Cây Vàng đắng còn có tên gọi khác là loong t’rơn, kơ trơng, hoàng đằng, dây đằng giang, hoàng đằng lá trắng, dây khai… có vị đắng, tính lạnh. Cây vàng đắng rất phổ biến ở núi rừng đông Nam Bộ và ở Tây Nguyên Việt Nam đây là một loại dược liệu quý được dân gian sử dụng nhiều trong điều trị các chứng bệnh kiết lỵ, viêm phế quản, lở ngứa ngoài da…Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây vàng đắng mời bạn đọc tham khảo.
Công dụng của cây vàng đắng
Nhân dân thường dùng thân và rễ cây này để nhuộm màu vàng và dùng làm thuốc như vị Hoàng đằng chữa sốt, sốt rét, tả lỵ, đau mắt. Dùng dưới hình thức thuốc bột hoặc thuốc viên. Ngày dùng 4 – 6g.
Viên Berberine có loại 50 mg dùng cho người lớn, ngày uống 4 – 8 viên, chia làm 2 lần, dùng liên tục trong 5 ngày. Và viên loại 10 mg cho trẻ em, ngày uống 2 – 10 viên tùy theo tuổi chia làm 2 lần.
Ở Liên xô, một số tác giả đã dùng Berberine làm thuốc lợi mật, điều trị cho bệnh nhân viêm túi mật đạt kết quả tốt.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây vàng đắng
Chữa viêm ruột, viêm dạ dày: 4 – 12g rễ vàng đắng sắc uống mỗi ngày.
Chữa đau mắt sưng đỏ: 8g vàng đắng, 2g cam thảo, kinh giới, bạch chỉ, phòng phong, long đởm thảo, cúc hoa mỗi vị 4g, mộc thông 9g. Mang tất cả vị thuốc trên sắc nước uống liên tục trong 3 – 5 ngày.
Chữa viêm tại, viêm đường tiết niệu, viêm phế quản: Cây vàng đắng, huyết dụ, mộc thông mỗi vị từ 10 – 12g. Đem các vị thuốc trên sắc lấy nước uống cho đến khi khỏi bệnh.
Chữa viêm tai có mủ: Vàng đắng mang xay thành bột, lấy khoảng 20g và phèn chua 10g tán nhuyễn, trộn đều và thổi vào tai. Ngày làm 2 – 3 lần liên tục.
Hoặc: Phèn chua 10g và bột vàng đắng 20g. Tán nhuyễn, trộn đều và thổi vào tai. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày liên tục trong vài ngày.
Trị tiêu chảy, kiết lỵ: Bột vàng đắng, mức hoa trắng hoặc cao cỏ sữa lá lớn mang trộn đều làm thành viên hoàn, lấy uống hàng ngày.
Viêm kẽ chân ngứa và chảy nước: Vàng đắng từ 10 – 20g, quả kha tử 10g, mang giã nát và sắc với nước lấy nước thuốc ngâm chân 1 ngày 1 – 2 lần.
Chữa nóng trong người cho trẻ: Lấy lượng vàng đắng vừa đủ đem nấu nước tắm 1 – 2 lần/ ngày.
>> Tham khảo: chữa bệnh từ cây vuốt hùm
Báo cáo sử dụng trên lâm sàng của cây Vàng đắng
- Tác dụng điều trị của Berberin trên lâm sàng được thể hiện rõ rệt trong các vụ dập tắt dịch lỵ và tiêu chảy ở Việt nam vào những năm 1972, 1973.
- Tác dụng điều trị bệnh tả của Berberin đã được chứng minh trong 2 vụ dịch ở Calcutal, Ấn độ vào những năm 1964 và 1965. Berberin đã được xác định có tác dụng điều trị các trường hợp tiêu chảy nặng, tả ( xét nghiệm thấy hoặc không thấy Vibrio cholerae), làm giảm tỷ lệ tử vong của người bện, giảm thời gian tiêu chảy.
- Về tác dụng điều trị viêm âm đạo do nấm và tạp trùng, tác giả Trương Thị Vinh, Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh( Bệnh viện phụ sản TW), đã dùng viên Berberin đặt âm đạo, 1 viên/ngày trong 20 ngày liên tiếp cho 60 bệnh nhân bị viêm âm đạo, kết quả tỷ lệ khỏi bệnh đạt thấp (26.7%) nhưng có ưu điểm là ít gây dị ứng.
Lưu ý khi chữa bệnh từ cây vàng đắng
Người có huyết hàn hoặc mắc các bệnh do hàn không nên sử dụng dược liệu.
Vàng đắng có thể được dùng để chế thành thuốc nhỏ mắt và sử dụng để điều trị viêm kết mạc. Tuy nhiên việc tự thực hiện bài thuốc này tại nhà có thể không đảm bảo vô khuẩn và gây ra tình trạng bội nhiễm. Vì vậy bạn chỉ nên thực hiện các bài thuốc này khi có sự cho phép của bác sĩ./.
Bài viết này đã làm rõ và sáng tỏ hơn về công dụng của cây Vàng đắng, chứa hoạt chất Berberine quen thuộc với tác dụng chữa tả lỵ, lợi mật đã được nghiên cứu. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn ít nghiên cứu về liều lượng cũng như thời gian điều trị. Độc giả cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để điều trị tại nhà.
>> Xem thêm: chữa bệnh từ quả trám