Trang chủ Bệnh lý Bệnh Tiểu Đường Người bệnh tiểu đường có ăn được măng không?

Người bệnh tiểu đường có ăn được măng không?

0
Bệnh tiểu đường có ăn được măng không?
- Advertisement -
- Advertisement -

Măng chứa ít calo, giàu chất xơ, protein, và các vitamin và khoáng chất. Người bệnh tiểu đường ăn măng được không và ăn măng có tốt không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin người bệnh tiểu đường ăn măng được không qua bài viết này nhé!

Tìm hiểu về các thành phần của măng

Măng là một loại thực phẩm ngon, giàu dinh dưỡng có được từ tre, trúc hay nứa dùng để bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày. Cụ thể, măng được dùng nấu canh, hầm xương giò, măng muối hay thực hiện các món ăn xào, …

Tiểu đường ăn măng được không
Các thành phần của măng

Trong măng bao gồm lượng lớn nước, glucid protid và chất xơ. Đặc biệt, ở măng khô, hàm lượng chất xơ được đánh giá là cao hơn hết so với loại măng tươi hay măng ngâm chua. Chính vì thế, khi ăn măng khô thường tạo ra cảm giác khó tiêu, no lâu.

Bệnh tiểu đường có ăn được măng không?

Măng thơm ngon và mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, đối với bệnh nhân đái tháo đường, khi sử dụng măng sẽ mang đến những lợi ích sau:

Giảm hàm lượng glucose trong máu

Ăn măng thường xuyên có thể ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người khỏe mạnh đồng thời giúp ổn định đường huyết ở những người đã mắc bệnh tiểu đường từ trước. Đúng vậy, việc sử dụng măng giúp làm giảm đáng kể lượng glucose từ đó góp phần quan trọng trong việc duy trì đường huyết ở trạng thái ổn định.

Hạn chế tăng lipid máu

Ăn măng thường xuyên còn có tác dụng giúp hạ thấp lượng lipid có hại trong cơ thể xuống mức tối ưu, ngăn chặn sự tích tụ lượng cholesterol ở thành mạch, quanh các bộ phận quan trọng như tim, gan, thận. Điều này có ý nghĩa tích cực với những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 cũng như bệnh nhân suy tim, huyết áp cao.

Bệnh tiểu đường có ăn được măng không?

Kích thích sản sinh insulin

Tiểu đường có ăn được măng không? Người tiểu đường khi sử dụng măng tây với lượng ít, chúng ta cũng thấy được khả năng ổn định đường huyết, giúp ngăn chặn biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nến sử dụng các sản phẩm chiết xuất măng tây nhiều hơn, nó cũng chính là thành phần thúc đẩy sự sản sinh insulin. Như vậy, dù ăn nhiều măng hay ít măng đều có lợi trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Hỗ trợ giảm cân

Không phải ai mắc bệnh đái tháo đường đều thừa cân hoặc béo phì, tuy nhiên, đây là tình trạng không mấy hiếm gặp. Và việc sử dụng măng còn có thể hỗ trợ tốt hơn quá trình kiểm soát cân nặng và giảm cân. Cụ thể, măng chứa hàm lượng chất cơ cao tạo cảm giác no lâu và chống lại cơn thèm ăn.

>> Tham khảo: chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

Người tiểu đường nên ăn măng như thế nào cho đúng?

Ăn măng thích hợp để cải thiện bệnh đái tháo đường nhưng chỉ nên ăn với liều lượng thích hợp. Cụ thể, mỗi ngày bạn không nên ăn nhiều hơn nửa kg măng và cần cân đối dinh dưỡng từ măng cùng các loại thực phẩm khác. Ngoài ra, do măng có chứa độc tố glucozit sinh acid cyanhydric, chính vì vậy cần sơ chế kỹ trước khi chế biến để loại bỏ thành phần gây hại cho sức khỏe như sau:

  • Măng lột vỏ, rửa sơ qua rồi thái thành miếng vừa ăn
  • Ngâm măng với nước sôi từ 2 đến 3 lần sau đó rửa lại bằng nước sạch
  • Lưu ý trong lúc luộc măng cần mở nắp để chất độc thoát hơi ra ngoài
  • Măng sau khi luộc xong nên ngâm bằng nước vo gạo và thay nước thường xuyên trong hai ngày.
Lưu ý khi ăn măng cho người tiểu đường

Sau khi sơ chế măng xong, có thể dùng để nấu các món ăn như xào hay nấu canh hầm xương để bồi bổ sức khỏe. Khi không có đủ kiên nhẫn để thực hiện các bước quá trình sơ chế, thì nên hạn chế tối đa việc sử dụng măng bởi nó có thể gây tích tụ chất độc trong cơ thể. Đối với các sản phẩm măng đã chế biến sẵn hoặc ngâm chua cũng cần tìm hiểu nguồn gốc rõ ràng trước khi sử dụng.

Lưu ý khi dùng măng cho người tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường có ăn măng  được không? Những trường hợp sau đây được khuyên là không nên dùng măng bởi sẽ gây bất lợi nhiều hơn lợi ích nhận được. Cụ thể:

  • Người mắc bệnh tiêu hóa, hay chứng viêm đau dạ dày cần tránh ăn măng bởi trong thành phần của măng có chứa acid cyanhydric là chất có hại cho dạ dày. Đồng thời lượng chất xơ quá lớn cũng chính là lý do tạo cảm giác chướng bụng, khó tiêu thêm trầm trọng.
  • Nhược điểm khác của măng là có tác dụng kích thích sản sinh axit uric, một loại chất vốn có hàm lượng dư thừa ở những bệnh nhân gout. Nói cách khác, ăn măng có thể lsẽ àm tăng cao nguy cơ mắc bệnh gout và khiến tình trạng của bệnh nhân gout thêm nguy hiểm.
  • Ngoài ra, hàm lượng kali có trong măng dù rất tốt cho người bệnh tiểu đường và cao huyết áp nhưng khi mắc bệnh thận, lượng kali từ măng được xem là yếu tố khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và cần tránh dùng.

Xem thêm: tiểu đường có dùng nhân sâm được không

Exit mobile version