- Advertisement -spot_img
Trang chủDinh DưỡngEnzymeTiểu đường type 2 chỉ số bao nhiêu nặng, bao nhiêu nhẹ...

Tiểu đường type 2 chỉ số bao nhiêu nặng, bao nhiêu nhẹ và do đâu?

Date:

TIN LIÊN QUAN

Bệnh tiểu đường là gì? Cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả

Bệnh tiểu đường (đái đường) là căn bệnh như...

Enzyme là gì? Tính chất của enzyme

Enzyme là gì? Enzyme là chất xúc tác sinh học...

Chữa bệnh từ cây chìa vôi với các bài thuốc Đông y

Cây chìa vôi hay còn có tên gọi khác...

Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây lức

Cây lức là cây thuốc Nam quý trong dân...
spot_img
spot_img

Chỉ số đường huyết chính là thông số quan trọng để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2. Vậy tiểu đường type 2 chỉ số bao nhiêu là nặng và nhẹ. Hãy cùng benhnany.com tìm hiểu về vấn đề này để biết cách kiểm soát đường huyết của mình nhé.

Tiểu đường type 2 chỉ số là bao nhiêu?

Glucose (còn gọi là đường) là nguồn năng lượng chính đóng vai trò nuôi dưỡng cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta ăn uống hàng ngày cho cơ thể. Trong máu của con người luôn có một lượng đường nhất định để đảm bảo việc cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động của con người thường ngày:

  • 90 – 130 mg/dl (tức 5 – 7,2 mmol/l) vào thời điểm trước khi ăn.
  • Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau khi ăn khoảng 1 – 2 tiếng.
  • 100 – 150 mg/l (tức 6 – 8,3 mmol/l) ở thời điểm trước khi ngủ.
tiểu đường type 2 chỉ số bao nhiêu
tiểu đường type 2 chỉ số bao nhiêu

Vậy chỉ số bao nhiêu là mắc tiểu đường type 2? Với ngườibị bệnh tiểu đường type 2, chỉ số Glucose như sau:

Nếu chỉ số Glucose lúc đói (trong khoảng 8 tiếng kể từ miếng ăn cuối cùng) ra kết quả là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì có nghĩa là bạn đã bị tiểu đường. Lưu ý là bạn cần phải đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này sẽ có những dao động lên xuống không đồng nhất. Nếu kết quả chỉ số của bạn sau dưới ngưỡng 110 mg/dl (6,1 mmol/l) thì bạn nên đem kết quả này tới bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phù hợp.

Chỉ số đường huyết cho biết tình trạng của bệnh nhân tiểu đường:

– Nếu mức Glucose đo lúc đói nằm trong khoảng 110 – 126 mg/dl (6,1 – 7 mmol/l) thì đang trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói hoặc giai đoạn tiền tiểu đường. Nếu đang trong khoảng chỉ số này thì bạn cần phải có lộ trình điều trị phù hợp, tránh bệnh nặng rồi mới điều trị thì vừa kém hiệu quả lại tốn nhiều chi phí.

>> Có thể bạn quan tâm: Top +15 sữa dành cho người bị tiểu đường tốt nhất hiện nay

Căn bệnh tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ?

Theo bác sĩ N.T. Phương (Khoa Nội tiết – Đái tháo đường của Bệnh viện Bạch Mai): Khó có thể nói bệnh tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ vì mức độ nặng nhẹ của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là việc bệnh nhân có điều trị tốt hay không.

Những trường hợp tiểu đường type 2 được phát hiện sớm và điều trị tốt, thì người bệnh vẫn có thể chung sống hòa bình với bệnh. Còn người bệnh nào không ăn uống khoa học, tập luyện, dùng thuốc đúng y lệnh, thì bệnh sẽ ngày càng nặng lên và gây nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.

tiểu đường type 2 nặng hay nhẹ
tiểu đường type 2 nặng hay nhẹ

Cũng theo BS. Phương, quan niệm về bệnh tiểu đường type 2 là nhẹ hơn, là không nguy hiểm bằng tiểu đường type 1 là sai lầm. Bởi loại bệnh nào cũng sẽ làm đường huyết tăng cao. Khi đường huyết tăng mà chúng ta không biết cách kiểm soát thì biến chứng sẽ xuất hiện. Phổ biến nhất là các biến chứng trên tim mạch, mắt, thận,thần kinh, … Những biến chứng này không chỉ đẩy người bệnh vào nhiều rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn.

Vì vậy, ngay từ khi phát hiện ra bệnh, người tiểu đường cần phải kiểm soát tốt đường huyết để ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển gây biến chứng. Đặc biệt những người có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao nên chủ động đo đường huyết định kỳ.

>> Tham khảo: TOP 10 thuốc trị tiểu đường hiệu quả tốt nhất 2020 hiện nay

Bệnh tiểu đường type 2 nặng hay nhẹ là do biến chứng

Thống kê cho thấy, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 rất ít có nguy cơ tử vong do tăng đường huyết mà chủ yếu tử vong vì biến chứng của căn bệnh, trong đó 65% là các biến chứng về tim mạch. Biến chứng của bệnh cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ tàn phế như đoạn chi, mù lòa, suy thận, …

Những ảnh hưởng của biến chứng tiểu đường type 2

Biến chứng của tiểu đường type 2 có thể gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hệ thần kinh, võng mạc, tim mạch và thận.

Biến chứng của tiểu đường type 2
Biến chứng của tiểu đường type 2

• Biến chứng thần kinh: Biến chứng này thường khiến người bệnh tay chân tê bì và bỏng rát. Tình trạng bệnh nặng hơn sẽ gây mất cảm giác đau, nóng hoặc lạnh. Người bệnh có thể bị thương mà không phát hiện ra, không đau, dần tiến triển thành vết thương, vết loét và nhiễm trùng nghiêm trọng.

• Biến chứng tim mạch: Đường huyết cao cũng sẽ gây xơ vữa mạch máu, làm tăng nhịp tim. Nguy hiểm nhất là sẽ gây ra các cơn nhồi máu cơ tim mà không có dấu hiệu cảnh báo.

• Bệnh võng mạc: Tiểu đường làm mạch máu võng mạc dễ bị tổn thương, xuất huyết và có thể gây bong rách võng mạc và mù lòa.

• Bệnh thận: Đường huyết cao cũng làm hại cho thận. Nếu không đề phòng sớm, bệnh sẽ có nguy cơ gây suy thận, phải chạy thận nhân tạo cả đời hoặc ghép thận.

Như vậy, bệnh tiểu đường type 2 nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào cách điều trị của bạn. Điều trị tốt, bạn hoàn toàn có thể kéo dài tuổi thọ và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra. Hãy luôn giữ tinh thần lạc quan và kiên trì điều trị bằng các loại thực phẩm chức năng như: Kikuimo,  Olimpiq SXC 250% SL,… tương lai rất gần, bạn sẽ có thể khống chế được căn bệnh này.

>> Xem thêm: tiểu đường type 2 ăn gì

 

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img