách khác, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn hải sản hoặc những sản phẩm động, thực vật khác nhằm bổ sung lượng protein dồi dào cần thiết mỗi ngày.

Hải sản có lợi hay có hại cho người tiểu đường?
Hải sản có lợi hay có hại cho người tiểu đường?

Đặc biệt, trong đó phải kể đến các loại cá biển, loại đạm được đánh giá cao hơn cả khi vừa nó giúp phòng chống tốt bệnh tiểu đường vừa bổ sung omega 3 giúp kích thích sản sinh insulin. Một lưu ý nhỏ chính là cần tránh ăn mỡ ví dụ như mỡ của cá, và cần nên thay thế dầu ăn, bơ hàng ngày bằng các sản phẩm từ thực vật thay cho động vật.

Người bệnh tiểu đường ăn cua được không?

Như đã nói, hải sản là loại đạm có lợi cho sức khỏe của người  bệnh tiểu đường. Theo đó, những nhà nghiên cứu tại Anh đã chỉ ra rằng, việc sử dụng cá biển, tôm hay cua rất có lợi giúp cơ thể nâng cao khả năng chống lại bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, hiệu quả này còn phụ thuộc rất nhiều vào các phương pháp chế biến món ăn.

Đúng vậy, đa phần những món ăn từ hải sản liên quan đến cua thường đi kèm nhiều nguyên liệu có chứa hàm lượng cholesterol cao như bơ, mayonnaise, mỡ, dầu,…Và đây chính là lý do làm tăng cao đến 36% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hoặc làm bệnh tình tiến triển theo chiều hướng tiêu cực. Trong khi đó, nếu được chế biến theo phương pháp như luộc, hấp và ít gia vị thì món ăn lại trở nên lành tính và bổ dưỡng hơn hẳn.

Người bệnh tiểu đường ăn cua được không?
Người bệnh tiểu đường ăn cua được không?

Như vậy người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được cua nhưng cần chú ý đến cách chế biến để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

>> Tham khảo: tiểu đường thai kỳ ăn trứng gà được không

Lợi ích của cua với bệnh tiểu đường

Thịt cua rất giàu đạm và ít calorie, đặc biệt, trong thịt cua còn chứa hàm lượng cao omega 3 chính vì thế, khi người tiểu đường ăn cua sẽ mang đến những lợi ích sau:

Ngăn chặn quá trình tích tụ cholesterol

Dinh dưỡng từ hải sản, đặc biệt là cua giúp cơ thể người bệnh nâng cao khả năng ổn định huyết áp khi bổ sung kịp thời lượng axit béo omega 3. Trong khi lượng cholesterol dư thừa trong cơ thể gây hẹp thành mạch và tăng nguy cơ gây xơ vữa động mạch thì lượng omega 3 giúp góp phần ngăn chặn sự tích tụ cholesterol xấu, kích thích hoạt huyết, từ đó ổn định đường huyết.

Kích thích sản sinh insulin

Lượng insulin rất cần thiết cho cơ thể nhất là trong việc chuyển hóa hóa đường glucose tại gan thành glycogen để dự trữ. Khi insulin thiếu hụt, quá trình điều tiết glucose cũng bị ảnh hưởng, quá trình này kéo dài sẽ là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh tiểu đường. Khi ăn cua hoặc các loại hải sản khác, lượng insulin được kích thích sản sinh ra nhiều hơn, bổ sung kịp thời cho lượng thiếu hụt và giúp ngăn chặn nguy cơ đái tháo đường.

Lưu ý khi ăn cua

  • Cua tốt cho sức khỏe của người tiểu đường tuy nhiên chỉ nên ăn với liều lượng vừa phải. Thông thường, trong ngày cơ thể cần 0.8 gram protein cho mỗi ki-lo-gam khối lượng cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn hoàn toàn cua để đáp ứng cho nhu cầu protein đó, trái lại nên bổ sung thêm từ các loại thực phẩm khác như các loại đậu, thịt cá,…
  • Ngoài cua, cơ thể cũng nên dung nạp thêm nhiều loại hải sản khác, nhưng cũng cần tránh sử dụng loại thực phẩm có chứa hàm lượng cao thủy ngân. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng thủy ngân cũng là lý do làm tăng cao nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
  • Thịt cua hoặc các loại hải sản dành cho người tiểu đường cần được chế biến thanh đạm bằng cách hấp, luộc, chưng,…vừa giữ được hương vị tươi ngon thuần túy vừa tránh dung nạp thêm các cholesterol có hại.
Lưu ý khi ăn cua
Lưu ý khi ăn cua

Món ăn người tiểu đường cần tránh

Người bệnh tiểu đường cần tránh sử dụng đồ ăn ngọt như: bánh kẹo, nước ngọt,trà sữa, dưa hấu, nhãn, xoài chín,…Các món ăn nhiều tinh bột như cơm,  khoai, bánh mì, bún, phở nên hạn chế hoặc giảm lượng sử dụng hàng ngày.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng bị đưa vào danh mục bệnh nhân tiểu đường không nên ăn, đặc biệt là mỡ động vật, dầu động vật. Ngoài ra, chất kích thích bao gồm thuốc lá, rượu bia cũng không được sử dụng khi có thể làm biến chứng tiểu đường nghiêm trọng hơn.

“Người bệnh tiểu đường ăn cua được không” thì câu trả lời là có. Nhưng người bệnh chỉ nên ăn ở một mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều để tránh là cholesterol tăng cao, không tốt cho sức khoẻ.

Mọi thông tin, thắc mắc, vui lòng gọi theo số hotline bên dưới bài viết, các dược sĩ của Bệnh Nan Y sẽ phản hồi một cách sớm nhất. Chúc bạn luôn khỏe.

>> Xem thêm: tiểu đường ăn tôm được không

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img