Tiểu đường thai kỳ cần có chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh để giúp kiểm soát đường huyết thai kỳ. Bài viết dưới đây, các bạn có thể tham khảo chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ một cách khoa học và tốt nhất.
Vai trò của dinh dưỡng đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Dinh dưỡng rất quan trọng đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai, nhất là phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ. Nếu tuân thủ chế độ ăn uống khoa học để có thể giúp bạn kiểm soát tiểu đường thai kỳ và giúp nuôi dưỡng thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Mẹ bầu bị đái tháo đường được khuyến nên lập thực đơn chế độ ăn uống hằng ngày để có thể kiểm soát lượng tinh bột và năng lượng nạp vào cơ thể. Tránh ăn uống không kiểm soát, tùy hứng sẽ làm lượng đường huyết dao động lên xuống thất thường.

Ngoài ra, khi lên kế hoạch cho các bữa ăn, bạn có thể chủ động tính toán, cân đối giữa những thực phẩm mình thích và các thực phẩm tốt cho sức khỏe khác mà đường huyết vẫn được kiểm soát.
Nếu như đã thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và hoạt động thể lực phù hợp mà đường huyết vẫn không kiểm soát được thì cần có sự can thiệp điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Dưới đây là một số thực đơn cho mẹ bầu đái tháo đường thai kỳ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng, các mẹ có thể tham khảo.
Thực đơn tham khảo cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Để lên được thực đơn vừa đủ chất dinh dưỡng lại vừa kiểm soát được lượng đường, trước hết các mẹ bầu cần nắm được chỉ số đường huyết (GI) của một số loại thực phẩm.
Loại thực phẩm (GI >=70) | Chỉ số đường huyết | Loại thực phẩm (GI >=70) | Chỉ số đường huyết |
Bánh mì trắng | 100 | Nhãn | > 70 |
Khoai tây | 135 | Chôm chôm | |
Mạch nha | 110 | Mít | |
Mật ong | 94 | Vải | |
Bột dong (Miến) | 95 | Mãng cầu | |
Bánh bột bắp | 92 | Hồng xiêm (saboche) | |
Bánh bột gạo | 82 | Sầu riêng | |
Đường kính | 86 | Dưa hấu | |
Đường Maltose | 85 | Mứt | |
Yến mạch | 85 | Trái cây khô | |
Cơm gạo tài nguyên | 73 | Khoai lang | 70 |
Cơm gạo huyết rồng | 75 | Bí ngô | 75 |
Ngũ cốc | 84 | Bánh bông lan | 70 |
Lúa mạch đen | 76 | Xôi | 79 |
Loại thực phẩm (GI trung bình 55-69) | Chỉ số đường huyết | Loại thực phẩm (GI trung bình 55-69) | Chỉ số đường huyết |
Cam Mỹ | 66 | Kem | 61 |
Nho Mỹ | 59 | Súp đậu | 60 |
Dứa | 66 | Cà rốt | 69 |
Dưa lưới | 65 | Khoai sọ | 58 |
Đu đủ chín | 58 | Bắp | 55 |
Xoài chín | 55 | Bánh mì nguyên cám | 67 |
Chuối (già, xiêm) | 62 | Gạo lứt còn vỏ cám | 55 |
Mơ | 57 |
Loại thực phẩm (GI thấp < 55) | Chỉ số đường huyết | Loại thực phẩm (GI thấp < 55) | Chỉ số đường huyết |
Dưa bở, dưa gang | 7 | Táo tây | 38 |
Bơ | 20 | Cà chua ép | 38 |
Bưởi | 25 | Sữa chua không đường | 14 |
Cam ta | 43 | Sữa tươi không đường | 23 |
Chanh | 15 | Sữa đậu nành không đường | 31 |
Dâu tây | 32 | Các loại đậu | 30 |
Kiwi | 52 | Các loại hạt | 49 |
Lê | 36 | Bún | 51 |
Nho ta | 43 | Gạo tấm | 53 |
Đào | 42 | Mỳ Spaghetti | 41 |
Mận | 24 | Bánh mỳ tươi | 31 |
Quýt ta | 30 | Khoai mì | 50 |
Sơ-ri | 22 |
Với chỉ số đường huyết (GI) của các thực phẩm này, mẹ bầu có thể xây dựng nhóm thực đơn với 2200kcal (Chất đạm chiếm 20%, , tinh bột chiếm 51%, Chất béo chiếm 29%).
7:00 sáng |
|
9:30 sáng |
|
11:30 trưa |
|
3:00 chiều |
|
5:30 chiều |
|
9:00 tối |
|
Ngoài thực đơn gợi ý trên, mẹ bầu còn có thể xây dựng cho mình những mẫu thực đơn phù hợp với sở thích mà vẫn đảm bảo chế độ ăn uống khoa học dựa trên chỉ số đường huyết của từng loại thực phẩm.
Lưu ý trong chế độ ăn của người tiểu đường thai kỳ

5 nhóm chất cần thiết cho người tiểu đường thai kỳ
Để xây dựng được chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ hiệu quả, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:
- Chia nhỏ các bữa ăn: phân chia các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ điểm tâm với khoảng thời gian đều đặn (cách nhau 2-3 giờ). Để đường huyết được duy trì đều, không dao động nhiều thì mẹ bầu cần bổ sung lượng tinh bột vừa phải trong suốt cả ngày.
- Bữa ăn bao gồm đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là nhóm chất đạm và chất xơ, giúp mẹ bầu có năng lượng cho cả ngày làm việc và kiểm soát được đường huyết.
- Bữa ăn nhẹ điểm tâm nên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, hạn chế đường như: sữa chua không đường, sữa dành cho người tiểu đường (Glu sure), sữa tươi không đường, sữa đậu nành không đường,…
- Đường huyết có xu hướng tăng cao vào buổi sáng đối với những người bị đái tháo đường thai kỳ. Do đó nên hạn chế tinh bột vào bữa ăn sáng thay vào đó là bổ sung một số chất đạm.
- Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ cần hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều muối, các thực phẩm chế biến sẵn hay thực phẩm đông lạnh ướp muối bảo quản,…
- Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Nên uống 6-8 ly nước mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể tham khảo các phương pháp lập kế hoạch thực đơn từ khuyến cáo của hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ với một số bước rất đơn giản, dễ thực hiện sau:
- Cho một nửa đĩa thức ăn là nhóm các loại rau (ví dụ rau bina, rau cải, cà rốt,…)
- Tiếp tục cho một phần tư đĩa thức ăn là các loại protein như thịt gà, thịt cá, thịt lợn nạc, …
- Tiếp tục cho một phần tư đĩa thức ăn còn lại là các loại ngũ cốc nguyên hạt như rau có tinh bột, gạo lứt,…
- Khẩu phần ăn kèm như: sữa, sữa dành cho người tiểu đường, đồ uống không đường hoặc trái cây,….
Với những hướng dẫn chi tiết trên, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm thông tin hữu ích để xây dựng chế độ ăn uống của người tiểu đường thai kỳ phù hợp cho mình.