Trang chủ Bệnh lý Chữa bệnh trĩ tại nhà: Ăn uống, sinh hoạt như thế nào?

Chữa bệnh trĩ tại nhà: Ăn uống, sinh hoạt như thế nào?

0
- Advertisement -
- Advertisement -

Chữa bệnh trĩ tại nhà hoàn toàn khả thi nếu bạn biết được căn nguyên của bệnh. Câu nói “Bệnh từ miệng mà vào” của người xưa hoàn toàn đúng với căn bệnh trĩ.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ là do bệnh táo bón. Mà bệnh táo bón chủ yếu do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý gây ra. Nhưng táo bón hoàn toàn có thể được “diệt tận gốc” bằng một chế độ ăn “xanh – sạch”. Đây cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của việc điều trị bệnh trĩ tại nhà.

Chữa bệnh trĩ tại nhà thông qua chế độ dinh dưỡng

Khi bị bệnh trĩ nên ăn gì – uống như thế nào?

Ăn uống khoa học có thể giúp cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ điều trị các bệnh lý sẵn có. Nếu đang “vật vã” vì bệnh trĩ, hãy bỏ túi ngay các “bí kíp” ăn đúng dưới đây để có thể điều trị dứt điểm bệnh trĩ.

  • Thực phẩm nhuận tràng: Giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, làm mềm chất thải. Người bệnh trĩ nên ăn các loại rau như mồng tơi, rau đay, rau khoai lang, diếp cá, sung, chuối, đu đủ, khoai lang …
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Giúp nhuận tràng, hạn chế tổn thương do chất thải rắn gây ra với búi trĩ. Các loại rau củ giàu chất xơ gồm đậu, măng, các loại rau màu xanh đậm như súp lơ, bắp cải, bông cải xanh, cần tây ….
  • Thực phẩm giàu chất sắt và magie: Giúp người bệnh trĩ bổ máu, phục hồi sức khỏe tốt hơn. Có thể ăn các loại thức ăn như cá ngừ, cá bơn, mộc nhĩ đen, vừng đen, mơ khô, mận khô, hạt điều, hạnh nhân, quả bơ, cải bó xôi, cải xanh …
Táo bón là nguyên nhân gốc rễ gây bệnh trĩ

Người bệnh trĩ cần uống nhiều nước

Uống đủ nước là lời khuyên của các chuyên gia cho bệnh nhân muốn điều trị dứt điểm bệnh trĩ.  

  • 95% cơ thể chúng ta là nước, thiếu nước khiến cơ thể khô nóng, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Uống đủ nước giúp làm mềm phân hiệu quả, giảm tổn thương tới các búi trĩ trong cơ thể.
  • Uống một cốc nước ấm – nóng vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy giúp hệ tuần hoàn, hệ bài tiết hoạt động tốt hơn. Nước ấm – nóng giúp kích thích các nhu động ruột làm quá trình bài tiết diễn ra dễ dàng, việc đi đại tiện trở nên nhẹ nhàng hơn.
  • Lượng nước dung nạp vào cơ thể có thể đến từ các nguồn khác nhau như rau củ, nước ép trái cây, các món canh, soup …

Bệnh trĩ nên kiêng ăn những loại thực phẩm nào?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người mắc bệnh trĩ nhất định phải kiêng ăn một số loại thực phẩm dưới đây nếu muốn điều trị dứt điểm bệnh trĩ.

  • Đồ ăn và gia vị cay, nóng như ớt, hạt tiêu, riềng, quế, mù tạt …. Vì các gia vị này kích thích niêm mạc ruột, niêm mạc dạ dày. Khiến cơ thể bị thiếu nước, nóng trong dẫn tới táo bón. Do đó làm bệnh trĩ tiến triển theo chiều hướng xấu hơn.
  • Đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên xào được chế biến với lượng lớn dầu mỡ: Gây đầy bụng, khó tiêu, tăng nguy cơ bị táo. Người bệnh không thể điều trị dứt điểm bệnh trĩ tại nhà nếu vẫn còn bị táo bón hành hạ.
  • Đồ ăn mặn: Hấp thu lượng nước trong cơ thể, gây ra các bất thường với đường tiêu hóa. Dẫn tới việc bài tiết gặp nhiều khó khăn.
  • Món ăn quá nhiều đạm (thường được chế biến từ thịt, trứng, sữa …): Gây khó tiêu, tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, dễ táo bón.
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích: Làm cơ thể mất nước, nội tạng tích nhiệt, khiến phân bị khô, gây táo. Đồ uống có cồn còn làm tổn hại đến niêm mạc trực tràng, gây sung huyết, cản trở việc lưu thông máu.
  • Hạn chế lượng đường và tinh bột: Vì các thực phẩm này tạo áp lực cho thành ruột, gây táo bón, ngứa hậu môn. Khiến trĩ nặng hơn.
Người táo bón thể hàn kiêng đồ ăn chua, đắng, lạnh

Với các kiến thức được chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi bệnh trĩ nên ăn gì. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một chế độ ăn uống lành mạnh với thực đơn “xanh – sạch” – nhiều rau xanh. Kết hợp với vận động phù hợp sẽ hỗ trợ việc điều trị dứt điểm bệnh trĩ tại nhà.

Gợi ý thực đơn giúp chữa bệnh trĩ tại nhà

Người bệnh trĩ bị táo bón phân cứng, người nóng trong

Theo Đông y, những trường hợp này nên dùng các món ăn có tác dụng làm mát, giúp nhuận tràng, tiêu viêm như:

  • Canh rau đay, mồng tơi, rau dền. Có thể nấu cùng với cua giúp giải nhiệt.
  • Canh mướp nấu cùng đậu phụ
  • Canh đậu xanh nấu cùng mộc nhĩ
  • Món xào: Ngọn, lá rau khoai lang xào cùng tỏi
  • Các món ăn được chế biến từ cà chua, cà tím, đậu bắp, đậu đen
  • Ăn rau diếp cá sống hoặc nấu nước uống
  • Ăn/Uống sinh tố đu đủ chín, hồng xiêm chín, dâu tây
  • Kiêng ăn mặn, cay, nóng.

Người bệnh trĩ bị táo bón phân mềm, người lạnh

Đây là những trường hợp bị hàn táo: phân mềm nhưng đi vệ sinh vẫn phải rặn nhiều. Sau khi đi vệ sinh người rất mệt, tay chân lạnh. Nên ăn các thực phẩm bổ khí, nhuận tràng như:

  • Cơm gạo lứt với muối mè
  • Món chính/ món mặn như cá rô kho mộc nhĩ, đu đủ ninh xương lợn, hoa thiên lý xào hẹ, lươn tiềm đẳng sâm.
  • Các món được chế biến từ rau cải xoong, rau má, chuối, kê, đậu đũa, các loại rau thơm (có thể ăn sống) …
  • Các món ăn, đồ uống với mật ong, vừng đen, đậu đỏ
  • Người bệnh thể hàn táo kiêng ăn chua, đắng, lạnh như cà, cam, măng, nước dừa.

Người bị bệnh trĩ mạn tính kèm theo rối loạn tiêu hóa kéo dài

Trong trường hợp này người bệnh nên duy trì chế độ ăn với các món có tác dụng ích khí, sinh huyết, nhuận tràng như:

  • Nước vừng đen được chế biến từ vừng đen sao vàng, tán nhỏ. Nên uống hàng ngày, mỗi lần 20-30g pha đường (nhạt) uống.
  • Canh hoa thiên lý đậu phụ, hành. Món canh này cần ăn nóng với cơm.
  • Các loại rau xanh và rau thơm tốt cho người bệnh trĩ như rau húng, kinh giới, tía tô, rau mùi, cải xoong, hành, hẹ …
Điều trị bệnh trĩ hiệu quả tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng

Nên sinh hoạt như thế nào để chữa bệnh trĩ tại nhà?

Bên cạnh ăn uống, các thói quen sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chữa dứt điểm bệnh trĩ tại nhà.

Xây dựng thói quen đi vệ sinh sau khi ngủ dậy

Một trong những bí quyết hàng đầu giúp duy trì sức khỏe, sự thư giãn và sảng khoái là đi vệ sinh mỗi ngày sau khi thức dậy. Việc đi vệ sinh đều đặn vào một giờ nhất định giúp đường ruột quen với thời điểm này. Nếu bạn bỏ lỡ thời điểm “vàng: từ 5-7h sáng để đi vệ sinh, cơ thể sẽ khó chịu, bụng căng tức và nguy hại hơn là táo bón.

Từ 5 – 7h sáng là thời điểm đại tràng tỉnh giấc sau giấc ngủ dài và có nhu cầu bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể. Ngay sau khi thức dậy là lúc đại tràng co thắt mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Đi vệ sinh đầu ngày giúp người bệnh thải hết độc tố, sảng khoái bắt đầu một ngày mới. Làm thế nào để  hình thành thói quen này? Hãy uống một cốc nước ấm nóng ngay khi thức dậy vào buổi sáng. Nước ấm nóng sẽ giúp “kích hoạt” cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

Đi đại tiện khoảng từ 5-7h sáng tốt cho việc chữa bệnh trĩ tại nhà

Vệ sinh hậu môn đúng cách

Người bệnh trĩ nên rửa hậu môn bằng nước sạch, lau khô nhẹ nhàng bằng khăn bông mềm sau khi đi vệ sinh. Tuyệt đối không được trà sát mạnh tay cho dù có ngứa đến đâu chăng nữa. Việc trà rửa mạnh, sử dụng giấy vệ sinh dễ làm xước niêm mạc hậu môn. Khiến việc nhiễm trùng có thể nặng hơn.

Để hỗ trợ việc chữa trĩ tại nhà, người bệnh cần vệ sinh thêm ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Hãy sử dụng nước ấm pha muối loãng để làm sạch hậu môn. Việc làm này giúp xoa dịu búi trĩ, giảm tình trạng ngứa ngáy, ngăn chặn viêm nhiễm. Nhưng không nên làm sạch hậu môn bằng xà phòng vì dễ gây khô, làm kích ứng da, gây đau rát.

Người bệnh trĩ nên ngồi xổm khi đi vệ sinh

Tư thế ngồi xổm là tư thế tự nhiên giúp ruột kết (đại trực tràng) không bị cong. Đại trực tràng được giữ thẳng giúp quá trình bài tiết diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. Với bồn vệ sinh bệt, người bệnh có thể kê chân lên một chiếc ghế con để tạo tư thế ngồi xổm.

Dùng các chế phẩm Tây y, Đông y giúp co, teo búi trĩ hỗ trợ chữa trĩ tại nhà hiệu quả

Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, các sản phẩm Đông y và Tây y được bào chế dưới dạng mỡ thoa, viên đặt, viên uống giúp việc điều trị trĩ tại nhà đơn giản hơn. Người bệnh có thể tham vấn ý kiến chuyên gia, dược sỹ, bác sỹ trước khi sử dụng các sản phẩm, thuốc điều trị bệnh.

Cải thiện chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt là cách hiệu quả để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tại nhà một cách triệt để. Duy trì một chế độ dinh dưỡng “xanh” với nhiều rau, nhiều chất xơ, uống nhiều nước. Đồng thời tiến hành điều trị bệnh trĩ sớm để tránh bệnh tiến triển nặng hơn, để lại những hậu quả cho cơ thể cũng như tốn kém chi phí điều trị.

Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Không thay thế cho các chẩn đoán và điều trị chuyên môn tại các cơ sở y tế.

(Bài viết tham khảo thông tin vinmec, vnexpress, suckhoedoisong)

Exit mobile version