- Advertisement -spot_img
Trang chủSống khỏeCông dụng và những bài thuốc Nam chữa bệnh từ sâm cau

Công dụng và những bài thuốc Nam chữa bệnh từ sâm cau

Date:

TIN LIÊN QUAN

spot_img
spot_img

Sâm cau có vị cay, tính ấm, hơi độc, chủ yếu đi vào kinh thận, có tác dụng ôn khí, mạnh gân cốt, bổ thận tráng dương, điều hòa tiêu hóa. Với đặc tính dược lý như trên, sâm cau trở thành vị thuốc phổ biến trong những bài thuốc giúp tăng cường sinh lý, cải thiện tình trạng yếu sinh lý nam giới. Bên cạnh đó, dược liệu còn có khả năng chữa đau nhức xương khớp, giảm đau, tăng cường miễn dịch, chống lão hóa…Sau đây là một số công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ sâm cau, mời bạn đọc tham khảo.

Công dụng nổi bật của sâm cau

Cải thiện chức năng sinh lý nam, giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ điều trị hen suyễn và tiêu chảy là một số tác dụng nổi bật của cây sâm cau.

Cải thiện sinh lý nam

Trong rễ của cây sâm cau chứa một lượng lớn Curculigin A. Đây là một chất kích thích khả năng tình dục cực mạnh ở nam giới. Sau một thời gian sử dụng rễ sâm cau, chất lượng và hiệu suất quan hệ có thể tăng gấp đôi.

Chữa bệnh từ sâm cau
Chữa bệnh từ sâm cau

Không chỉ phần dễ mà phần thân của cây sâm cau cũng chứa khá nhiều hoạt chất Curculigin A. Nhìn chung, thân và rễ sâm cau là dược liệu hoàn hảo cho nam giới cần cải thiện đời sống sinh lý.

Đặc biệt, cycloartan triterpen saponin còn kích thích hoạt động của nhóm tế bào Leydig tại bộ phận tinh hoàn. Mà tinh hoàn lại chính là nơi tạo hormone testosterone. Khi lượng testosterone tiết ra nhiều hơn, hoạt động của tinh trùng cũng rất ổn định hơn.

Tuy nhiên trong thực tế sử dụng, sâm cau thường được dùng kết hợp với những loại thảo dược kích thích sinh lý khác, chẳng hạn như nhung hươu. Tỷ lệ phối trộn giữa các nguyên liệu thay đổi tùy thuộc vào từng bài thuốc chữa trị cụ thể.

Điều trị hen suyễn và tiêu chảy

Nếu thường xuyên bị tiêu chảy, bạn nên dùng thử củ sâm cau. Theo đó, củ sâm cau phơi khô sắc với nước dùng hàng ngày có khả năng ngăn chặn tiêu chảy khá nhanh.

Còn nếu như đang bị hen suyễn, bạn cũng có thể chữa bệnh từ sâm câu hàng ngày. Tuy vậy, trước khi sử dụng, bạn cần lưu ý đi khám sức khỏe và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc chuyên môn.

 Giảm đau nhức xương khớp

Tình trạng đau nhức xương khớp hầu như ai cũng từng gặp phải. Không chỉ những người trung niên mà hiện nay ngày càng nhiều người trẻ cũng thường xuyên bị đau nhức cơ thể.

Bên cạnh tác dụng cải thiện chức năng sinh lý, cây sâm cau còn là bài thuốc hiệu quả hỗ trợ giảm đau nhức hiệu quả. Trong đó phần củ sâm sẽ được phối trộn với một số loại thảo dược khác để tạo ra bài thuốc chữa trị đau xương khớp.

Bài thuốc chữa bệnh từ sâm cau
Bài thuốc chữa bệnh từ sâm cau

>> Tham khảo: chữa cảm nắng

Một số bài thuốc chữa bệnh từ sâm cau

Chữa liệt dương, nam giới tinh lạnh, nữ giới tử cung lạnh:

Chuẩn bị: 6g sâm cau, thục địa, hồ đào nhục, 8g ba kích, 4g hồi hương.

Thực hiện: Sắc uống dùng hằng ngày.

Chữa phong thấp, lưng gối đau lạnh, thần kinh suy nhược:

Chuẩn bị: 50g sâm cau, 150 ml rượu trắng.

Thực hiện: Ngâm dùng trong vòng 7 ngày, dùng mỗi ngày trước mỗi bữa chính.

Chữa tiêu chảy, hen suyễn:

Chuẩn bị: rễ cau cắt lát mỏng, nhỏ, phôi khô, sao vàng.

Thực hiện: Nấu 12 – 16g sâm cau với 250 ml nước, khi nước cạn còn 50ml thì dùng, uống trong ngày, trước mỗi bữa ăn.

Chữa đau nhức toàn thân, tê thấp:

Chuẩn bị: 20g rễ sâm cau, hà thủ ô đỏ (chế đậu đen), hy thiêm thảo (cỏ đĩ), 500ml rượu trắng.

Chữa đau nhức toàn thân, tê thấp từ sâm cau
Chữa đau nhức toàn thân, tê thấp từ sâm cau

Thực hiện: Xắt nhỏ dược liệu, ngâm với rượu trắng trong vòng 5 – 7 ngày (càng lâu càng tốt). Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 30ml, dùng trước bữa ăn.

Chữa sốt huyết:

Chuẩn bị: cỏ mực 12g, chi tử 8g (sao đen), sâm cau 20g (sao đen), trắc bá diệp 10g (sao đen).

Thực hiện: Sắc uống dùng mỗi ngày.

Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng:

Chuẩn bị: 20g sâm cau, 16g ba kích, phá cố chỉ, thục địa, hồ đào nhục (óc chó); 4g tiểu hồi hương.

Thực hiện: Đem các nguyên liệu trên sắc với 750ml nước, khi lượng nước cạn còn khoảng 250ml thì tắt bếp, chia thành 2 lần uống trong ngày, dùng trước mỗi bữa ăn.

Lưu ý khi chữa bệnh từ sâm cau

Bên cạnh dược tính có lợi thế trong sâm cau vẫn tồn tại chút ít độc tính. Vì thế trong quá trình chế biến, bạn cần phải rửa sạch. Sau đó tiến hành ngâm cùng nước vo gạo nhằm loại bỏ phần nào độc tính. Phụ nữ mang thai và trẻ em là đối tượng tuyệt đối không nên dùng sâm cau. Đặc biệt là với phụ nữ mang thai, dùng sâm cau có thể dẫn đến tình trạng sảy thai.

Muốn đạt hiệu quả cao, các bài thuốc chữa bệnh từ sâm cau cần được áp dụng cho đúng đối tượng. Khi sử dụng loại thảo dược này, bạn chú ý tuân thủ theo liều lượng và thời gian dùng thuốc theo chỉ dẫn.

Ngay cả khi dùng sâm cau để cải thiện chức năng sinh lý thì bạn cũng không nên dùng trong thời gian dài. Vì nếu quá lạm dụng, loại thảo dược này cũng sẽ khiến suy kiệt sức khỏe về lâu về dài.

Rất hy vọng góc tổng hợp của bài viết đã giúp bạn biết thêm thông tin về cách chữa bệnh từ sâm cau! Đây là một loại thảo dược quý nhưng không nên lạm dụng, cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

>> Xem thêm: chữa bệnh từ huyền sâm

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img