- Advertisement -spot_img
Trang chủThuốc QuýBài thuốc chữa cảm gió, sợ rét, giải cảm, chữa ho hiệu...

Bài thuốc chữa cảm gió, sợ rét, giải cảm, chữa ho hiệu quả

Date:

TIN LIÊN QUAN

spot_img
spot_img

Khi bị cảm gió cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi và khó chịu. Do đó cần phải trang bị những bài thuốc chữa cảm gió, cảm lạnh, sợ rét, chữa ho để có thể đẩy gió độc ra khỏi cơ thể nhanh chóng.

Bài thuốc chữa cảm gió, sợ rét, người đau mỏi và không ra mồ hôi

Gừng tươi 10g, Lá chè 6g, Tía tô 10g, Kinh giới 10g, Đường đỏ 30g.

Gừng, Chè, Tía tô, Kinh giởi rửa Sạch cho vào ấm, đổ vừa nước, đun sôi từ 15-20 phút.

Sau đó cho đường đỏ vào rót ra uống tranh thủ khi còn nóng, ngày uống 2 lần.

Bài thuốc chữa cảm gió, sợ rét, người đau mỏi và không ra mồ hôi
Bài thuốc chữa cảm gió, sợ rét, người đau mỏi và không ra mồ hôi

Bài thuốc chữa cảm gió, lạnh

Hành cả củ, rỗ lá 2 nhánh, vò lạc tươi 12 cái. Cả 2 thứ đem rửa sạch, cho vào ấm sắc đun sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, gạn lấy nưức, uống lúc còn nóng. Sau đó lên giường nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.

Bài thuốc khi mới bị cảm, ho và chảy nước mũi

Tỏi 3 nhánh, lấy một nhánh tỏi bóc vỏ cho vào miệng ngậm, nhấm nháp rồi nuốt nước, đến khi hết mùi tỏi thì nhổ bã ra làm tiếp 2 nhánh còn lại. Làm 3 lần thì có hiệu quả. Tác dụng sát khuân, giải độc.

 Bài thuốc chữa sốt rét bằng tỏi

Tỏi vừa đủ dùng, giã nhỏ, về thành viên bằng hạt đậu. Trước tiên lấy 1 tờ giấy có lỗ thủng đặt vào huyệt liệt khuyết (tức là huvệt nằm cuôi ngón tay cái gần cổ tay, cạnh xương nhô lên ở cổ tay) đắp viên tỏi này vào, dùng băng quấn chặt lại. Sau khi phồng lên có nước vàng là bệnh đỡ.

Bài thuốc chữa sốt rét bằng tỏi
Bài thuốc chữa sốt rét bằng tỏi

 Bài thuốc phòng cảm cúm cho trẻ

Tỏi 10g, Bạc hà 20g, lá Ngải cứu 30g, lá Đại thanh (còn gọi là bọ mẩy) 12g, Thạch xương bồ 12g. Tất cả đem giã nát, cho vào một túi vải nhỏ, đem treo trước ngực trẻ nhỏ là được.

Chữa thiên đầu thống bằng củ cải

Bài thuốc:Lấy củ cải (thứ non càng tốt) giã vắt lấy nước cốt, thêm chút băng phiến. Cho người bệnh nằm ngửa và lấy dung dịch trên nhỏ từ từ vào lỗ mũi: đau đầu bên trái nhỏ vào lỗ mũi phải, đau đầu bên phải thì nhỏ vào lỗ mũi bên trái.

Lưu ý: 99% lượng can xi trong củ cải tập trung ờ phần vỏ, cho nên khi chế biến sẽ không nên gọt bỏ vỏ

>> Tham khảo: chữa cảm lạnh

Quất hồng bì giải cảm, chữa ho

Theo Đông y, lá Quất hồng bì vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng giải thử (cảm nắng), cảm cúm, long đờm, hạ sốt và giảm ho. Ouả vị chua, tính bình, hơi ấm, có tác dụng long đờm, giảm ho, kích thích tiêu hóa và cầm nôn mửa.

Quất hồng bì còn gọi là Hoàng bì, Quất bì (dễ nhầm với Quất làm cành). Tên khoa học là Clausena lansium (Lour) Skeels, thuộc họ cam quýt. Đây là loại cây thân gỗ, cao khoảng 3 đến 5m, thường mọc hoặc được trồng từ Hà Tĩnh trở ra Bắc, tới miền Nam Trung Ouốc. Bộ phận làm thuốc gồm: Quả (được bổ dọc, phơi khô gọi là quất bì hay hồng bì); hạt của quả chín phơi khô, lá, vỏ rễ phơi khô.

Quất hồng bì giải cảm, chữa ho
Quất hồng bì giải cảm, chữa ho

Một số thí nghiệm cho thấy, cao chiết từ lá hồng bì cớ tác dụng chống cơ thắt trên hồi tràng chuột nhờ hoạt chất lasimit; kìm hãm một vài chủng ký sinh trùng sốt rét và diệt ký sinh trùng đường ruột. Ngoài ra, cao khô chiết suất bằng methanol có tác dụng kháng khuẩn: tụ cầu vàng (Staphylococus aureus) và vi khuẩn đường ruột F,. coli. Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh quất hồng bì điều trị các chứng bệnh ly amíp, trực trùng (phối hợp với khổ luyện tứ, hòe hoa) cho kêt quả tôt hơn tân dược (ganidan, tetracvclin).

Y học cố truyền dùng nhiều bộ phận của quất hồng bì làm thuốc. Hạt và vỏ rễ cây có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng giảm đau và lợi tiêu hóa. Dân gian thường dùng nó trị đau dạ dày, đau thương vị hoặc do co thắt ống tiêu hóa, phu nữ sau sinh. Tá quất hồng bì dược dùng trong các chứng cảm mạo, sốt hỗ trợ điều trị sốt rét, gội đầu để sạch gàu, trơn tóc. Quả dùng cho người tiêu hóa kém, buồn nôn, ho kéo dài (nếu ho cấp tính do nhiễm trùng, cần phối hợp kháng sinh; nêu ho do lao thì phải điều trị thuốc chuyên khoa).

Để kích thích tiêu hóa và phòng bệnh cho phụ nữ sau sinh, có thể lấy vỏ thân hoặc rễ quất hồng bì 10g, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Có thể dùng trong nhiều ngày.

Chữa ngạt mũi và sổ mũi

Ngạt mũi và sổ mũi có thể do cảm lạnh hoặc do dị ứng. Chất nhầy mũi nhiều có thể gây viêm tai ở trẻ con hay viêm xoang ở người lớn.

Xứ trí:

– Trẻ nhỏ: dùng bơm tiêm (không có kim tiêm) hút sạch chất nhờn trong mũi.

– Trẻ lớn hay người lớn: cho ít nước muối vào lòng bàn tay và hít vào mũi làm chất nhầy loãng ra.

– Hít hơi nước nóng giúp làm thông mũi.

– Khi bị sổ mũi và ngạt mũi nên lau mũi chứ đừng xì mũi vì xì mũi có thê gây viêm tai và viêm xoang.

– Người hay bị viêm tai hoặc viêm xoang, sau khi bị cảm lạnh dễ bị ngạt mũi và sổ mũi, muốn ngăn chặn bệnh thì sau khi bị cảm lạnh cần nhỏ thuốc nhỏ mũi giảm sung huyết mũi như phenincrphin mỗi mũi 2-3 giọt /lần; không nhỏ quá 3 lần trên 1 ngày và không nhỏ quá 3 ngày.

>> Xem thêm: chữa bệnh sốt xuất huyết

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img