- Advertisement -spot_img
Trang chủDinh DưỡngEnzymeBệnh tiểu đường tuýt 1 có nguy hiểm không? Có chữa được...

Bệnh tiểu đường tuýt 1 có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Date:

TIN LIÊN QUAN

Bệnh tiểu đường là gì? Cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả

Bệnh tiểu đường (đái đường) là căn bệnh như...

Enzyme là gì? Tính chất của enzyme

Enzyme là gì? Enzyme là chất xúc tác sinh học...

Chữa bệnh từ cây chìa vôi với các bài thuốc Đông y

Cây chìa vôi hay còn có tên gọi khác...

Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây lức

Cây lức là cây thuốc Nam quý trong dân...
spot_img
spot_img

Bệnh tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 5-10% số người mắc bệnh hiện nay chủ yếu là  ở người trẻ dưới 30 tuổi. Vậy căn bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh tiểu đường hiểu rõ hơn về vấn đề này.  

Căn bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không hoàn toàn do lượng đường trong máu của bạn có được kiểm soát tốt hay không. Nếu đường trong máu kiểm soát tốt thì bạn có thể sống khỏe mạnh bằng cách tiêm Insulin. Dưới đây là mức đường huyết mục tiêu trong khi điều trị tiểu đường tuýp 1: 

  • Đường huyết khi đói là: 4.4 – 7.2 mmol/L (80 – 130 mg/dL)
  • Đường huyết 2h sau ăn là: ≤ 10 mmol/L (180mg/dL)
bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không
bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không

Ngược lại, nếu đường huyết của bạn không được kiểm soát tốt, bệnh nhân tiểu đường type 1 sẽ có nguy cơ tiến triển các biến chứng, bao gồm: các biến chứng ngắn hạn và biến chứng dài hạn.

>> Tìm hiểu thêm: tiểu đường di truyền

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Hạ đường huyết

Là tình trạng đường huyết quá thấp dưới 3.9 mmol/L. Bệnh nhân thường có triệu chứng như run tay chân, vã mồ hôi, nhìn mờ, hồi hộp tim đập nhanh,. Nếu không xử trí kịp thời, đường huyết sẽ bị tụt xuống dưới 3 mmol/L bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái hôn mê nên rất nguy hiểm. 

Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính rất hay gặp ở người bệnh tiểu đường tuýp 1 trong các trường hợp:

  • Dùng quá liều Insulin
  • Bỏ bữa hay ăn một bữa nhỏ hơn mà không giảm liều Insulin
  • Tiêm Insulin quá xa bữa ăn
  • Tập thể dục ở cường độ cao, thời gian dài hơn bình thường mà không giảm liều Insulin

Để phòng tránh hạ đường huyết, người bệnh nên theo dõi đường huyết của cơ thể tại các thời điểm khi đói, sau khi ăn 2h, trước khi đi ngủ và sau khi tập luyện thể dục để biết cách điều chỉnh liều lượng Insulin sao cho phù hợp. Ngoài ra, bạn nên mang theo bên mình một thanh chocolate, vài viên kẹo ngọt hoặc viên glucose để phòng tránh hạ đường huyết. 

Nhiễm toan ketone

Nếu mức đường huyết của bạn trên 14 mmol/L thì rất có thể có nguy cơ bị tăng ketone máu. Đường từ máu không vào tế bào khiến cho tế bào thiếu năng lượng hoạt động. Khi đó, cơ thể sẽ phá vỡ chất béo dự trữ để chuyển hóa thành năng lượng. Sản phẩm phụ của quá trình này sẽ là các thể ketone. Triệu chứng của nhiễm toan ketone là khát nước,  da khô, buồn nôn, nôn, mắt nhìn mờ, thở nông, nhanh. Nếu không điều trị khẩn cấp, thì nồng độ ketone trong máu tăng quá cao rất có thể gây hôn mê và tử vong trong vòng 1h. 

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?
Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Nhiễm toan ketone có thể xảy ra nếu như người tiểu đường quên tiêm insulin, khi bỏ ăn hoặc khi bị ốm. Khi bạn thấy có các dấu hiệu bị nhiễm toan ketone, hoặc nếu bạn có máy đo ketone tại nhà và chỉ số ketone máu trên 1.5 mmol/L, thì hãy:

  • Uống thêm nhiều nước ít nhất 3l/ngày. 
  • Cố gắng ăn uống 
  • Kiểm tra lượng đường huyết và ketone máu

Bên cạnh biến chứng ngắn hạn, bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào các biến chứng mãn tính (dài hạn) mà bạn có thể gặp phải nếu biết không kiểm soát tốt đường huyết. 

>> Tham khảo: TOP 10 thuốc trị tiểu đường hiệu quả tốt nhất 2020 hiện nay

Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Biến chứng tim mạch

Là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở bệnh nhân tiểu đường, lên tới 52%. Người tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch cao hơn gấp 2-3 lần so với người bình thường. Lượng đường huyết cao khiến hệ thống đông máu hoạt động nhiều hơn, làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông. Bệnh tiểu đường cũng có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp và rối loạn lipid máu dẫn đến các biến chứng về tim mạch như bệnh cơ tim, đau thắt ngực, bệnh động mạch ngoại vi. Nguy hiểm hơn, tắc mạch máu não rất có thể dẫn đến đột quỵ và tử vong. 

Để phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc các biến chứng về tim mạch, người tiểu đường cần lưu ý:

  • Kiểm soát tốt lượng đường huyết, khi đói từ 4.4-7.2 mmol/L, sau ăn 2h là dưới 10 mmol/L
  • Kiểm soát LDL-cholesterol máu ≤100 mg/dl (2,60 mmol/l) và Triglycerid  ≤ 150 mg/dl (1,7 mmol/L)
  • Kiểm soát cân nặng, BMI < 25
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
  • Tập thể dục đều đặn thường xuyên 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho người tiểu đường: tăng cường rau xanh, sữa tiểu đường Glu sure, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế tinh bột trắng, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhanh.

Biến chứng thận

  • Tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh thận mãn tính. 
  • Để giảm nguy cơ tiến triển của biến chứng thận, bên cạnh kiểm soát tốt các chỉ số tương tự như việc phòng ngừa biến chứng tim mạch, người tiểu đường cần kiểm tra albumin trong nước tiểu. Sàng lọc albumin niệu nên được thực hiện định kỳ hằng năm sau 5 năm kể từ khi chẩn đoán bị tiểu đường tuýp 1. Các chuyên gia khuyến cáo, người tiểu đường nên kiểm soát chỉ số Albumin/Creatinin > 30mg/g
 Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?
Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Biến chứng mắt

50% số người tiểu đường ngoài 40 tuổi bị giảm thị lực do các biến chứng mắt tiểu đường.

Bốn bệnh về mắt có thể làm giảm thị lực của người tiểu đường gồm: bệnh võng mạc tiểu đường, đục thuỷ tinh thể, phù hoàng điểm và tăng nhãn áp. 95% các trường hợp giảm thị lực nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể hồi phục. Để phòng ngừa các biến chứng mắt do tiểu đường, người bệnh cần khám mắt định kỳ hàng năm kể từ 5 năm được chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1.

Biến chứng thần kinh

Đường huyết cao gây tổn thương các dây thần kinh trên cơ thể. Đau dây thần kinh tọa là một biến chứng thường gặp của căn bệnh tiểu đường. Bệnh thần kinh ngoại biên cũng là biến chứng làm mất cảm giác ở bàn chân.

Để ngăn chặn và phòng ngừa căn bệnh tiểu đường bạn nên sử dụng thêm các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe như: Kikuimo hay Olimpiq SXC 250% SL. Hơn nữa chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường cũng rất quan trọng, sử dụng thêm sữa tiểu đường Glu sure để bồi bổ sức khỏe, giúp ổn định đường huyết một cách tốt nhất.

>> Có thể bạn quan tâm: Top +15 sữa dành cho người bị tiểu đường tốt nhất hiện nay

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img