Khoai lang là một loại củ rất được yêu thích ở Việt Nam bởi nó chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn khoai lang. Vậy người bị tiểu đường ăn khoai lang được không hay ăn khoai lang như thế nào đúng cách. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bệnh nhân tiểu đường có ăn được khoai lang không qua bài viết này của chúng tôi.
Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng có trong khoai lang
Khoai lang có tên khoa học là Ipomoea batatas – loại củ thơm ngon, giàu chất chống oxy hóa gọi là beta carotene. Khoai lang đặc biệt hiệu quả trong việc tăng nồng độ vitamin A trong máu nhất là với trẻ em.
Trong 100 gam củ khoai lang sống có chứa các thành phần như:
- Calo: 86
- Nước: 77%
- Protein: 1,6 gram
- Carbohydrat: 20,1 gram
- Đường: 4.2 gram
- Chất xơ: 3 gram
- Chất béo: 0,1 gram
Khoai lang chủ yếu bao gồm các carbohydrat hầu hết là từ tinh bột, tiếp đó là chất xơ. Loại củ này có tương đối ít protein nhưng chúng vẫn được coi là nguồn protein quan trọng và cần thiết ở nhiều nước đang phát triển.
Khoai lang được biết tới với những công dụng vô cùng hữu ích đối với sức khỏe bao gồm:
- Phòng ngừa thiếu vitamin A
- Tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón
- Chống oxy hóa cùng các nguy cơ gây ung thư
- Tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp
- Giảm viêm…
>> Có thể bạn quan tâm:Top +15 sữa dành cho người bị tiểu đường tốt nhất hiện nay
Tiểu đường có ăn được củ khoai lang không?
Chính nhờ những lợi ích tuyệt vời của loại củ này mà rất nhiều người coi khoai lang là món ăn yêu thích. Bạn có thể sử dụng khoai lang nướng, hấp, luộc, chiên là nguyên liệu để làm bánh hoặc nấu canh…
Trong một nghiên cứu của đại học Vienna về tác động của chất Caiapo có trong củ khoai lang trên người bị tiểu đường, kết quả cho thấy khoai lang làm giảm đường và cholesterol trong máu bệnh nhân.
Chỉ số đường trong củ khoai lang không quá cao, đặc biệt chất xơ có trong loại củ này giúp cho người bệnh tiểu đường giảm tốc độ hấp thu, và chuyển hóa các chất trong thực phẩm thành glucose, giúp hạn chế tình trạng tăng đường huyết, nhất là sau khi ăn.
Thành phần beta-caroten và vitamin C có trong củ khoai lang chống oxy hóa hiệu quả, kháng viêm, giúp điều chỉnh hoạt tính của hormon chuyển hóa đường glucose và loại bỏ các gốc tự do có hại. Nhờ đó hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng về tim mạch, thần kinh, hạn chế nhiễm khuẩn.
Người bệnh tiểu đường có thể ăn khoai lang, tuy nhiên cần ăn đúng cách và đúng liều lượng thì sẽ ổn định được lượng đường trong máu và không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
>> Có thể bạn quan tâm: bệnh tiểu đường ăn được bánh bao không
Bệnh nhân tiểu đường ăn khoai lang thế nào đúng cách?
Cách chế biến: Cách chế biến món ăn từ khoai lang sẽ đóng vai trò khá quan trọng nó sẽ giúp cho chỉ số đường có trong củ này có thể được điều chỉnh. Ví dụ khi luộc khoai lang, chỉ số glycaemic sẽ tăng cao không tốt cho người bị tiểu đường. Thay vì luộc, bạn có thể chiên hoặc nướng cả vỏ để lượng đường được cải thiện hơn.
Theo các bác sỹ, bệnh nhân tiểu đường nên tiêu thụ khoảng 40 – 50 gram lượng carbohydrate trong bữa ăn chính. Trong khi đó cứ 100 gram củ khoai lang thì có khoảng 20 gram carbohydrate. Như vậy người tiểu đường có thể ăn từ 200 – 400 gram khoai lang mỗi ngày.
Khi đã sử dụng khoai lang, bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế đến một số loại tinh bột khác để cân bằng lượng carbohydrate trong cơ thể.
– Nên ăn nhiều các loại rau xanh nhằm giảm bớt lượng đường hấp thu
– Không nên ăn khoai lang quá nhiều, ăn thường xuyên mà cần có chế độ ăn hợp lý.
– Nên ăn cả phần vỏ củ khoai lang, không nên ăn sống vì nó có thể khiến lượng đường tăng nhanh và có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
– Tuyệt đối không nên cho thêm đường hay bất cứ chất ngọt nào khác khi chế biến
– Nên ăn khoai lang vào buổi sáng kèm với rau ăn sống, bơ hoặc salad. Ngoài ra, trước bữa ăn trưa hoặc tối, bạn có thể ăn một chút khoai lang để giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể.
– Có thể ăn khoai lang vỏ đỏ ruột vàng hoặc loại khoai lang vỏ trắng ruột trắng. Nên ăn kèm với thịt hay đạm động vật để có thể cân bằng thành phần dưỡng chất.
– Không sử dụng những củ khoai lang đã bị sâu hà, sùng và có mầm xanh chứa chất độc.
Khoai lang có thể là một phần của kế hoạch thực phẩm lành mạnh đối với người bệnh tiểu đường, tuy nhiên, các bạn cần ăn ở mức độ vừa phải. Một số loại khoai lang có thể đem lại lợi ích để giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe của bạn. Chúng bao gồm khoai lang Nhật Bản, khoai lang cam và khoai lang tím.
Để giúp đường huyết trong máu được ổn định ngoài ăn các thực phẩm lành mạnh, khoa học, người bệnh tiểu đường nên sử dụng theemcacs sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như: Viên uống Kikuimo của Nhật Bản, viên uống Tăng sinh TBG nội sinh Olimpiq SXC 250% SL,…
Ngoài ra các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên uống thêm các loại sữa, ngũ cốc dành cho người tiểu đường để bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể khi phải ăn uống kiêng cữ. Trong đó có các loại sữa như: glu sure, glucerna, ensure, anpha lipid,… là top những loại sữa hàng đầu cho người tiểu đường được nhiều người tin tưởng sử dụng.
>> Tham khảo: TOP 10 thuốc trị tiểu đường hiệu quả tốt nhất 2020 hiện nay