- Advertisement -spot_img
Trang chủDinh DưỡngEnzymeMột số bài thuốc y học góp phần chữa bệnh sốt xuất...

Một số bài thuốc y học góp phần chữa bệnh sốt xuất huyết

- Advertisement -spot_img

Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra quanh năm nhưng cao điểm nhất và thành dịch vào các tháng cuối mùa hè đầu mùa mưa. Vậy có biện pháp hay bài thuốc nào chữa bệnh sốt xuất huyết hay không. Cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm viruts cấp tính, tỉ lệ tử vong cao, nhưng nếu được chăm sóc hợp lý và điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong có thể giảm.

Tại Việt Nam bệnh sốt xuất huyết cũng đang là một vấn đề đáng quan tâm của toàn ngành y tế. Y học cổ truyền cũng có thể góp phần trong điều trị bệnh sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết theo y học cổ truyền là căn bệnh ban hoặc bệnh chẩn:

  • Ban chẩn thuộc dương chứng, nhưng dinh khí đi nghịch làm hư hỏa bốc bên trong, làm thương tổn chân âm, tỳ vị không kiên vận, không thống nhiếp được nên xuất hiện dấu chứng ban chân (dấu xung huyết)
  • Ở mức độ nặng hơn tác động vào phần huyết gây xuất huyết (huyết thoát khỏi thanh mạch). Khi tình trạng xuất huyết nhiều, bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, theo y học cổ truyền gọi là chứng nhiệt quyết, xuất hiệu triệu chứng thân mình nóng và tay chân lạnh. Nếu chân âm thương tổn nặng thì sẽ chuyển sang giai đoạn hàn quyết thân mình và tay chân đều lạnh.
  • Y học cổ truyền xếp bệnh sốt xuất huyết vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch vì nó có khả năng làm lây lan thành dịch bệnh. Nguyên nhân do nhiệt độc tấn công vào cơ thể, nếu tấn công vào: phản vệ gây sốt cao, phần dinh gây ban chân, nặng hơn chuyển sang chứng quyết.

Nhiệt quyết: Sốt cao, chảy máu răng, chảy máu cam, tay chân lạnh

Hàn quyết: Chảy máu nhiều nơi, thân mình và tay chân lạnh.

Khi xảv ra dịch bệnh hoặc ở những nơi có nguy cơ xảy ra sốt xuất huyết, nêu thấy bệnh nhân có xuất hiện ban chẩn, cần lưu ý các dấu chứng sau:

Sốt cao

Ban điểm là những chấm, những nốt nối trên da, khi ấn vào không lặn, đây là dấu chứng báo hiệu tình trạng sung huyết, dấu chứng này cũng xuất hiện khi làm dấu hiệu dây thắt.

Ban điểm này sẽ lan ra thành những mảng bầm, xuât hiện một cách tự nhiên hay khi tiêm chích

Xuất huyết: Chảy máu mũi, chảy máu chân răng

Xuất huyết nội tạng: Nôn ra máu, tiểu ra máu, xuất huyết âm đạo.

Rối loại tri giác

Mạch tố sắc: Mạch nhanh nhỏ khó bắt hoặc không bắt được, hoặc huyết áp tụt.

Trong thời kỳ xuất hiện ban chẩn, sốt cao. Các dấu chứng này xuất hiện nhiều hay ít, có hay không có, sẽ biểu hiện mức độ nặng nhẹ của sốt xuất huyết.

Độ 1: Sốt + Ban chẩn.

Độ 2: Sốt + Ban chẩn + Xuất huyết.

Độ 3: Sôt + Ban chẩn + Xuất huyết + sốc nhẹ.

Độ 4: Sốt + Ban chẩn + Xuất huyết + sốc nặng.

Các dấu chứng cần cảnh báo:

Đang sốt hạ sốt đột ngột.

Tay chân mát lạnh.

Đau bụng dữ dội.

Tiểu ít.

Bứt rứt, vật vã.

Y học cổ truyền sẽ góp phần điều trị tích cực sốt xuất huyết ở độ 1, độ 2.

Nếu bệnh nhân chuyên sang độ ĩ3, độ 4 cấp cứu tây y, có thể kết hợp cả với y học cố truyền.

>> Tham khảo: bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ

Một số bài thuốc y học góp phần chữa bệnh sốt xuất huyết

Bài thuốc 1:

1. Lá cúc tần 12g: Hạ sốt

2. Có mực (cỏ nhọ nồi) 16g: cầm máu

3. Mà đề 16g: Lợi tiếu

4. Trắc bá diệp (sao đen)16g: cầm máu

5. Sắn dây củ (cát căn) 20g: Thanh nhiệt

6. Rau má 16g Nhuận tràng, thanh nhiêt

7. Lá tre 16g: Hạ sốt, thanh nhiệt

8.Gừng tươi 3 lát: Kích thích tiêu hóa, chống nôn, ôn vị, giải độc, giải biểu

  • Nếu không có sắn dây củ thì thay bằng lá dâu 16g
  • Nếu không có Trắc bá diệp thì thay bằng Lá sen sao đen 12g, hoặc cây Kinh giới sao đen 12g.

– Cách dùng: cho tất cả vào nồi với 600 ml nước sạch, đun sôi 30 phút, đê ấm, uông ngày 3 lần.

Một số bài thuốc y học góp phần chữa bệnh sốt xuất huyết
Một số bài thuốc y học góp phần chữa bệnh sốt xuất huyết

Bài thuốc 2:

1. Có mực (sao vàng) 20g: Chỉ huvết, nhuận huyết

2. Cối xay (sao vàng) 12g: lợi tiểu, hạ sốt, giải độc.

3. Rễ tranh 20g: Lợi tiểu, hạ sốt, giải dộc thanh nhiệt, giải độc.

4. Sài đất 20g: Thanh nhiệt, giải độc và chống nhiễm trùng

5. Kim ngân hoa 12g: Thanh nhiệt, giải độc và chống nhiễm trùng

6. Hạ khô thảo (sao) 12 g: Lợi tiểu, thanh nhiệt, thanh can hỏa

7. Hoa hoè 10g: cầm máu

8. Gừng tươi 3 lát: Kích thích tiêu hóa, ôn vị, chống nôn, giải độc, giải biểu

Cách dùng: Cách dùng: cho tất cả vào nồi với 600 ml nước sạch, đun sôi khoảng 30 phút, để ấm, uống ngày 3 lần.

>> Xem thêm: chữa cảm lạnh

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img

TRANG NGOÀI

16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe

TIN MỚI

- Advertisement -spot_img

Tin liên quan

- Advertisement -spot_img

Nhận Sữa Tiểu Đường Miễn Phí

Hãy để lại thông tin và nhấn vào nút "ĐĂNG KÝ NHẬN", chúng tôi sẽ liên hệ để xác nhận và gửi quà đến tận tay cho bạn!!!

    This will close in 0 seconds