- Advertisement -spot_img
Trang chủBệnh lýBệnh Tiểu ĐườngBiến chứng tiểu đường ở thận nguy hiểm như thế nào?

Biến chứng tiểu đường ở thận nguy hiểm như thế nào?

Date:

TIN LIÊN QUAN

spot_img
spot_img

Tỷ lệ biến chứng tiểu đường ở thận rất cao. Theo thống kê, có đến 43,8% số ca bệnh nhân tiểu đường chạy thận do biến chứng. Vậy những dấu hiệu biến chứng tiểu đường ở thận là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Biến chứng tiểu đường ở thận là gì?

Bệnh thận do tiểu đường thuộc nhóm biến chứng mạch máu nhỏ, tổn thương chính nằm ở cầu thận (cầu thận là nơi máu được lọc qua để tạo thành nước tiểu; các chất được lọc qua cầu thận bao gồm nước, kali, các chất điện giải như natri, các chất thải trong quá trình chuyển hóa như acid uric, urê,… một số thuốc… Chất đạm hoặc các chất có trọng khối phân tử lớn thì sẽ được giữ lại trong máu, bình thường không có đạm trong nước tiểu.

Để xác định bệnh thận do tiểu đường, bác sĩ thường dựa vào các đặc điểm:

  • Tiểu albumin liên tục (>300mg/ngày) xác định ít nhất là 2 lần trong vòng 3-6 tháng
  • Chức năng lọc của thận bị giảm dần
  • Tăng huyết áp, có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu (bệnh tiểu đường type 2) hoặc trễ hơn.

Thực trạng biến chứng tiểu đường ở thận

Theo các thống kê, có khoảng 20 – 40% các bệnh nhân tiểu đường sẽ gặp phải biến chứng bệnh thận, trong đó có nhiều bệnh nhân tiểu đường type 2 đã có protein niệu ngay khi được phát hiện bệnh tiểu đường, còn với bệnh nhân tiểu đường type 1 thì sau 10 năm bị bệnh có khoảng 50% số bệnh nhân đã mắc suy thận giai đoạn cuối và sau 20 năm thì con số này đã tăng lên tới 75%.

Thực trạng biến chứng tiểu đường ở thận
Thực trạng biến chứng tiểu đường ở thận

Số liệu thống kê cho thấy, có đến 43,8% số ca bệnh nhân chạy thận là do biến chứng của bệnh tiểu đường. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong do bị suy thận giai đoạn cuối lên đến 90%, việc thay thận hay điều trị bệnh đều vô cùng tốn kém.

Tại sao bệnh tiểu đường gây tổn thương thận?

Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng như một hệ thống máy lọc tự nhiên cho cơ thể, nhằm loại bỏ các chất độc hại, cặn bã qua đường nước tiểu và giữ lại các chất thiết yếu cần thiết của cơ thể thông qua một hệ thống các túi lọc.

Cho đến nay cơ chế tổn thương thận do tiểu đường còn chưa rõ. Có giả thuyết cho rằng tổn thương thận là hậu quả của việc tăng glucose máu lâu dài. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tăng tỷ lệ lọc máu ở thận có liên quan tới tỷ lệ tăng glucose máu. Và tỷ lệ này giảm xuống khi lượng glucose máu được kiểm soát tốt. Đường huyết tăng cao sẽ gây tổn thương nội mạc mạch máu, trong đó có các mạch máu ở thận. Khi các mạch máu ở thận bị tổn thương thì sẽ phá hủy màng lọc cầu thận và ảnh hưởng đến tỷ lệ lọc của cầu thận. Khi đó, thận sẽ không giữ được đạm nữa, dẫn tới dòng máu đến thận tăng lên nhưng vẫn không có protein niệu. Và thận sẽ bị phù lên do bị giảm áp lực keo. Tình trạng này kéo dài  thì sẽ dẫn tới hiện tượng suy thận.

Tỉ lệ và mức độ nặng của biến chứng bệnh thận liên quan tới thời gian bị bệnh và mức độ kiểm soát đường huyết.

Những dấu hiệu của biến chứng tiểu đường ở thận

Biến chứng bệnh thận do tiểu đường ở giai đoạn đầu thường rất mờ nhạt, một số trường hợp bệnh nhân sẽ thấy huyết áp tăng, cơ thể mệt mỏi hoặc sưng nhẹ bàn chân. Phần lớn, người bệnh chỉ phát hiện ra sau khi xét nghiệm nước tiểu tìm vi đạm niệu (microalbumin) hoặc siêu âm phần bụng thấy thận to.

Những dấu hiệu của biến chứng tiểu đường ở thận
Những dấu hiệu của biến chứng tiểu đường ở thận

Khi biến chứng bệnh thận do đái tháo đường tăng cao, có thể gây ra các biểu hiện như:

  • Huyết áp tăng cao
  • Nước tiểu sủi bọt
  • Tiểu nhiều lần trong đêm
  • Ngứa ngáy, người mệt mỏi, da xanh xao
  • Phù mặt.
  • Phù bàn chân, cẳng chân
  • Thường xuyên bị tụt đường huyết, chán ăn, buồn nôn.

Việc phát hiện sớm biến chứng suy thận ở bệnh nhân đái tháo đường có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp ngăn chặn những vấn đề nặng nề mà nó sẽ gây ra cho sức khỏe người bệnh.

Khi bị biến chứng tiểu đường ở thận cần phải làm gì?

Khi mắc bệnh thận do tiểu đường, việc bắt buộc mà bệnh nhân cần phải làm là đến cơ sở y tế khám chữa bệnh để được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa, đồng thời thực hiện các lưu ý sau:

  • Kiểm soát lượng đường huyết thật tốt, HbA1c <7%.
  • Kiểm soát huyết áp thật tốt, HA < 130/80 mmHg
  • Tuân thủ chế độ ăn dành cho người bị suy thận: đủ năng lượng và dinh dưỡng nhưng ăn giảm đạm, muối
  • Khẩu phần ăn giảm protein (0,8 gam đạm/kg cân nặng lý tưởng/ngày).
  • Nếu dùng thuốc điều trị các bệnh lý khác đi kèm, cần hỏi ý kiến của bác sĩ vì một số thuốc có thể làm bệnh thận trở lên nặng thêm (ví dụ kháng sinh, thuốc điều trị đau khớp…)

>> Tham khảo: Bệnh tiểu đường gây ngứa

Làm sao để phòng ngừa biến chứng bệnh thận do tiểu đường?

Bệnh thận do tiểu đường chủ yếu là bệnh suy thận, cho đến nay vẫn chưa có phương thuốc điều trị tận gốc. Việc điều trị chủ yếu là giúp kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Do đó người bệnh tiểu đường phải thực hiện tốt những khuyến cáo sau để phòng ngừa các biến chứng về thận và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn:

  • Tầm soát sớm nguy cơ bệnh thận do tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường cần tái khám định kỳ để bác sĩ có thể tầm soát tốt nguy cơ gặp biến chứng bệnh thận do tiểu đường và các biến chứng khác.

  • Thay đổi chế độ ăn uống

  • Uống đủ nước trong một ngày từ 1,5-2 lít, uống nhiều nước hơn trong những ngày nóng hoặc vận động ra nhiều mồ hôi.
  • Thực hiện chế độ ăn giảm muối, giảm dầu mỡ,giảm đạm.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh

  • Tập thể dục hằng ngày, duy trì cân nặng lý tưởng phù hợp.
  • Không sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, uống bia rượu,…
  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đái tháo đường từ thảo dược thiên nhiên CARE FLOOD

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đái tháo đường từ thảo dược thiên nhiên CARE FLOOD
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đái tháo đường từ thảo dược thiên nhiên CARE FLOOD

Sản phẩm care flood được sản xuất từ các thành phần thảo dược thiên nhiên, vì vậy care flood giúp:

  • Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp giảm lượng đường huyết, ổn định đường huyết.
  • Giảm và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường trên võng mạc, tim, gan, thận, các bệnh lý thần kinh ngoại biên, làm lành vết thương, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và đục thủy tinh thể.
  • Giảm chelesterol trong máu, ngăn ngừa máu nhiễm mỡ hiệu quả

Bệnh tiểu đường tiến triển mạn tính dẫn đến các rối loạn và suy yếu chức năng của nhiều cơ quan, đặc biệt là thận. Để giảm biến chứng bệnh thận do tiểu đường, bên cạnh việc kiểm soát đường huyết, thực hiện lối sống lành mạnh, bệnh nhân cần tầm soát sớm nguy cơ bệnh thận và sử dụng viên uống thảo dược Care flood nhằm ổn định đường huyết và kiểm soát các biến chứng khác.

Xem thêm: bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img