- Advertisement -spot_img
Trang chủBệnh lýBệnh Tiểu ĐườngBiến chứng của bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Biến chứng của bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Date:

TIN LIÊN QUAN

spot_img
spot_img

Những biến chứng của bệnh tiểu đường xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh và đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

Những biến chứng cấp tính thường gặp:

Tình trạng điều trị của bệnh nhân tiểu đường

Anh Đ.T.H (46 tuổi, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phát hiện bị tiểu đường tuýp 2 và tăng huyết áp. Cách đây 4 năm vẫn đến khám và điều trị theo đơn của bệnh viện ĐK YHCT Hà Nội. Trước tết, anh không đi khám định kỳ và tự giảm liều thuốc điều trị tiểu đường.

Tình trạng điều trị của bệnh nhân tiểu đường
Tình trạng điều trị của bệnh nhân tiểu đường

Cách đây 3 tháng, anh H xuất hiện các triệu chứng  nhanh đói, ăn nhiều, sụt cân nên anh đã đến bệnh viện khám lại. Tại bệnh viện anh được yêu cầu nhập viện và vào khoa nội tổng hợp, sau khi được các bác sĩ thăm khám và được làm các xét nghiệm cho kết quả: đường máu 11,2mmol/l; Cholesterol 7,0 mmol/l; HbA1c 8,6%. Anh được chẩn đoán bệnh tiểu đường 2, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa Lipid và được điều trị bằng việc kiểm soát chỉ số đường huyết, kiểm soát huyết áo, Lipid.

Trường hợp như anh H gặp rất nhiều tại các bệnh viện. Việc người bệnh sau khi điều trị được một thời gian bệnh lý thuyên giảm thì tự động điều chỉnh liều thuốc, thời gian điều trị ngoại trú, không đi khám lại do chi phí khám cao do không có thời gian. Việc này không những có tác động xấu đến quá trình điều trị bệnh mà còn gây ra những biến chứng tiểu đường không mong muốn.

Biến chứng của bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Trong thời gian đầu khi bệnh nhân thay đổi liều thuốc hoặc không đi khám bệnh theo lịch của bác sĩ sẽ gặp những biến chứng cấp tính. Đây là những biến chứng xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh và đe dọa đến tính mạngcủa người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

Những biến chứng cấp tính thường gặp:

  • Hôn mê do nhiễm toan ceton

Biến chứng tiểu đường này thường gặp ở người bệnh đường type 1. Tỷ lệ tử vong do biến chứng này gây ra khoảng từ 2,5 – 10,5%. Biến chứng tiểu đường này thường gặp do người bệnh bỏ tiêm insulin hoặc tiêm không đủ liều lượng…

Nhiễm toan xeton là trường hợp nhiễm toan do tăng sản xuất và tích tụ các xeton trong máu xảy ra khi thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối thường đi kèm với tăng đường huyết và mất nước. Trường hợp nặng sẽ dẫn tới tử vong.

  • Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu

Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết là tình trạng tăng áp lực do tăng đường máu cao kèm theo bị mất nước nặng. Nó thường xảy ra ở người bệnh tiểu đường typ 2. Tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 14%. Nguyên nhân gây ra thường do người bệnh không dùng đúng liều thuốc điều trị và một số trường hợp ở cấp tính như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,,,

Biến chứng của bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
Biến chứng của bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
  • Hôn mê do hạ đường huyết đột ngột

Việc hạ đường huyết thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Điều quan trọng là việc xử lý khi gặp trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời đúng phương pháp bệnh nhân có thể tổn thương não không phục hồi hoặc nặng hơn là gây tử vong.

Mức đường huyết ở người bình thường khoảng 4-5,6 mnol/l. Khi đường huyết thấp hơn 3mnol/l chính là triệu chứng hạ đường huyết

Những biến chứng tiểu đường mạn tính thường gặp

Ngoài những biến chứng tiểu đường cấp tính thì còn có các biến chứng nguy hiểm hơn gọi là biến chứng mạn tính. Đó là những biến chứng gây ra các tổn thương mạch máu và hệ thần kinh.

Biến chứng về thần kinh rất hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường các biểu hiện thường gặp như:

  • Tê bì, mất cảm giác, dị cảm, kiến bò ở hai chân.
  • Nhịp tim nhanh khi nghỉ, hay chóng mặt khi thay đổi tư thế.
  • Nuốt nghẹn, đầy bụng, nôn, ăn chậm tiêu, buồn nôn sau khi ăn.
  • Rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy kéo dài hoặc bị táo bón.
  • Đái không hết bãi, tiểu khó hoặc bí tiểu.
  • Rối loạn cương dương ở nam giới.
  • Hạ đường huyết không có dấu hiệu cảnh báo trước.

Đối với bệnh nhân tiểu đường có cá biến chứng mạch máu như:

  • Bệnh mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim
  • Bệnh máu máu não gây đột quỵ
  • Bệnh mạch máu ngoại vi
  • Bệnh lý võng mạc
  • Bệnh lý vi mạch cầu thận
  • Tổn thương thần kinh ngoại biên
  • Tổn thương thần kinh sọ não

Như vậy, mục tiêu điều trị là việc kiểm soát tốt đường huyết, phát hiện sớm các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, hay rối loạn chuyển hóa lipid nhằm giúp người bệnh ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng của bệnh tiểu đường. Do vậy việc tuân thủ đúng chế độ điều trị của bác sĩ bao gồm thời gian dùng thuốc, liều lượng, theo dõi các chỉ số đường huyết thường xuyên bằng các thiết bị homecare và khám định kỳ theo lịch của bác sĩ.

Ngoài việc phải tuân thủ những yêu cầu trên thì người bệnh muốn khỏe mạnh cần có những chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tập luyện hợp lý

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img