- Advertisement -spot_img
Trang chủSống khỏeĐồng hồ sinh học cơ thể - Bí quyết sống không bệnh...

Đồng hồ sinh học cơ thể – Bí quyết sống không bệnh tật

Date:

TIN LIÊN QUAN

spot_img
spot_img

Bạn đã từng cảm thấy mệt mỏi, uể oải dù đã ngủ bù sau một đêm thức khuya? Bạn đột nhiên thức giấc vào 2h sáng khi đang ngủ rất say sau khi uống rất nhiều rượu bia vào buổi tối hôm trước? Bạn thấy sức khỏe suy giảm nhanh chóng sau một thời gian ăn uống, sinh hoạt không điều độ … Đâu là nguyên nhân và làm thế nào để phục hồi sức khỏe?

Cơ thể con người là một cấu tạo tinh vi, với các cơ quan nội tạng hoạt động nhịp nhàng. Khi các cơ quan này “lỗi nhịp”, cơ thể sẽ suy yếu. Đồng hồ sinh học là cụm từ chỉ các phản ứng sinh lý, sinh hóa và trao đổi chất diễn ra trong cơ thể con người trong 24 giờ. Chúng ta có thể dễ dàng đo nhịp sinh học thông qua chu kỳ ngủ và ăn uống.

Theo quan điểm của y học cổ truyền, các cơ quan nội tạng trong cơ thể chúng ta có thời gian làm việc và nghĩ ngơi rất chặt chẽ. Chế độ làm việc này giúp cơ thể tự chăm sóc, điều tiết và phục hồi vào các thời điểm cụ thể trong một ngày.

TÚI MẬT, GAN, PHỔI bài độc hiệu quả từ 23h – 5h

Khi cơ thể tiến vào trạng thái ngủ sâu, độc tố trong các bộ phận này được loại bỏ một cách hiệu quả. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia sức khỏe đưa ra lời khuyên nên đi ngủ trước 23h để có giấc ngủ sâu vào đúng thời điểm. Nếu khó ngủ, hãy thử các thực phẩm có tác dụng cải thiện giấc ngủ như bột yến mạch, quả óc chó hay một ly sữa ấm trước khi lên giường.

Gan thải độc trong khoảng từ 1-3h
Gan, Mật, Phổi thải độc tốt nhất khi cơ thể chìm vào giấc ngủ sâu

Nếu đang bị ho, khoảng thời gian từ 3h – 5h sẽ là thời điểm bạn dễ ho nhiều nhất. Vì đây là khoảng thời gian phổi loại bỏ độc tố – các tác nhân gây ho.

RUỘT GIÀ thức giấc: 5h đến 7h

Đây là khung thời gian lý tưởng cho việc đại tiện. Cơ thể bài độc thông qua việc giải phóng chất thải khỏi ruột. Một chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước có lợi cho việc bài tiết, giúp giảm nguy cơ táo bón. Ngoài ra, ngay khi thức dậy hãy xoa nhẹ vùng ruột già theo hình vòng tròn. Vùng ruột già là khu vực bụng dưới nằm bên phía tay phải. Sau đó uống một cốc nước ấm nóng. Những việc làm này giúp ruột già thải độc hiệu quả. Đây cũng là khung thời gian thích hợp cho việc thiền định.

DẠ DÀY hoạt động tích cực từ 7h đến 9h

Sau khi ruột già đào thải độc tố, bộ phận tiêu hóa dễ dàng hấp thu dưỡng chất. Do đó nên ăn sáng trong khoảng thời gian này. Bữa ăn sáng là bữa cung cấp năng lượng hoạt động chủ yếu cho cơ thể trong suốt ngày dài. Hãy ăn sáng như một vị vua với bữa ăn đầy đủ dưỡng chất.

Tập thở bằng bụng trong tư thế quỳ chân vào buổi sáng sẽ giúp thúc đẩy máu lưu thông. Giúp năng lượng trong dạ dày luân chuyển, do đó, cải thiện quá trình trao đổi chất và tiêu hóa. Mật ong, đậu phộng, cà rốt và táo là các thực phẩm rất tốt cho dạ dày.

LÁ LÁCH giúp chuyển hóa năng lượng được hấp thu từ 9h -11h

Lá lách giúp chuyển hóa thức ăn đã được dạ dày hấp thụ thành năng lượng. Trong khoảng thời gian lá lách hoạt động, không có thức ăn thừa nào bị chuyển hóa thành chất béo. Do đó hãy ăn sáng đầy đủ nếu muốn duy trì một cơ thể thon gọn, săn chắc. Hành, táo, bắp cải … là các thực phẩm tốt cho lá lách.

TIM MẠCH: Từ 11h đến 13h

Đây là khoảng thời gian thích hợp để ăn trưa, nghỉ ngơi. Không nên tập thể dụng cường độ cao vào khung giờ này. Sau bữa ăn trưa, nếu có thể hãy vận động nhẹ nhàng 10 – 15’ trước khi có một giấc ngủ ngắn ít hơn 60’. Giấc ngủ ngắn này giúp tim bài độc tốt hơn. Trong bữa trưa bạn có thể bổ sung các hoa quả như nhãn, táo … giúp cung cấp máu và dưỡng chất phù hợp cho hệ tim mạch.

RUỘT NON hoạt động và BÀNG QUANG bài độc từ 13h đến 17h

Sau bữa trưa và giấc ngủ ngắn là thời gian làm việc của ruột non và bàng quang. Ruột non giúp phân loại, hấp thu chất dinh dưỡng và phân phối các chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa. Ruột non sẽ đưa chất lỏng đến bàng quang. Chất thải tới ruột già. Chất dinh dưỡng tới lá lách để tạo máu và năng lượng cho cơ thể.

Ruột non đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu dinh dưỡng. Vì vậy, các chuyên gia khuyên nên có bữa trưa đủ dinh dưỡng và nhẹ nhàng để dễ hấp thụ. Nếu làm việc tại văn phòng, hoạt động đá chân tại bàn giúp kích hoạt ruột non hoạt động tốt hơn.

Bàng quang là bộ phận giúp cơ thể loại bỏ độc tố hiệu quả. Đây là nơi tất cả chất độc ở các cơ quan khác đều phải tới để được bài tiết ra ngoài thông qua nước tiểu. Nên uống nhiều nước hơn trong khoảng thời gian này để giúp thúc đẩy quá trình giải độc qua nước tiểu.

THẬN bài độc từ 17h – 19h

Độc tố tích lũy trong thận thường dẫn tới phù nề. Các hoạt động như chạy bộ, đi bộ trong khoảng thời gian này giúp thận giải độc. Trong bữa tối, có thể bổ sung các thực phẩm như nấm, tảo bẹ giúp thận hoạt động tốt hơn.

Sống không bệnh tật
Vận động trong thời gian từ 17h – 19h giúp thận đào thải độc tố

MÀNG NGOÀI TIM từ 19h đến 21h 

Màng ngoài tim, nếu bạn chưa biết, là túi chứa chất lỏng bao quanh tim và gốc rễ của các mạch máu lớn. Chúng ta có thể bị mất ngủ hoặc tức ngực khi màng ngoài tim làm việc không hiệu quả. Đây là khoảng thời gian thích hợp dành cho các hoạt động nuông chiều bản thân. Bạn có thể nghỉ ngơi, đọc sách, sinh hoạt vợ chồng.

TAM TIÊU – màng mỡ khắp cơ thể

Từ 21h – 23h là thời gian hoạt động của màng mỡ khắp cơ thể. Tam tiêu giúp cơ thể cân bằng nội tiết tố, thực hiện các hoạt động trao đổi chất. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để chuẩn bị đi ngủ, giúp cơ thể chìm vào giấc ngủ sâu lúc 23h.

Như vậy, mỗi bộ phận trong cơ thể đều có thời gian làm việc và nghỉ ngơi cần thiết. Ngủ đủ giấc, thức dậy đúng giờ và sinh hoạt khoa học giúp các cơ quan nội tạng hoạt động hiệu quả. Đây cũng là chìa khóa giúp cơ thể khởi động cơ chế tự chăm sóc và vận hành một cách hiệu quả nhất. Cơ thể và tinh thần của bạn sẽ được nuôi dưỡng để luôn khỏe mạnh và minh mẫn.

Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho các hướng dẫn chuyên môn. Hãy tham vấn ý kiến bác sỹ, nhân viên y tế về tình hình sức khỏe của mình. 

(Bài viết tham khảo thông tin vnexpress, hanoimoi, khoahocdoisong)

 

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img