- Advertisement -spot_img
Trang chủBệnh lýBệnh Tiểu ĐườngBiến chứng tiểu đường ở chân: Nguyên nhân, cách chăm sóc phòng...

Biến chứng tiểu đường ở chân: Nguyên nhân, cách chăm sóc phòng ngừa

Date:

TIN LIÊN QUAN

spot_img
spot_img

Biến chứng tiểu đường ở chân là một trong những biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây hoại tử bàn chân phải cắt cụt chi, tàn phế của bệnh nhân tiểu đường.

Nguyên nhân gây ra biến chứng tiểu đường ở chân

Biến chứng bàn chân là hậu quả của nhiều tổn thương phức tạp khác nhau của bệnh tiểu đường như: tổn thương thần kinh, nhiễm trùng, tắc mạch,…

Đường huyết cao, người bệnh không kiểm soát được sẽ gây ra bệnh thần kinh ngoại vi. Hoặc bị tê và mất cảm giác ở chân do tổn thương thần kinh. Những người bị bệnh thần kinh do bệnh tiểu đường không có cảm giác đau mãnh liệt như những người không bị tổn thương thần kinh.

Nếu bạn không nhận biết được tình trạng vết thương ngay lập tức thì vết thương có thể nằm ngoài kiểm soát. Có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và phải cắt bỏ chân.

Máu có thể lưu thông kém ở chân tay của những người mắc bệnh tiểu đường. Làm chậm quá trình chữa lành vết thương của người bệnh. Các vết thương lâu lành có thể có nguy cơ cao sẽ bị nhiễm trùng, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào các vết thương hở và vết cắt.

Ảnh hưởng của biến chứng tiểu đường ở chân như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra hai vấn đề gây ảnh hưởng đến bàn chân như sau:

Bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường

Rối loạn thần kinh ngoại biên không chỉ gây rối loạn thần kinh cảm giác mà nó còn gây rối loạn thần kinh dinh dưỡng.

Ban đầu, người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác nóng ran, bỏng rát… ở bàn chân. Sau một thời gian  sẽ xuất hiện cảm giác tê, đau và dần dần giảm và mất cảm giác bàn chân.

Bệnh nhân không còn cảm giác nóng lạnh hay đau ở bàn chân. Bàn chân có thể bị teo cơ hoặc biến dạng, thay đổi áp lực trên gan bàn chân khi đi lại, gây ra những vết chai do tì đè, lở loét lỗ đáo. Những thay đổi về cấu trúc bàn chân làm cho bàn chân dễ bị lở loét hơn. Mất cảm giác đau làm cho người bệnh không nhận biết được mình bị tổn thương ở bàn chân (do dị vật đâm vào, do bỏng hay loét chi chân…). Gây nên nguy cơ nhiễm trùng bàn chân là rất cao.

Ảnh hưởng của biến chứng tiểu đường ở chân như thế nào?
Ảnh hưởng của biến chứng tiểu đường ở chân như thế nào?

Bệnh nhân không chỉ nhiễm trùng phần mềm mà còn bị viêm xương, tiêu xương gây ra biến dạng bàn chân. Bệnh nhân chủ quan, mất cảm giác bàn chân nên khi ổ nhiễm trùng đã bị lan rộng, nguy cơ phải cắt cụt chi cao.

Bệnh động mạch ngoại biên

Người tiểu đường có nguy cơ bị xơ vữa động mạch ở khắp cơ thể. Trong đó có bệnh động mạch ngoại biên chi dưới khá thường gặp. Khi mạch máu bị xơ vữa, lòng mạch máu sẽ bị chít hẹp lại làm giảm tưới máu cho phần chi bên dưới. Do vậy, bệnh nhân vừa bị tổn thương thần kinh vừa bị xơ vữa tắc hẹp động mạch chi dưới càng tăng. Bệnh nhân sẽ có nguy cơ viêm loét, nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử bàn chân.

Cách chăm sóc và phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở chân

Cắt móng chân theo đường ngang

Khi bị tiểu đường, móng chân của bạn sẽ dày và cứng hơn, thậm chí là cong quặp vào phía trong khóe móng chân.

Để hạn chế nguy cơ này, bạn cần cắt móng chân theo đường ngang, không nên cắt sát vào phần thịt của ngón chân. Với phần cạnh hai bên móng chân, bạn phải dùng giũa để làm gọn móng chứ không được cắt. Thời điểm cắt móng chân tốt nhất là sau khi bạn vừa tắm xong vì lúc này móng khá mềm và dễ cắt.

Người tiểu đường không nên tự ý xử lý các móng chân bị quặp. Bệnh nhân bắt buộc cần phải nhờ bác sĩ hoặc y tá hỗ trợ. Nếu bạn xử lý sai cách, vết thương sẽ sâu, lâu khỏi và nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao.

Vệ sinh kỹ các kẽ ngón chân

Hầu hết người bệnh đều chỉ chú ý rửa trên bề mặt của bàn chân mà không vệ sinh kỹ kẽ ngón chân. Điều này rất nguy hiểm vì đây là một trong các vị trí dễ bị lở loét nhất. Nếu kẽ ngón chân bị loét, nhiễm trùng có thể lan rộng sang toàn bộ các ngón chân xung quanh khác.

Khi rửa chân, bạn cần rửa cả các vùng kẽ ngón chân và kiểm tra xem có vết thương hay dấu hiệu bất thường nào hay không. Sau khi rửa, bạn cần thấm khô chân bằng khăn sạch.
Nếu phải dùng thêm kem dưỡng ẩm, bạn không nên thoa vào các vị trí kẽ chân, chỉ thoa trên bề mặt và lòng bàn chân.

Xử lý vết thương và vết loét

Bạn nên đi khám ngay khi có dấu hiệu bị chảy mủ, hoại tử hay sưng tấy

Nếu có vết thương hay vết loét ở bàn chân, các bạn cần chăm sóc kỹ lưỡng để hạn chế lở loét, nhiễm trùng và tăng tốc độ làm lành vết thương.

• Đối với vết thương nhỏ, vết xước ở da chưa bị nhiễm trùng: không sưng, nóng, đau, đỏ, không chảy nước mủ.

– Rửa vết thương, vết loét bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc povidine pha loãng. Povidine mua tại hiệu thuốc thường là loại đặc có nồng độ 10%. Khi sử dụng, bạn nên pha loãng ra theo tỷ lệ 1/10. Ngoài ra, bạn cần tránh dùng oxy già vì có thể sẽ khiến vết thương tổn thương sâu hơn.
– Dùng bông sạch để thấm khô nước.
– Thoa thuốc mỡ kháng sinh
– Băng lại bằng gạc mỡ hoặc băng hydroclorid, băng vết thương dạng xịt.
Bạn cần kiểm tra vết thương hàng ngày, nếu vết thương sau 2 tuần chưa lành hoặc có mùi, chảy mủ, sưng tấy, xuất hiện các mô hoại tử màu đen, bạn cần đến ngay bệnh viện.

• Đối với vết lở loét và vết thương nhiễm trùng

Bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kịp thời. Bác sĩ sẽ căn cứ vào độ sâu rộng và mức độ nhiễm trùng của vết thương mà kê kháng sinh phù hợp. Bạn tránh tự ý rắc bột kháng sinh lên trên vết loét hoặc đắp các loại lá theo truyền miệng. Điều này có thể sẽ khiến vết loét ăn sâu vào phía trong bàn chân, khiến việc điều trị khó khăn hơn.

Giảm áp lực lên bàn chân

Một trong những nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân tiểu đường là do việc giảm lượng máu nuôi dưỡng bàn chân. Để ngăn ngừa điều này, bạn cần:

  • Sử dụng giày dép đế bằng.
  • Không ngồi bắt chéo chân và không ngồi lâu một tư thế. Nếu bạn phải di chuyển trên xe đường dài, thỉnh thoảng nên đứng dậy đi lại, thay đổi tư thế ngồi hoặc cử động chân qua lại để máu lưu thông.
  • Nếu đang có vết thương, vết loét tại bàn chân hay bàn chân bị biến dạng, bạn hãy đạp xe thay vì đi bộ. Đồng thời bạn nên kê cao chân khi ngồi, nằm.
  • Xoa bóp lòng bàn chân theo vòng tròn và xoa dọc theo bắp chân, bắp đùi.

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img