Rau dớn còn có tên gọi khác là ráng song, dớn rừng, dớn nhọn, quần rau, thái quyết… có tính mát. Là món ăn quen thuộc hàng ngày rau dớn còn được biết đến với công dụng làm thuốc và có tác dụng như lợi tiểu, giải nhiệt, ngăn ngừa bệnh lý và rất tốt cho phụ nữ mang thai… Sau đây là một số công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây rau dớn mời bạn đọc tham khảo.
Cây rau dớn là loại cây thuộc họ dương xỉ, rễ và thân ngắn, chiều dài khoảng 0.5 – 1m, mọc bò. Lá cây rau dớn có phiến kép lông chim 1 lần khi còn non và 2 lần khi đã già, hình nhọn như ngọn giáo. Các lá của rau dớn mọc so le với nhiều lá chét bên trong với 12 – 16 cặp mọc cách và lên dần; thường thì lá chét trên sẽ không có cuống còn lá chét dưới sẽ có cuống.
Công dụng chữa bệnh từ cây rau dớn
Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, rau dớn có tính mát và được ứng dụng rộng rãi trong y học. Sử dụng rau dớn sắc làm nước uống rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Lá rau dớn nón có thể dùng để ăn sống, trộn salad hay là nấu chính hoặc món hầm.
Ngoài ra thân, rễ và lá non của rau dớn được sắc hay nấu đường được dùng để chữa ho và ho ra máu. Lá non rau dớn được ăn như một loại rau ăn lá, sống hoặc nấu chín; hoặc là một thành phần trong món salad hoặc món hầm.
Người dân thường sử dụng lá rau dớn non luộc lấy nước uống giúp nhuận tràng hoặc là sử dụng nước ép lá rau dớn để trị cảm lạnh và ho.
Ngoài ra, rau dớn còn được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị đau đầu, đau nhức, ho, sốt, kiết lỵ, tiêu chảy, tẩy giun, giảm đau, chống viêm,…
Theo y học hiện đại
Theo nghiên cứu đã cho thấy rằng rau dớn có tính chống oxy hóa, đái tháo đường, đông máu, chống viêm, kháng khuẩn, ức chế miễn dịch.
Tính kháng khuẩn
Trong một số nghiên cứu khoa học cho thấy rau dớn có chứa hoạt tính có khả năng kháng khuẩn. Nếu thêm chiết xuất kháng khuẩn từ rau dớn trộn cùng thuốc kháng sinh sẽ đem lại hiệu quả chống vi khuẩn cao hơn rất nhiều so với chỉ dùng kháng sinh thông thường.
Tính chống nấm
Trong chiết xuất methanolic của lá và thân rau dớn người ta tìm thấy một phổ hoạt động kháng nấm rất rộng. Đồng thời trong một nghiên cứu khác chỉ ra rằng chiết xuất choloroform trong rau dớn có hoạt tính kháng nấm với giá trị kháng nấm dao động từ 0,002 – 2,5 mg/ml.
Chất chống oxy hóa
Rau dớn có khả năng chống oxy hóa của chồi một số loại dương xỉ cho thấy rau dớn tươi có khả năng chống oxy hóa xếp thứ 2 và rau dớn luộc xếp thứ 5.
Đặc tính chống phản vệ
Theo như nghiên cứu khoa học chiết xuất nước và etanol trong rau dớn cho thấy các hoạt tính bảo vệ trong phản vệ thụ động in trivo đồng thời cũng cho thấy khả năng chống lại sự suy giảm tế bào mast.
Khả năng tẩy giun sán
Trong thân, rễ của rau dớn có các chiết xuất ete có khả năng tẩy giun sán, chống lại Pheretima posthuma rất hiệu quả.
Giảm đau hiệu quả
Trong một nghiên cứu khoa học về tính giảm đau của một số loại lá được thử nghiệm trên mô hình chuột, người ta tìm ra nhờ vào chất flavonoid và sterol giúp chống lại các mô hình đau do viêm trung ương và ngoại vi. Hai hoạt chất này được tìm thấy trong rau dớn, giúp giảm đau rất hiệu quả.
Hỗ trợ bảo vệ gan
Nghiên cứu về khả năng kháng viêm và bảo vệ gan của rau dớn đem lại kết quả ngoài mong đợi. Kết quả cho thấy rau dớn có chứa hoạt tính giúp bảo vệ gan với tác dụng ức chế độc tính trên gan.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu khả năng ức chế glucosidase của các loại cây thuộc họ dương xỉ bao gồm cả rau dớn cho thấy khả năng ức chế glucosidase của rau dớn mạnh hơn đáng kể so với các loại khác thuộc họ này.
>> Xem thêm: chữa bệnh từ quả trám
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây rau dớn
Cầm máu, làm lành vết thương
Chuẩn bị lá non rau dớn (50g) rửa sạch giã nhỏ, đắp lên vết thương có tác dụng cầm máu, làm liền vết thương.
Thanh nhiệt giải độc
Dùng lá dớn khô nấu lấy nước uống trực tiếp.
Cầm máu và kích thích làm lành vết thương
Lấy 50g cây rau dớn đem rửa sạch, giã nát rồi đắt trực tiếp lên vùng tổn thương.
Điều trị nhiễm trùng, mụn nhọt, ghẻ lở
Dùng lá non của cây rau dớn giã nhuyễn đắp lên vùng bị bệnh, tình trạng viêm sẽ giảm rất nhanh.
Chữa sốt rét, hen suyễn, đau bụng, kiết lỵ
Chuẩn bị 20g thân rễ rau dớn cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái nhỏ, sắc với 200 ml nước còn 50 ml. Chia ra uống làm 2 lần trong ngày, dùng chữa sốt rét. Dùng 7 – 10 ngày cho một đợt điều trị.
Chữa bỏng
Lấy 100g Lá non rau dớn , 100g ruột quả bí ngô , hai thứ dùng tươi giã nát, đắp trực tiếp lên vết bỏng sẽ làm dịu da và kích thích lành thương rất tốt.
Chữa phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi
Dùng cẩu tích 15 – 20g, rễ cỏ xước 10 – 12g, ý dĩ 12 – 16g, mộc qua 6 – 8g, sắc với 750ml nước còn lại 200ml, chia thuốc từ dương xỉ này làm 2 lần uống trước bữa ăn.
Chữa đau lưng
Dùng cẩu tích 15 – 20g, thục địa 12 – 16g, đỗ trọng 10 – 12g, dây tơ hồng 8 – 10g, sắc với 750ml nước lấy 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Chữa khí huyết suy yếu
Dùng cẩu tích 15 – 20g, đương quy 10 – 12g, xuyên khung 4 – 6g, tục đoạn 10 – 12g, cốt toái bổ 10 – 12g, tầm gửi cây dâu 12 – 16g, bạch chỉ 4 – 6g.
Mặt khác, không kết hợp với các loại thuốc đông y, bạn có thể chế biến rau dớn thành các món ăn bổ sung trong các bữa cơm hàng ngày. Một số món ăn đơn giản, dễ làm như: Rau dớn luộc, nộm rau dớn, rau dớn xào tỏi, rau dớn nhúng lẩu,…
Lưu ý khi chữa bệnh từ cây rau rớn
Rau dớn là loại rau hoang dại, là loại thực phẩm khá lành tính và an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên lá rau dớn non có thể chứa lượng nhỏ các độc tố dương xỉ.
Rau dớn thường mọc tự nhiên nên thường sẽ không có thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Tuy nhiên bạn vẫn cần rửa thật kỹ rau dớn trước khi ăn để tránh ký sinh trùng còn bám trên lá rau.
Những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn đọc biết thêm về lợi ích cũng như cách chữa bệnh từ cây rau dớn. Chúc các bạn luôn khỏe.
>> Xem thêm: chữa bệnh từ cây vàng đắng