- Advertisement -spot_img
Trang chủBệnh lýBệnh Tiểu ĐườngTiểu đường type 2: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị bệnh...

Tiểu đường type 2: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị bệnh tiểu đường type 2

Date:

TIN LIÊN QUAN

spot_img
spot_img

Bệnh tiểu đường hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa, tuy không phải là bệnh lây nhiễm nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ để lại biến chứng rất nguy hiểm. Ở bài viết trước chúng tôi có đề cập tới những thông tin liên quan tới bệnh tiểu đường tuýp 1. Trong bài viết này chúng tôi tiếp tục đề cập tới những dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị tiểu đường type 2 để bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh tiểu đường.

Tiểu đường type 2 là gì?

Tiểu đường type 2 hay còn gọi là đái tháo đường type 2 là bệnh không lây nhiễm đang gia tăng mạnh tại Việt Nam. Theo liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF) năm 2017, Việt Nam có tới 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường. Trong đó chiếm đến 90% là bệnh nhân thuộc nhóm tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 là căn bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm là tăng đường huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Việc tăng đường huyết trong máu trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng gây nên những tổn thương đến các cơ quan nội tạng như: tim, thận, mắt, thần kinh, mạch máu,…

Cơ chế bệnh tiểu đường type 2 là gì?

Đó là sự kháng Insulin, có nghĩa là lúc đó cơ thể bạn không sử dụng insulin đúng cách hay Insulin không thực hiện được chức năng chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng đi nuôi cơ thể. Lúc đầu, tuyến tụy sẽ tạo thêm insulin để bù đắp lại. Nhưng lâu dần, tuyến tụy sẽ không thể theo kịp để bù đắp được và không tiết ra đủ để giữ cho mức đường huyết được ổn định bình thường

Khi cơ thể bị thiếu insulin, đường không được đưa đầy đủ vào tế bào, lập tức các tế bào của bạn sẽ bị đóng đồng nghĩa với việc lượng gluco trong máu sẽ tăng cao. Việc nó tăng cao trong máu sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm

Dấu hiệu bệnh tiểu đường type 2

1. Khát nước liên tục và đi tiểu thường xuyên

Thường xuyên khát nước và đi tiểu liên tục nhiều lần là một trong những triệu chứng phổ biến và thường gặp nhất của bệnh tiểu đường.

Một khi đã mắc phải căn bệnh này, có nghĩa là thận của bạn không thể hấp thụ được lượng đường dư thừa. Thay vào đó, nó sẽ tích tụ dần dần trong nước tiểu và làm cho các mô bị mất nước. Chính điều đó khiến bạn đi tiểu tiện nhiều hơn và làm bạn luôn cảm thấy khát nước. Để giải tỏa cơn khát, bạn sẽ phải uống nước nhiều hơn, dẫn đến việc đi tiểu nhiều hơn.

Dấu hiệu tiểu đường tuýp 2
Dấu hiệu tiểu đường tuýp 2

2. Mắt nhìn mờ dần, không rõ nét

Có rất nhiều cơ quan trong cơ thể thẩm thấu đường glucose. Và khi lượng đường glucose trong máu tăng cao thì nó sẽ được vận chuyển tới tròng mắt, đồng thời làm thay đổi khúc xạ của tròng mắt và khiến mắt của bạn không thể tập trung tốt. Lúc này, bạn sẽ gặp phải hiện tượng mắt nhìn mờ dần, nhìn không rõ nét, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt trong ngày.

3. Hay cảm thấy đói

Nếu bạn không có đủ insulin trong cơ thể hoặc lượng insulin phân bổ không hiệu quả thì nó sẽ chuyển đường vào các tế bào, cùng các cơ khác, từ đó khiến cơ thể bạn mất nhiều năng lượng. Điều này dẫn đến tình trạng đói lả, rất thèm ăn và muốn bổ sung thêm calo để tăng thêm năng lượng.

4. Thường xuyên mệt mỏi

Khi lượng đường trong máu tăng cao thì cũng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ do cơ thể phải thức giấc nhiều nên đi tiểu nhiều, từ đó làm tăng dần sự mệt mỏi. Trong khi đó, căn bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi do cơ thể khó chuyển hóa đường thành năng lượng.

5. Giảm cân đột ngột không rõ lý do

Insulin có thể kích thích quá trình đồng hóa, bởi nó còn giúp bảo toàn hệ cơ và mỡ của bạn. Và nếu bạn không có đủ insulin trong cơ thể để điều hòa đường máu thì tình trạng sút cân là điều dễ xảy ra. Giảm cân đột ngột mà không rõ nguyên nhân vì sao là một trong các dấu hiệu bệnh tiểu đường rất thường gặp. Đặc biệt, nhiều người còn thấy mình bị giảm cân quá nhanh mất kiểm soát ngay cả khi họ vẫn ăn uống rất bình thường.

Nguyên nhân gây tiểu đường type 2 là gì?

Nguyên nhân chính trực tiếp gây bệnh là do chức năng hormone insulin trong cơ thể bị suy giảm. Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường, cụ thể thuộc những nhóm đối tượng sau:

  • Tiền sử gia đình có người thân mắc tiểu đường.
  • Đã từng bị bệnh đái tháo đường thai kỳ
  • Chế độ ăn uống không khoa học, dung nạp nhiều đường.
  • Ít hoạt động thể chất.
  • Tuổi tác cao.
  • Tăng huyết áp.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Rối loạn lipid máu.
  • Rối loạn dung nạp glucose: Tình trạng đường huyết tăng cao hơn bình thường nhưng chưa phải là bệnh đái tháo đường.
nguyên nhân tiểu đường tuýp 2
nguyên nhân tiểu đường tuýp 2

>> Có thể bạn quan tâm:Top +15 sữa dành cho người bị tiểu đường tốt nhất hiện nay

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường type 2?

Khi việc tăng đường huyết trong máu trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể gây nên những tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể như: tim, thận, mắt, thần kinh, mạch máu, răng,…. Cụ thể là các biến chứng như:

  • Biến chứng tim mach

Biến chứng bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở người tiểu đường type 2. Đó là sự ảnh hưởng của việc đường huyết tăng cao gây nên các bệnh lý động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose trong máu cao và nhiều yếu tố khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch

  • Biến chứng thận

Vì lượng gluco trong máu cao gây nên những tổn thương mạch máu nhỏ trong thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả (tiểu đêm, tiểu dắt, yếu sinh lý ở nam,…) hoặc suy thận. Những người bị bệnh tiểu đường thương hay mắc các bệnh thận. Nên với những người bị tiểu đường việc ổn định đường huyết và huyết áp bình thường sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận

  • Bệnh thần kinh ngoại vi

Bệnh tiểu đường type 2 có thể gây tổn thương thần kinh khi mà lượng đường trong máu và huyết áp quá cao. Biến chứng dẫn đến đó là người bệnh sẽ gặp các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác bị ảnh hưởng.

Ảnh hưởng nhiều nhất đến thần kinh ngoại vi đó là khu vực các chi đặc biệt là bàn chân. Khi bị tổn thương thần kinh ở vùng nay có thể dẫn đến đau ngứa và mất cảm giác, dẫn đến nhiễm trùng nặng khi bị chấn thương và có thể phải cắt cụt chi. Những người bị tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với người bình thường

  • Bệnh võng mạc mắt

Hầu hết những người bị bệnh tiểu đường đều sẽ kèm theo một số bệnh về mắt như giảm thị lực, mù lòa. Khi mức đường trong máu cao liên tục cùng huyết áp và cholesterol cao là nguyên nhân gây nên bệnh lý võng mạc. Tình trạng này có thể được kiểm soát qua kiểm tra mắt thường xuyên. Nếu giữ được mức đường huyết ổn định và huyết áp bình thường thì sẽ không vấn đề gì

  • Các biến chứng khi mắc tiểu đường thai kỳ

Lượng đường trong máu quá cao trong thai kỳ có thể dẫn đến thai nhi bị quá cân. Điều này dễ dẫn đến các tai biến khi sinh nở chấn thương cho mẹ và bé. Sau khi sinh ra, với những trẻ bị phơi nhiễm glucose trong máu cao trong suốt thai kỳ có nguy cơ cao bị tiểu đường trong tương lai hơn các trẻ khác.

Bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không? Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 như thế nào?

Hiện nay, để việc chữa bệnh tiểu đường đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cần kiên trì tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, vận động cũng như phác đồ điều trị của các y bác sỹ. Dưới đây là một số lưu ý:

Điều trị bằng chế độ ăn uống

Người bệnh cần phải đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất đạm, béo, vitamin, bột đường, muối khoáng với số lượng hợp lý. Cụ thể như sau:

  • Giữ lịch các bữa ăn đúng giờ giấc. Chỉ ăn thịt tối đa trong 2 bữa, các bữa còn lại nên bổ sung nhiều rau và các sản phẩm như sữa tiểu đường glu sure, ngũ cốc,..
  • Loại bỏ các thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ động vật. Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau xanh, nấm khô, dưa chuột…
  • Không được bỏ bữa, không để quá đói ngay cả khi không muốn ăn.
  • Làm mọi việc để gây cảm giác ăn ngon miệng.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Dù ngon miệng người bệnh cũng không nên ăn quá nhiều.
  • Chế biến các món ăn dưới dạng luộc và nấu chín là chính, không rán, chiên, xào dùng mỡ động vật.
  • Khi cần phải ăn kiêng và hạn chế số lượng, cần phải giảm lượng thức ăn một cách từ từ, theo thời gian. Không ăn kiêng quá mức một cách đột ngột sẽ có tác động xấu đến đường huyết. Khi đã đạt được mức độ yêu cầu cần duy trì chế độ ăn kiêng một cách kiên nhẫn, không nên tăng, giảm tuỳ ý.
  • Tuân thủ nguyên tắc ăn thức ăn đa dạng, nhiều thành phần, ăn đủ để có trọng lượng cân nặng vừa phải, hạn chế ăn chất béo, đặc biệt là mỡ động vật, nên ăn một lượng vừa phải chất xơ, hạn chế ăn mặn, tránh rượu bia, thuốc lá và thức uống có cồn.
  • Nên có bữa phụ trước khi đi ngủ, có thể chỉ cần một ly sữa tiểu đường glu sure hay một lát dưa hấu.

Điều trị bằng chế độ vận động

Theo khuyến cáo của Liên đoàn đái tháo đường thế giới thì bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên tập luyện thể dục thể thao tổng cộng 30 – 45 phút mỗi ngày, từ 3-5 ngày mỗi tuần hoặc 150 phút/tuần. Loại vận động dẻo dai như đi bộ, chạy, bơi, đi xe đạp,  nhảy dây nên đạt đủ cường độ giúp làm tăng nhịp tim và tần số hô hấp. Khuyến khích nên tập luyện đối kháng 3 lần/tuần.

Điều trị tiểu đường tuýp 2
Điều trị tiểu đường tuýp 2

Khi đã xuất hiện biến chứng, các biến chứng thần kinh ngoại biên và tự chủ, người bệnh cần phải nên vận động nhẹ nhàng, không mang vác vật nặng, nên bơi lội, chèo thuyền,  đạp xe, tập luyện các động tác ngồi tại chỗ, vận động tay. Tránh các vận động chạy trên thảm, chạy bộ, tập kéo dài, tập luyện chân.

Khi xuất hiện các biến chứng về bệnh thận, bệnh nhân tiểu đường nên hoạt động tập luyện từ nhẹ đến vừa, tránh hoạt động cường độ cao.

Khi xuất hiện những biến chứng như bệnh võng mạc mắt người bệnh nên chơi các môn thể thao ít tác động lên tim mạch như: đi bộ, bơi lội, bài tập dẻo dai nhẹ, đạp xe tại chỗ, bài tập sức bền. Tránh các hoạt động cần sức mạnh như tập cử tạ, chạy bộ, quần vợt, tập luyện dẻo dai mạnh.

Điều trị bằng thảo dược

Một số thảo dược được xem là rất tốt cho người bệnh tiểu đường điển hình như mướp đắng,cây cà ri, cây húng quế,  nha đam,  lá xoài… Người bệnh có thể kết hợp bổ sung các thảo dược này trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ tốt trong quá trình điều trị.

Điều trị tiểu đường bằng thuốc

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, hiện tượng thiếu chất insulin trong cơtheer do 3 bất thường giảm insulin, kháng insulin và tăng sản xuất glucose từ gan. Do đó việc chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 cần phải dùng các nhóm thuốc hạ đường huyết loại viên uống làm cho cơ thể tăng sản xuất chất insulin, làm giảm tình trạng kháng insulin, và ngăn ngừa hiện tượng hấp thụ carbohydrat ở ruột. Mọi chỉ định về dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của các y bác sỹ.

Sử dụng sản phẩm bổ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng, bổ trợ hiện nay đang là một trong những phương pháp hỗ trợ giúp ổn định đường huyết trong máu tốt nhất, an toàn nhất và được nhiều người bệnh áp dụng nhất. Tuy không phải là thuốc điều trị đặc hiệu nhưng nó cũng là sản phẩm thông qua chế biến, điều chế. Hơn nữa, công dụng của sản phẩm này mang lại giúp ổn định đường huyết ở mức cao. Vì thế, chúng tôi xếp chúng thành một biện pháp giúp chữa bệnh tiểu đường riêng rẽ.

Điều trị tiểu đường tuýp 2
Điều trị tiểu đường tuýp 2

Sản phẩm bổ trợ tiểu đường được điều chế từ những thảo dược, dược liệu không chỉ giúp ổn định lượng đường trong máu, mà còn an toàn tuyệt đối với sức khỏe người dùng. Người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm có các thành phần chính từ cây Cúc vu (với hàm lượng Inulin cô đặc chiếm 20%) như: viên uống Kikuimo, viên uống Tăng sinh TBG nội sinh Olimpiq SXC 250% SL,…

Ngoài sử dụng các thực phẩm chức năng kể trên bạn cũng nên bồi bổ sức khỏe bằng cách uống sữa dành cho người tiểu đường như: glucerna, glu sure,..

Trên đây là những cách điều trị bệnh tiểu đường phổ biến nhất, được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Dù là áp dụng biện pháp nào thì người bệnh tiểu đường cũng cần nhớ rằng, điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và duy trì sự luyện tập là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, cần tuân chỉ nghiêm ngặt các chỉ định của y bác sĩ trong điều trị để việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao nhất.

>> Tham khảo: TOP 10 thuốc trị tiểu đường hiệu quả tốt nhất 2020 hiện nay

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img