Cỏ đuôi lươn là loại cây thuộc dạng thân thảo, có hoa, rất dễ sống. Có khả năng phát triển trong nhiều môi trường khác nhau, chẳng hạn như vùng đất phèn, ao hồ, đầm lầy, ven sông, suối, đồng ruộng hay trong vườn nhà. Trong Y học cổ truyền, cỏ đuôi lươn thường được sử dụng để chữa bệnh hậu sản, nấm kẽ chân, hắc lào, vảy nến, sưng đau ngoài da. Cùng tìm hiểu công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cỏ đuôi lươn dưới đây nhé.
Cỏ đuôi lươn là một loài thực vật dạng thân thảo, có hoa. Cây mọc đứng, chiều cao của cây trưởng thành trung bình từ 0,35 – 1 mét. Thân cây bao phủ nhiều lông tơ màu trắng. Lông tập trung nhiều nhất phía dưới cụm hoa. Từ thân có thể phát triển thêm nhiều nhánh nhỏ.
Công dụng làm thuốc chữa bệnh từ cỏ đuôi lươn
Tác dụng làm thuốc của loại thảo dược này không được biết đến nhiều và bộ phận làm thuốc chủ yếu là phần thân và lá cây (dùng tươi hay khô đều được).
Theo y học cổ truyền, thân và lá đuôi lươn có tác dụng điều trị bệnh hậu sản. Liều dùng tham khảo là 10 – 15 g thân và lá, sắc lấy nước uống.
Ngoài ra, nếu bị các bệnh ngoài da như vảy nến, hắc lào, các bạn có thể lấy cỏ đuôi lươn tươi, rửa sạch, giã nát rồi chà nhẹ lên da thường xuyên. Nếu bị nấm kẽ chân gây lở loét (nước ăn chân), có thể lấy cỏ đuôi lươn tươi, giã nát, vắt lấy nước ép rồi rửa ngoài da.
Cách sử dụng và liều dùng Cỏ đuôi lươn
Liều dùng
- Dùng ngoài: Sử dụng thuốc với liều lượng tùy chỉnh.
- Dùng trong: Dùng từ 10 – 15 gram/ngày.
Cách sử dụng
- Dùng ngoài: Phơi khô, tán thành bột đắp ngoài da hoặc nấu nước rửa vết thương.
- Dùng trong: Sắc lấy nước uống hoặc hãm lấy nước uống như trà.
Những bài thuốc chữa bệnh từ cỏ đuôi lươn
Cỏ đuôi lươn (Thủy giảo tiễn) được ứng dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh, bao gồm:
Bài thuốc từ Cỏ đuôi lươn điều trị bệnh hắc lào và vảy nến
Nguyên liệu:
- Toàn thân Thủy giảo tiễn tươi với liều dùng tùy chỉnh.
Cách thực hiện:
- Sau khi thu hái, tiến hành ngâm và rửa dược liệu trong nước muối
- Vớt dược liệu ra ngoài, cho vào cối và giã nát
- Sử dụng nước sạch hoặc nước muối sinh lý vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh
- Sử dụng thuốc để đắp trực tiếp lên những vùng da bị vảy nến, hắc lào
- Sau 15 – 20 phút, vệ sinh lại vùng da bệnh bằng nước sạch
- Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày để cải thiện bệnh lý.
>> Tham khảo: chữa bệnh từ cây keo dậu
Bài thuốc chữa bệnh từ cỏ đuôi lươn giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hậu sản đối với phụ nữ sau sinh
Nguyên liệu:
- 15 gram Thủy giảo tiễn ở dạng khô.
Cách thực hiện:
- Cho dược liệu vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ
- Tiến hành sắc thuốc để lấy nước đặc
- Chia nước thuốc vừa thu được thành 3 lần uống trong ngày (sáng, trưa và tối)
- Uống mỗi ngày một thang thuốc.
Bài thuốc chữa bệnh từ cỏ đuôi lươn giúp điều trị sưng đau và lở loét ngoài da (bài thuốc dùng ngoài)
Nguyên liệu:
- Toàn thân Thủy giảo tiễn tươi với liều dùng phụ thuộc vào kích thước tổn thương.
Thực hiện cách 1:
- Sau khi thu hái, tiến hành ngâm và rửa dược liệu trong nước muối
- Vớt dược liệu ra ngoài, cho vào cối và giã nát
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh
- Sử dụng thuốc để đắp trực tiếp lên những vùng da bị sưng đau và lở loét ngoài da khoảng 15 – 20 phút
- Dùng nước sạch vệ sinh lại vùng da bệnh
- Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày để cải thiện bệnh lý.
Thực hiện cách 2:
- Ngâm và rửa dược liệu trong nước muối
- Vớt dược liệu ra ngoài, cho vào cối và giã nát
- Sử dụng vải mùng để vắt lấy phần nước cốt dược liệu
- Sau khi vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ, sử dụng bông y tế thấm vào thuốc và thoa lên những vùng da đang bị tổn thương
- Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
Thực hiện cách 3:
- Sử dụng dược liệu khô hoặc tươi nấu với 1 lít nước
- Dùng nước này để vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh
- Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện bệnh lý.
Bài thuốc từ Cỏ đuôi lươn giúp điều trị sưng đau và lở loét ngoài da (bài thuốc uống trong)
Nguyên liệu:
- 10 – 15 gram Thủy giảo tiễn.
Cách thực hiện:
- Cho dược liệu vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ (khoảng 500ml nước)
- Thực hiện sắc thuốc để lấy nước đặc
- Uống hết thuốc khi còn ấm nóng hoặc chia nước thuốc vừa thu được thành 3 lần uống trong ngày
- Uống mỗi ngày một thang thuốc. Kiên trì áp dụng cho đến khi sa hết sưng đau và lở loét.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng bài thuốc chữa bệnh từ cỏ đuôi lươn
- Cỏ đuôi lươn có tên gọi hoặc hình thái tương tự với một số loại cây khác nên dễ bị nhầm lẫn. Cụ thể như cây chè đuôi lươn, cây cô tòng đuôi lươn hay cây hoa mào gà trắng. Chính vì thế, người dùng cần lưu ý phân biệt rõ ràng để tránh gây nhầm lẫn, không đạt hiệu quả chữa bệnh và gây ra một số rủi ro không mong muốn.
- Cho đến hiện tại vẫn chưa có bất kỳ tài liệu khoa học nào nghiên cứu sâu về thành phần hóa học và khả năng chữa bệnh của Cỏ đuôi lươn. Các bài thuốc chữa bệnh nêu trên chủ yếu được áp dụng dựa trên phương truyền miệng. Chính vì thế, trước khi đưa dược liệu này vào quá trình điều trị, người bệnh cần thận trọng tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và các thầy thuốc để dùng đúng cách và phòng ngừa những rủi ro không mong muốn.
Bài viết là thông tin cơ bản về công dụng, đặc điểm sinh thái, lưu ý và những bài thuốc chữa bệnh từ Cỏ đuôi lươn. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý đưa dược liệu này vào quá trình điều trị. Để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng dược liệu đúng với hướng dẫn của thầy thuốc và bác sĩ chuyên khoa.
>> Xem thêm: chữa bệnh từ cây râu mèo