- Advertisement -spot_img
Trang chủBệnh lýBệnh Tiểu ĐườngTiểu đường type 1: Dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng, cơ chế...

Tiểu đường type 1: Dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng, cơ chế gây bệnh tiểu đường

Date:

TIN LIÊN QUAN

spot_img
spot_img

Bệnh tiểu đường có thể gây nguy hiểm, nhưng nếu người bệnh biết thay đổi lối sống sinh hoạt phù hợp thì bạn có thể giảm thiểu được các biến chứng do bênh gây ra. Tiểu đường có 2 dạng là tiểu đường type 1 chiếm khoảng 10% và tiểu đường type 2 chiếm khoảng 90%. Trong bài viết này benhnany.com xin được đề cập và tìm hiểu kĩ hơn về dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng, cơ chế gây bệnh tiểu đường type 1.

Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính, trong đó cơ thể con người không sử dụng được glucose do thiếu hụt sản xuất insulin hoặc không thể sử dụng được insulin hoặc cả hai. Bình thường cơ thể con người lấy năng lượng từ các thành phần glucose,protein, lipid. Trong đó glucose giúp cung cấp nguồn năng lượng chính cho các tế bào, cho não, cơ…hoạt động. Nhưng muốn sử dụng được glucose thì cơ thể cần phải có insulin. Hoocmone Insulin do tuyến tụy nội tiết sản xuất ra. Insulin giúp cho đường (glucose) đi từ máu di chuyển vào tế bào, từ đó chuyển hóa và tạo ra năng lượng cho cơ thể.

Tiểu đường type 1 là gì?

Tiểu đường type 1 hay còn gọi là tiểu đường vị thành niên, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên, thanh niên. Bệnh tiểu đường type 1 thường là do di chuyền, lúc này tuyến tụy của người bệnh sản xuất ra ít hoặc không có insulin, vì vậy khiến cho người bệnh sẽ phải điều trị tiên insulin từ bên ngoài vào đến suốt đời.

Nguyên nhân gây tiểu đường type 1 là do hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh tự tấn công và phá hủy một phần của tuyến tụy sản xuất ra insulin

Với giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường type , người bệnh gần như không có bất kỳ triệu chứng nào. Chỉ đến khi số lượng các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy bị ảnh hưởng đủ đến mức bắt đầu gây ảnh hưởng đến lượng insulin được sản xuất. Khi đó các triệu chứng của bệnh tiểu đường mới bắt đầu xảy ra

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 1

Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 1 thường khó phát hiện với giai đoạn đầu, chỉ đến khi lượng insulin trong cơ thể được sản xuất ra quá ít dẫn đến lượng đường trong máu lên cao thì mới bắt đầu có các triệu chứng như:

  • Khát nước nhiều
  • Nhanh đói mặc dù mới ăn xong
  • Khô miệng
  • Đau bụng và nôn
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân, mặc dù bạn đang ăn rất nhiều và thường xuyên cảm thấy đói
  • Mệt mỏi
  • Nhìn mờ
  • Thở hít vào nhanh, sâu
  • Hay bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc âm đạo
  • Hay cáu kỉnh hoặc thay đổi tâm trạng nhanh
  • Đái dầm vào ban đêm ở trẻ mà trước đó không bao giờ đái dầm
dấu hiệu tiểu đường tuýp 1
Dấu hiệu tiểu đường tuýp 1

Dấu hiệu cần phải cấp cứu với bệnh tiểu đường type 1 bao gồm:

  • Lú lẫn
  • Thở nhanh
  • Mùi trái cây cho hơi thở của bạn
  • Đau bụng
  • Mất ý thức (hiếm khi xảy ra)

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1?

Nguyên nhân chính xác của căn bệnh tiểu đường type 1 là chưa biết. Các nhà khoa học cho biết rằng trong hầu hết các bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1, hệ thống miễn dịch trong cơ thể thường chống vi khuẩn và virút có hại – nhằm phá hủy tế bào sản xuất insulin trong cơ thể- các tế bào trong tuyến tụy. Di truyền học có thể đóng vai trò trong quá trình này, và tiếp xúc với loại virus nào đó có thể gây ra bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Dù nguyên nhân nào, khi các tế bào islet bị phá hủy thì sẽ sản xuất ra insulin ít hoặc không có. Thông thường, các hormone insulin sẽ giúp đường glucose vào các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ và các mô. Insulin tiết ra từ tuyến tụy, một tuyến nằm ngay phía sau dạ dày. Khi mọi thứ đang làm việc đúng cách, thì khi ăn, tuyến tụy tiết ra insulin vào máu. Khi insulin lưu thông, nó sẽ hoạt động như một chìa khóa bằng cách mở phép đường vào các tế bào của cơ thể. Insulin làm giảm lượng đường trong máu gây ra bệnh tiểu đường.

Yếu tố nguy cơ

Có nhiều yếu tố nguy cơ không được biết đến với bệnh tiểu đường tuýp 1, mặc dù các nhà nghiên cứu khoa học tiếp tục tìm thấy những khả năng mới. Một số yếu tố nguy cơ được biết đến với bệnh tiểu đường tuýp 1 bao gồm:

Lịch sử gia đình: Bất cứ người nào có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì có tăng nhẹ nguy cơ phát triển các điều kiện.

Di truyền học: Sự hiện diện của một số gen khác lạ cho thấy tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1. 

Địa lý:  Tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 1 có xu hướng tăng lên khi đi từ đường xích đạo. 

Tiếp xúc vi rút: Tiếp xúc với virus Epstein-Barr, virus quai bị, coxsackievirus hoặc cytomegalovirus có thể phá hủy các tế bào tiểu đảo, hoặc các loại vi rút trực tiếp có thể lây nhiễm các tế bào tiểu đảo.

Vitamin D thấp: Nghiên cứu cho rằng các loại vitamin D có thể bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, uống sữa bò – một nguồn vitamin D – cũng có liên quan đến tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 1.

Các yếu tố khác: Uống nước có chứa nitrat, dùng ngũ cốc vào chế độ ăn uống hàng ngày cũng có thể ảnh hưởng đến hoặc nguy cơ về bệnh tiểu đường tuýp 1.

Cơ chế gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường type 1 (đái tháo đường) là một thể bệnh nặng. Nguyên nhân chính là do tế bào beta của tiểu đảo Langerhans bị tổn thương gây ra tình trạng thiếu insulin tuyệt đối.

– Cơ chế qua trung gian miễn dịch: Quá trình làm tổn thương tế bào beta là quá trình tự miễn dịch. Những người có tính mẫn cảm di truyền sẽ tăng nguy cơ bị tiểu đường type 1 sau một tấn công của môi trường bên ngoài như (virus quai bị, sởi, retro loại C, coxsakie B4 và B5).

– Những người có mang kháng nguyên HLA B8, B15 nhất là DR3, DR4, DR3/DR4 thì sẽ tăng nguy cơ bị đái tháo đường type 1.

Cơ chế gây bệnh tiểu đường tuýp 1
Cơ chế gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Các yếu tố môi trường trên sẽ tấn công những người có yếu tố bẩm sinh di truyền đối với đái tháo đường type 1. Chỉ một tổn thương rất nhỏ của tế bào beta cũng giải phóng ra kháng nguyên, kích thích cơ thể tự sinh kháng thể gây hoạt hóa phản ứng viêm tiểu đảo tự miễn. 

Đại thực bào lympho được hoạt động và chuyển hoá sẽ tập trung quanh tiểu đảo của tụy gây ra phản ứng viêm. Tế bào lympho T tiết ra các hoá chất trung gian trong đó có interleukin-1 gây ảnh hưởng độc với tế bào beta. Interleukin-1 cảm ứng hình thành ra các gốc tự do làm tế bào bêta bị tổn thương và phá hủy dẫn đến ngừng tiết insulin.

Chẩn đoán tiểu đường type 1

Các xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán tiểu đường type 1 bao gồm:

Xét nghiệm HbA1c

Là một trong những xét nghiệm máu để chuẩn đoán bệnh tiểu đường và được sử dụng để xác định mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường của người bệnh

Với Xét nghiệm HbA1c sẽ giúp bác sĩ xác định được lượng trung bình đường trong máu trong khoảng thời gian 6-12 tuần cùng với theo dõi đường huyết tại nhà để bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc sao cho phù hợp

Xét nghiệm này sẽ đo tỷ lệ phần trong lượng đường trong máu gắn với protein mang oxy trong các huyết sắc tố. Nồng độ đường trong máu càng cao thì chứng tỏ có càng nhiều huyết sắc tố liên hết với đường. Nếu mức HbA1c từ 6.5% trở lên trong 2 lần xét nghiệm riêng biệt thì người bệnh sẽ được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Lấy mẫu máu ở một thời điểm bất kỳ. Lượng đường trong máu sẽ được hiện thị bằng miligam trên decilit (mg/dl) hoặc milimol trên lít(mmol/l). Bất kể lần cuối bạn ăn khi nào mà mức đường trong máu ở thời điểm đó có mức 200mg/dl hoặc 11.1 mmol/l hoặc cao hơn có kèm theo các biểu hiện như hay khát nước, đi tiểu thường xuyên, …thì chắc chắn bạn đã mắc căn bệnh tiểu đường

Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Đây là mẫu máu sẽ được lấy sau khi người bệnh thức dậy vào buổi sáng, khi chưa ăn gì. Nếu lúc đó lượng đường trong máu dưới 100mg/dl(5.6 mmol/l) là bình thường. Nếu từ 100-125mg/dl (5.6-6.9 mmol/l) được xem là tiền tiểu đường. Còn nếu từ 126mg/dl (7 mmol/L) trở lên ở cả 2 lần xét nghiệm riêng biệt thì bạn bị chuẩn đoán là mắc tiểu đường

Để chuẩn đoán là tiểu đường type 1 hay type thì bác sĩ cho thực hiện một xét nghiệm máu để kiểm tra các tự kháng thể thường gặp trong tiểu đường type 1. Xét nghiệm nước tiểu nếu trong nước tiểu có ketone, đây là sản phẩm phụ từ quá trinh phân hủy chất béo thì các thể xác định người bệnh đã mắc tiểu đường type 1.

Biến chứng và cách phòng tránh của tiểu đường Tuýp 1

Biến chứng mãn tính

Là những biến chứng sinh ra do lượng đường glucose trong máu tăng cao mãn tính, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất béo và chất đạm từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.

Biến chứng mắt

Đường huyết cao khiến các hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người bệnh có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, còn có những biến chứng về mắt như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… cũng có nguy cơ xảy ra.

Làm sao để có thể phòng tránh?

Không cách phòng tránh nào tốt hơn việc kiểm soát tốt đường huyết trong máu của bạn, với một chế độ sinh hoạt sống khỏe và dinh dưỡng cân bằng. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm hay các loại sữa dành cho người tiểu đường như: Glu sure, glucerna,… Ngoài ra bạn cần lên lịch khám mắt định kỳ, tối thiểu một năm một lần. Nếu cảm thấy mắt đột nhiên có dấu hiệu bị mờ hoặc đau nhức, hãy đi khám ngay để kiểm soát tình trạng bệnh trong cơ thể của mình nhé.

>> Có thể bạn quan tâm:Top +15 sữa dành cho người bị tiểu đường tốt nhất hiện nay

Biến chứng về tim mạch

Mặc dù các biến chứng về tim mạch như cao huyết áp, tăng mỡ máu, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch là hệ lụy khó tránh của bệnh đái tháo đường, tuy nhiên không phải là không có cách phòng tránh cho những biến chứng này.

Làm sao để có thể phòng tránh?

Hãy kiểm soát tốt các chỉ số đường của cơ thể, bao gồm đường huyết, mỡ trong máu và huyết áp. Kết hợp cùng chế độ ăn uống, dinh dưỡng khoa học với giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho người bị tiểu đường qua sản phẩm hỗ trợ như viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo hay bổ sung viên uống tăng sinh tế bào gốc nội sinh – Olimpiq SXC 250% SL.

Biến chứng về thần kinh

Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của người bệnh đái tháo đường.

Bao gồm các cảm giác như: đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở không ổn định, hay tiết mồ hôi…

Làm sao để có thể phòng tránh?

Kiểm soát lượng đường trong cơ thể luôn cân bằng, vệ sinh và chăm sóc bàn chân của mình đúng cách mỗi ngày là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa biến chứng về thần kinh.

Biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 1
Biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 1

Biến chứng về thận

Đường trong máu cao gây tổn thương đến các vi mạch máu trong thận, từ đó suy làm giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận.

Làm sao để có thể phòng tránh?

Kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp của mình, kết hợp cùng chế độ ăn ít muối, ít mỡ,  ít đạm. Đừng quên đi xét nghiệm nước tiểu định kỳ để theo dõi chức năng thận nữa.

Biến chứng nhiễm trùng

Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.

Làm sao để có thể phòng tránh?

Luôn giữ đường huyết cân bằng ổn định và vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là những vùng dễ bị nhiễm khuẩn như răng miệng, vùng kín hoặc tiết niệu. Nếu gặp dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, cơ thể có mùi khó chịu, tiểu buốt, … hãy gặp bác sĩ ngay.

Biến chứng cấp tính

Đây là những biến chứng xảy ra đột ngột và có thể gây nên hậu quả rất nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.

 Hạ đường huyết

Bạn bị hạ đường huyết khi lượng đường trong máu bị giảm đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3.6 mmol/l). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ đường huyết này có thể do:

Dấu hiệu hạ đường huyết khá dễ nhận biết như: đói cồn cào, chân tay bủn rủn, cơ thể uể oải mệt mỏi,  vã mồ hôi, choáng váng và tim đập nhanh.

Cách xử lý: 

Khi gặp triệu chứng hạ đường huyết nhẹ hoặc trung bình, người mắc bệnh tiểu đường nên nhanh chóng dùng dinh dưỡng chuyên biệt cho người đái tháo đường như uống sữa Gu sure, Glucerna hay ăn kẹo bánh ngọt hay uống nửa ly nước trái cây, kiểm tra đường huyết sau 15 phút. Nếu đường huyết bình thường trở lại thì bạn nên tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng trước đó khi cảm thấy tỉnh táo hẳn.

Nếu hạ đường huyết nặng thì bạn hãy đi cấp cứu ngay để được xử lý kịp thời.

>> Tham khảo: TOP 10 thuốc trị tiểu đường hiệu quả tốt nhất 2020 hiện nay

Hôn mê

Đường huyết tăng quá cao có thể gây hôn mê đột ngột. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và bạn cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

Làm sao để có thể phòng tránh?

Cần kiểm soát tốt đường huyết của người bị tiểu đường tuýp 1 bằng thuốc men, uống bổ sung thêm các loại sữa chuyên biệt dành cho người tiểu đường. Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc cơ thể phải thật kỹ lưỡng để tránh nhiễm khuẩn, chấn thương và stress cũng là yếu tố quan trọng cần được chú ý.

Mọi thắc mắc cần hỗ trợ giải đáp thêm thông tin về bệnh tiểu đường type 1 các bạn có thể để lại số điện thoại, hoặc gọi ngay vào hotline 0243.389.9889 sẽ có các chuyên gia giải đáp cho mình mọi lúc mọi nơi. Cảm ơn bạn!!!

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img