Lá lốt được dùng để chế biến được nhiều món ăn, nó cũng là vị thuốc trong dân gian có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường. Bài viết dưới đây, benhnany.com chia sẻ những kinh nghiệm khi chữa tiểu đường bằng lá lốt với phương pháp ngâm chân.
Thành phần của lá lốt có công dụng chữa bệnh tiểu đường
Trong lá và thân của cây lá lốt có chứa nhiều tinh dầu, chất flavonoid, alkaloid có thành phần chính là beta-caryophyllen và trong rễ chứa tinh dầu thành phần chính là benzylaxetat. Có tác dụng kháng viêm, giảm sưng và giảm đau.
Đối với các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, thầy thuốc dùng lá lốt kết hợp cùng các vị thuốc khác dùng để ổn định đường huyết và ngăn chặn các biến chứng do bệnh tiểu đường.
>> Có thể bạn quan tâm: chữa bệnh tiểu đường bằng lá đu đủ
Cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá lốt
Nhờ các thành phần và tính vị của lá lốt, nên bệnh nhân sử dụng làm thảo dược ngâm chân, nhằm giúp đào thải độc tố cơ thể thông qua các huyệt đạo tại gan bàn chân; giảm nhức mỏi, viêm khớp do biến chứng bệnh tiểu đường; lưu thông khí huyết và điều hòa âm dương bên trong cơ thể.
Ngoài ra, tác dụng của việc ngâm chân thường xuyên bằng lá lốt mỗi tối trước khi đi ngủ 20 phút đối với bệnh nhân tiểu đường còn giúp an thần, ngủ ngon giấc, có tác dụng ổn định đường huyết. Đây cũng là một liệu pháp tinh thần cho bệnh nhân tiểu đường sau một ngày mệt nhọc, cơ thể cần được nghỉ ngơi và thư giãn.
Bệnh nhân tiểu đường biến chứng gout, tim mạch, khớp, thần kinh,… đều có thể áp dụng bài thuốc ngâm chân này từ lá lốt này.
Bạn có thể tham khảo bài thuốc ngâm chân chúng tôi sưu tầm được:
Cách thực hiện: Lấy khoảng một nắm lớn lá lốt (có thể dùng toàn bộ cây lá lốt như: thân, lá, hoa) đem rửa sạch, cắt thành khúc bằng đốt ngón tay. Tiếp theo, bạn cho vào nồi khoảng 1,5 lít nước, đun đến khi sôi và để bếp sôi khoảng 5 phút, rồi tắt bếp.
Bạn bỏ thêm ít muối biển vào nước, để cho nguội bớt rồi ngâm khoảng 10 – 20 phút. Không nên để nước quá nguội; mực nước nên để qua mắt cá chân để tác dụng lên tất cả các huyệt, tỳ, vị,… nhờ đó khí huyết sẽ được lưu thông và có tác dụng trên toàn diện cơ thể.
Lưu ý: Sau khi ngâm chân xong, cần lau khô bàn chân và đi tất ấm nhé!
Ngoài cách ngâm chân bằng lá lốt với muối, thì có thể kết hợp lá lốt với gừng tươi, sả, ngải cứu đều rất tốt.
Cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá lốt thông qua việc ngâm chân mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ, sẽ hỗ trợ tốt cho sức khỏe, tinh thần và giúp ngăn chặn các biến chứng của bệnh.
Trong các món ăn, các bạn cũng có thể sử dụng lá lốt làm gia vị, món rau nhé!
Đồng thời, vẫn phải luôn duy trì điều chỉnh chế độ ăn + luyện tập thể dục và các phương pháp điều trị bằng thuốc khác nhé!
Kết luận: chữa bệnh tiểu đường bằng lá lốt với bài thuốc ngâm chân; bằng các loại nước uống; hoặc được kết hợp trong các bài thuốc chữa tiểu đường, chỉ nên xem là cách hỗ trợ điều trị song song với các phương pháp điều trị khác chứ không phải là phương pháp thay thế.
Nói đến căn bệnh tiểu đường tuýp 2 có rất nhiều người thốt lên và thể hiện nỗi sợ hãi, nó không phải là một căn bệnh dễ điều trị và nó cũng đang trở thành một thách thức lớn cho ngành y.
Những lưu ý khi chữa tiểu đường bằng lá lốt
Trong thực tế đã có rất nhiều người áp dụng phương pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường bằng lá lốt. Đây là bài thuốc dân gian hiệu quả, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không chú ý dẫn đến những hậu quả khôn lường. Nhẹ thì bị bỏng, nặng thì có thể gây lở loét và viêm nhiễm.
Chính vì thế, khi sử dụng lá lốt để ngâm chân cần chú ý những điều dưới đây:
– Tuyệt đối không được ngâm chân với nước lá lốt khi chân có vết thương hở, bị nhiễm trùng hay lở loét.
– Ngâm chân với lượng nước xấp xỉ từ mắt cá chân đổ xuống, không được dùng nước nhiều lên tới cẳng chân.
– Nhiệt độ lý tưởng để ngâm chân là trong khoảng 60 độ; ngâm nước quá nóng hay quá lạnh đều không tốt.
– Những người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch hay phụ nữ mang thai thì hạn chế ngâm chân với loại lá này.
– Thời gian lý tưởng để ngâm chân chính là lúc trước khi đi ngủ, nó sẽ giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn và có giấc ngủ sâu hơn.