- Advertisement -spot_img
Trang chủSống khỏeCông dụng và một số bài thuốc chữa bệnh từ cây râu...

Công dụng và một số bài thuốc chữa bệnh từ cây râu mèo

Date:

TIN LIÊN QUAN

spot_img
spot_img

Cây râu mèo còn được gọi là cây bông bạc, nó mọc và phân bố ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, nhưng nhiều nhất là ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hà Tây cũ, Hòa Bình, Sa Pa và một số tỉnh có khí hậu lạnh. Cây râu mèo, vị thuốc quý điều trị bệnh viêm thận cấp và mãn tính, giúp tăng cường chức năng thận. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây râu mèo cho bạn đọc tham khảo.

Theo Đông y, cây râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp, dùng làm thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật, dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật, dùngtrị viêm thậncấp tính và mạn tính;viêm bàng quang; sỏi tiết niệu…

Bộ phận dùng

Y học cổ truyền dùng lá râu mèo là lá và búp phơi khô của cây râu mèo đề làm thuốc

Cách chế biến và thu hái

Râu mèo là cây thảo dược nhỏ, sống lâu năm, cây thường cao 30cm đến 50cm.

Cây được thu hái vào tháng 9 hằng năm, khi cây bắt đầu chuẩn bị ra hoa là thời điểm thu hái tốt nhất, lúc đó cây chưa quá già, các lá đã mọc nhiều cây phát triển mạnh rất, khi thu hái vào thời gian này sẽ cho sản lượng cao nhất.

Chữa bệnh từ cây râu mèo
Chữa bệnh từ cây râu mèo

Người dân cắt cả cây về rồi lọc lấy phần ngọn và lá cây phơi khô để làm thuốc. Hiện nay do cây râu mèo khá khan hiếm nên người dân còn tận dụng cả phần thân của cây để dùng làm thuốc.

Công dụng chữa bệnh từ cây râu mèo

Nước sắc râu mèo làm tăng lượng nước tiểu, đồng thời làm tăng lượng ure, clorua và cả axit uric. Do vậy râu mèo được ứng dụng để tăng cường khả năng đào thải chất độc qua thận và sử dụng để điều trị bệnh gút.

>> Tham khảo: chữa bệnh từ rau cải cúc

Bài thuốc chữa bệnh từ cây râu mèo

Suy thận, Viêm thận phù thũng, viêm bàng quang: râu mèo 40g, mã đề, tỳ giải, ý dĩ (mỗi vị 30g), sắc uống.

Sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu: Râu mèo, chó đẻ răng cưa, thài lài, mỗi vị 30g, sắc uống.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây râu mèo
Bài thuốc chữa bệnh từ cây râu mèo

Thuốc thông tiểu, điều trị bí tiểu, phù nề: Dùng 10gram râu mèo sắc với 750ml nước, đun cạn còn 500ml nước chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn cơm 30 phút (nên uống lúc nóng).

Bệnh gút: 20gram râu mèo, 2gram dây gắm sắc với 1 lít nước uống trong ngày.

Hạ đường huyết: dịch chiết lá râu mèo có tác dụng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, nhưng tác dụng này không hằng định, cơ chế tác dụng, có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Acid ursolic làm giảm đường huyết, dùng trị đái tháo đường (ở Đài Loan).

Bảo vệ gan: chất ly trích bằng metanol từ lá râu mèo cho thấy có tác dụng bảo vệ gan bị tổn hại bởi việc dùng quá liều paracetamol.

Hạ huyết áp, giảm tần số hô hấp: trên động vật thí nghiệm, chất methylripariochromene A (MRC), ly trích từ lá râu mèo cho thấy có tác dụng hạ huyết áp (đặc biệt là huyết áp tâm thu) do tác dụng giãn mạch, giảm hậu tải của tim và lợi tiểu. Trên chuột nhắt trắng, râu mèo bằng đường tiêm xoang bụng với liều 2 – 4g/kg làm giảm hoạt động vận động của chuột. Trên chó, bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch với liều 0,179g/kg có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm tần số hô hấp.

Hiệu quả trị mụn: trong hai cuộc thí nghiệm để trị mụn, một ở Pháp trên người châu Âu và một ở Thái Lan trên người châu Á, cho thấy một loại mỹ phẩm dạng nhũ tương có chứa 2% trích tinh lá râu mèo làm giảm chất bã nhờn và kích thước mụn trên những người da nhờn do tác dụng làm giảm isozym týp 1 của 5-alpha reductase cũng như giảm sản sinh chất squalen, một cấu tử chính tạo nên chất bã nhờn là nguyên nhân phát sinh mụn. Tác dụng của mỹ phẩm có trích tinh râu mèo tốt hơn khi so sánh với chế phẩm trị mụn thông thường chứa 1% kẽm gluconat.

Lưu ý khi chữa bệnh từ cây râu mèo

Phụ nữ có thai, nhất là 3 tháng đầu cần thận trọng khi sử dụng các vị thuốc.

Ở liều lượng thông thường, cây râu mèo không gây độc cấp tính. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sử dụng liều lượng cao sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của ion K +, Na +… và các chất hóa học khác, và không nên sử dụng râu mèo trong thời gian dài.

>> Tham khảo: chữa bệnh từ măng tre

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img