- Advertisement -spot_img
Trang chủBệnh lýBệnh vô sinh hiếm muộnVô sinh hiếm muộn ở nam giới: Nguyên nhân, hậu quả, cách...

Vô sinh hiếm muộn ở nam giới: Nguyên nhân, hậu quả, cách chữa

Date:

TIN LIÊN QUAN

spot_img
spot_img

Vô sinh hiếm muộn là tình trạng hai người (trong độ tuổi sinh sản từ 20 – 34 tuổi) quan hệ vợ chồng trung bình từ 2-3 lần/tuần trong suốt một năm mà không sử dụng bất kỳ biện pháp nào để tránh thai nhưng người vợ vẫn chưa mang thai. Vô sinh có thể do nam giới, nữ giới hoặc cả hai gây ra. Vô sinh hiếm muộn ở nam giới hay vô sinh nam là gì? Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh vô sinh hiếm muộn cao?

Vô sinh hiếm muộn ở nam giới (vô sinh nam) là gì?

Vô sinh hiếm muộn ở nam giới được hiểu đơn giản là căn bệnh khiến người đàn ông không có khả năng sinh con. Khoảng 20% các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn do nguyên nhân từ phía người nam (theo thông tin từ bệnh viện Vinmec). Hiện nay, xét nghiệm tinh dịch đồ gần như là biện pháp duy nhất để đánh giá khả năng sinh sản của nam giới.

Vô sinh hiếm muộn nam có những loại nào?

Vô sinh hiếm muộn nam nguyên phát

Là tình trạng hai vợ chồng chưa từng sinh con và không sử dụng bất kì biện pháp tránh thai nào nhưng nhiều năm liền không thể có con bởi nguyên nhân chính do người chồng.

Vô sinh hiếm muộn nam thứ phát

Là trường hợp cặp vợ chồng đã có ít nhất 1 con hoặc có thai nhưng không giữ được thai, sau đó không thể tiếp tục có con do nguyên nhân từ người chồng.

Vô sinh hiếm muộn ở nam giới chữa được không?
Bất thường ở tinh dịch là một trong những biểu hiện của vô sinh hiếm muộn ở nam giới

Nguyên nhân gây bệnh vô sinh hiếm muộn ở nam giới

Vô sinh hiếm muộn ở nam giới theo nghiên cứu của các chuyên gia do các nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Các vấn đề liên quan đến tinh trùng: tinh trùng ít, tinh trùng dị dạng, tinh trùng không tiến tới, ít di chuyển, di động kém, không có tinh trùng). Khoảng 13% đến 50% trường hợp vô sinh hiếm muộn nam là do các vấn đề liên quan tới số lượng và chất lượng tinh trùng.
  • Các vấn đề về xuất tinh: Xuất tinh sớm, xuất tinh ngược. Một số bệnh như xơ nang, tinh hoàn không đi xuống, tinh hoàn bị xoắn thừng;
  • Các bất thường ở tinh hoàn như viêm tinh hoàn, viêm ống sinh tinh, giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc bất thường về hormone sinh dục nam…;
  • Do ảnh hưởng của các bệnh lý: ung thư, bệnh gan, bệnh thận, tiểu đường, quai bị, bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiền liệt tuyến, cao huyết áp, liệt dương, giảm ham muốn, mãn dục sớm.
  • Do thói quen sinh hoạt (uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, mặc quần áo bó sát, chật, quan hệ thô bạo, nhiều lần liên tục …), môi trường sống và làm việc (tiếp xúc với hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, tia phóng xạ, bức xạ, căng thẳng kéo dài, mâu thuẫn dồn nén giữa vợ chồng, …).

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nam giới vô sinh hiếm muộn không thể xác định nguyên nhân. Những trường hợp này được phỏng đoán là có thể do di truyền.

Các biểu hiện – triệu chứng của bệnh vô sinh hiếm muộn ở nam giới

Nam giới vô sinh hiếm muộn thường có các biểu hiện như sau:

  • Bất thường ở cơ quan sinh dục: Bao quy đầu quá dài. Dương vật đau, sưng, tấy đỏ, lở loét, có thể chảy mủ màu xanh hoặc vàng. Tinh hoàn quá nhỏ, bị teo nhỏ dần hoặc đau, nổi u. Bìu to, căng tròn hơn, có sưng tấy hoặc đau bất thường.
  • Bất thường của tinh dịch: Tnh dịch ít, không có tinh dịch, inh dịch không hóa lỏng sau 15 – 30 phút.
  • Đau khi xuất tinh kèm theo tinh dịch có màu trắng đục hoặc kèm máu
  • Nam giới gặp các vấn đề về rối loạn cương dương, xuất tinh sớm
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày kèm cảm giác buốt rát sau mỗi lần đi tiểu. Đây là dấu hiệu của viêm tiền liệt tuyến, viêm bàng quang.
  • Các biểu hiện khác như giảm ham muốn, rụng tóc, béo phì, da khô nhăn nheo, cơ thể ra nhiều mồ hôi, thường xuyên căng thẳng, lo âu.

Trong nhiều trường hợp, nam giới vô sinh hiếm muộn không có biểu hiện – triệu chứng rõ ràng. Nam giới bị vô sinh hiếm muộn vẫn có thể sinh hoạt vợ chồng và xuất tinh bình thường. Chúng ta cũng không thể nhận biết được số lượng và chất lượng tinh trùng bằng mắt thường. Do vậy, kiểm tra y tế và làm xét nghiệm tinh dịch đồ là điều cần thiết để kết luận nam giới có bị vô sinh hiếm muộn hay không.

Vô sinh hiếm muộn ở nam giới chữa được không?
Xét nghiệm tinh dịch đồ là phương pháp đánh giá khả năng sinh sản của nam giới

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh vô sinh hiếm muộn nam

Vô sinh hiếm muộn thường xuất hiện ở nam giới có các đặc điểm sau:

  • Nam giới trên 40 tuổi: Khi ở độ tuổi càng cao, khả năng sinh sản của cả nam và nữ đều kém hơn những người ít tuổi.
  • Nam giới thường xuyên sử dụng thuốc lá: Khói thuốc là nguyên nhân gây rối loạn cương dương và làm số lượng tinh trùng ở nam giới giảm đi.
  • Nam giới uống nhiều rượu: Nam giới thường xuyên uống rượu, đặc biệt là rượu nặng, có thể làm giảm số lượng cũng như khả năng di chuyển của các tinh binh.
  • Nam giới thừa cân: Béo phì ảnh hưởng tới nồng độ testosterone và số lượng tinh trùng của nam giới.
  • Nam giới thiếu hoặc lười vận động (thể dục, thể thao) dễ béo phì và làm tăng nguy cơ vô sinh.

Bệnh vô sinh hiếm muộn ở nam giới có thể phòng ngừa bằng cách nào?

Ông cha ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây để phòng bệnh vô sinh hiếm muộn:

  • Duy trì cân nặng ở mức bình thường, không để thừa hay thiếu cân: Có thể tính cân nặng chuẩn của cơ thể theo công thức tính chỉ số khối cơ thể BMI. BMI được tính theo công thức: Cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). Nam giới có cân nặng đạt chuẩn sẽ có BMI trong khoảng từ 20 đến dưới 25.  
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lí tốt cho sức khỏe tinh binh: Tăng cường ăn rau xanh như bông cải xanh, lá hẹ, rau cải xanh, giá đỗ …. Hoa quả tươi như việt quất, chuối, hạt bí ngô, cà chua, dâu tây … Đồng thời bổ sung thêm vitamin như C, E… và khoáng chất như kẽm, folate, omega 3 ….
  • Đặc biệt, cần hạn chế rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, giải tỏa căng thẳng, để cuộc sống vợ chồng luôn thăng hoa. Chất lượng “chuyện ấy” đóng vai trò quyết định trong việc cho ra đời những em bé thông minh, khỏe mạnh.
  • Duy trì việc khám sức khỏe định kì giúp phát hiện sớm bệnh tật vừa điều trị kịp thời vừa ngăn ngừa ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản.
Các biện pháp điều trị vô sinh hiếm muộn ở nam giới
Duy trì chế độ tập luyện hợp lý giúp hạn chế nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở nam giới

 

 

 

 

 

 

 

 

Làm thế nào để phát hiện bệnh vô sinh hiếm muộn ở nam giới?

Như đã nói trên, nam giới mắc bệnh vô sinh hiếm muộn nhiều khi không có biểu hiện rõ ràng, không thể phát hiện bằng mắt thường. Cách duy nhất để phát hiện căn bệnh này là tới thăm khám ở các cơ sở chuyên môn có đủ máy móc, thiết bị.

Khi đến khám, người bệnh sẽ được hỏi về các triệu chứng, hiện tượng đang gặp phải, tình trạng sức khỏe trước đó … Sau đó người bệnh sẽ được chỉ định tiến hành một hoặc một vài hoặc tất cả các xét nghiệm dưới đây:

  • Tinh dịch đồ: Trước khi làm xét nghiệm, nam giới không giao hợp từ 2 – 7 ngày. Để lấy mẫu xét nghiệm tinh dịch đồ, cần sử dụng ống đựng tinh dịch theo tiêu chuẩn và vô khuẩn. Người bệnh không nên lấy tinh dịch từ nhà mang đến nơi xét nghiệm vì có thể ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng. Không được dùng bao cao su khi lấy mẫu vì bao cao su thường có chứa chất diệt tinh trùng do đó sẽ ảnh hưởng tới số lượng tinh trùng trong mẫu xét nghiệm. 
  • Sinh hoá tinh dịch: Giúp các bác sĩ đưa ra chẩn đoán đường xuất tinh đang gặp vấn đề ở đâu (túi tinh, tuyến tiền liệt, mào tinh hoàn …).
  • Kháng thể kháng tinh trùng: Định lượng các nội tiết tố LH, FSH, prolactin, estradiol, testosterone, inhibin B để xác định chức năng của tinh hoàn, quá trình sinh tinh…
  • Siêu âm hệ tiết niệu – sinh dục để phát hiện các bất thường tại các thành phần trong bộ phận sinh dục nam như tuyến tiền liệt, túi tinh, tinh hoàn, mào tinh hoàn, tĩnh mạch tinh, đo kích thước tinh hoàn…
  • Chụp ống dẫn tinh để phát hiện các điểm bị tắc nghẽn trên đường dẫn tinh (nếu có).

Tùy theo tình trạng bệnh và cơ sở y tế nơi người bệnh đến kiểm tra, các chỉ định và số lượng xét nghiệm có thể thay đổi.

Các biện pháp điều trị bệnh vô sinh hiếm muộn ở nam giới

Y học hiện đại phát triển mang tới hy vọng cho các cặp đôi đang điều trị vô sinh hiếm muộn. Nhiều phương pháp điều trị ra đời giúp giải quyết vấn đề vô sinh hiếm muộn ở nam giới:

  • Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Ăn các món ăn tốt cho sinh lý nam giới. Không mặc đồ lót quá chật, không tắm nước nóng, không đặt laptop lên đùi để làm việc. Giữ cân nặng ổn định, rèn luyện sức khỏe thường xuyên.
  • Phẫu thuật: Biện pháp này giúp điều trị tắc nghẽn trong ống dẫn tinh hoặc giãn tĩnh mạch ở tinh hoàn.
  • Áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản (ART): Bơm tinh trùng trực tiếp vào tử cung (IUI), Tiêm tinh trùng vào trứng (ICSI), Thụ tinh ống nghiệm (IVF).
  • Hoặc sử dụng tinh trùng và/hoặc trứng được hiến tặng.
  • Dùng thuốc đông y, tây y giúp tăng cường hóc môn nam testosterone và điều trị rối loạn cương dương. Hoặc các sản phẩm giúp tăng cường chất lượng và số lượng tinh trùng.
Các biện pháp điều trị vô sinh hiếm muộn ở nam giới
IUI, IVF giúp nam giới gặp các vấn đề vô sinh hiếm muộn được làm cha

Vô sinh hiếm muộn ở nam giới tuy không phải là một căn bệnh gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp bạn sớm đón được bé yêu về nhà.  

Bài viết chia sẻ thông tin giúp người đọc có thêm kiến thức về bệnh vô sinh hiếm muộn ở nam giới. Các thông tin trong bài không thay thế cho các chẩn đoán chuyên môn. Hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân, cách điều trị bệnh hiệu quả.

(Bài viết tham khảo thông tin từ website bệnh viện vinmec, medlatec, Hồng Ngọc, Tâm Anh)

 

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img