Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến ở người Việt. Bệnh thường gặp ở người trong độ tuổi từ 25 – 60. Người bệnh trĩ thường xuyên phải chịu đựng những nỗi đau “khó nói thành lời”. Bệnh dễ tái phát kể cả sau khi người bệnh thực hiện phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
Bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ có những loại nào?
Bệnh trĩ là căn bệnh hình thành do các đám rối tĩnh mạch hậu môn – trực tràng bị phồng và giãn quá mức. Căn bệnh này cũng tương tự như căn bệnh giãn tĩnh mạch ở chân. Trĩ là căn bệnh đứng số 1 trong số các bệnh lý vùng hậu môn khiến người bệnh phải nhập viện điều trị.
Bệnh trĩ được phân loại dựa theo vị trí búi trĩ xuất hiện: Búi trĩ phát triển bên trong trực tràng là bệnh trĩ nội. Búi trĩ xuất hiện dưới da xung quanh hậu môn là bệnh trĩ ngoại.
Bệnh trĩ nội nhận biết bằng cách nào?
Bệnh trĩ nội không thể nhìn thấy hay cảm nhận thấy bằng mắt thường. Bệnh chỉ được phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh thấy đau.
Bệnh trĩ khiến các thành mạch hậu môn căng phình giống như quả bóng vừa được bơm căng. Táo bón với các chất thải rắn đi qua niêm mạc sẽ giống như dao nhọn cứa rách quả bóng. Gây ra các tổn thương đối với niêm mạc và nứt kẽ hậu môn.
Bệnh trĩ ngoại có dễ nhận thấy không?
Khác với trĩ nội, trĩ ngoại dễ dàng cảm nhận, có thể nhìn thấy bằng mắt và sờ thấy bằng tay. Bệnh trĩ ngoại do đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị giãn quá mức. Trĩ ngoại nằm bên dưới lớp da ở quanh hậu môn.
Ngoài ra, còn có một loại khác là trĩ hỗn hợp – kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ hỗn hợp hình thành do dây chằng bị thoái hóa, không đủ lực để duy trì sự phân cách giữa trĩ nội và trĩ ngoại.
Phân loại bệnh trĩ
Ngoài việc căn cứ vào vị trí để phân biệt, bệnh trĩ còn được phân loại thành các cấp độ và các giai đoạn khác nhau.
Bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ khác nhau như sau:
- Độ 1: Người bệnh trĩ nội độ 1 có thể thấy có máu dính trên giấy vệ sinh.
- Độ 2: Búi trĩ thò hoặc sa một ít ra ngoài khi rặn lúc đi vệ sinh. Sau đó có thể co lên và thụt vào bên trong hậu môn mà không cần lấy tay đẩy vào. Người bệnh có thể đau khi đi vệ sinh, máu tươi ra nhiều hơn một chút so với trĩ độ 1.
- Độ 3: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài nhưng không thể tự co lên được khi đi vệ sinh, lúc đi lại hay làm việc nặng hoặc ngồi xổm. Có thể dùng tay đẩy bũi trĩ thụt vào trong.
- Độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm phía ngoài hậu môn. Dùng tay đẩy cũng khó thụt vào trong hậu môn. Người bệnh dễ rơi vào tình trạng kiệt sức do bị mất máu quá nhiều.
Bệnh trĩ ngoại chia thành các giai đoạn khác nhau căn cứ vào kích thước của búi trĩ:
- Giai đoạn 1: Búi trĩ ngoại có kích thước khoảng như hạt đỗ. Người bệnh xuất hiện cảm giác hơi vướng vướng mỗi lần rửa vệ sinh.
- Giai đoạn 2: Kích thước búi trĩ tăng lên, người bệnh thấy đau rát, vùng hậu môn thường xuyên ẩm ướt, ngứa ngáy. Người bệnh có thể thấy máu xuất hiện khi đi vệ sinh.
- Giai đoạn 3: Lúc này búi trĩ có thể gây tắc hậu môn. Khi đi vệ sinh có thể thấy máu chảy thành giọt hoặc các tia máu xuất hiện.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh trĩ ngoại, người bệnh thường xuyên đi vệ sinh ra máu, lượng máu chảy ra nhiều hơn, ồ ạt hơn.
Người bệnh trĩ ngoại thường gặp khó chịu nhiều hơn người bệnh trĩ nội. Bởi búi trĩ ngoại nằm bên ngoài hậu môn, thường xuyên chịu kích thích nên dễ viêm loét, ngứa ngáy.
Triệu trứng của bệnh trĩ là gì?
Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ có thể khác nhau tùy theo cơ địa và thói quen sinh hoạt của mỗi người. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu thường gặp như sau:
- Ngứa ngáy, khó chịu, bị kích thích vùng hậu môn (bên trong và xung quanh)
- Chảy máu khi đi vệ sinh, có thể không thấy đau
- Sưng phồng, đau rát vùng quanh hậu môn
- Táo bón hoặc có cảm giác đi vệ sinh không hết do búi trĩ xuất hiện và ngăn cản việc bài tiết chất thải.
- Xuất hiện một vùng nhỏ như thịt thừa tại hậu môn. Đây chính là bũi trĩ, và là dấu hiệu chính xác nhất của bệnh trĩ.
Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên môn để được tư vấn chính xác và điều trị sớm nhất.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là căn bệnh xuất hiện chủ yếu do chế độ ăn uống thiếu cân bằng, các thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Hoặc cũng có thể do môi trường làm việc và yêu cầu công việc.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ:
- Chế độ ăn uống ít chất xơ, ít rau củ, ít uống nước. Uống nhiều rượu, ăn đồ cay nóng nhiều, tiêu thụ các đồ uống có chứa caffeine khiến cơ thể mất nước …
- Rặn khi đi vệ sinh. Hoặc thói quen đọc sách, xem điện thoại … khi “xả thải” dẫn tới thời gian ngồi trên bồn vệ sinh quá lâu. Những thói quen hàng ngày tưởng như vô hại này làm tăng “gánh nặng” lên vùng hậu môn – trực tràng. Và khiến căn bệnh trĩ xuất hiện.
- Quan hệ bằng “cửa hậu” cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh.
Một vài thể trạng đặc biệt có thể gây bệnh trĩ:
- Người bị béo phì tạo áp lực lên vùng hậu môn lớn hơn so với người bình thường. Dưới áp lực của cân nặng, các tĩnh mạch của vùng hậu môn có thể bị ảnh hưởng dẫn tới tình trạng phù nề và hình thành các búi trĩ.
- Tiêu chảy, táo bón mãn tính làm tăng áp lực vùng bụng, khiến phần trực tràng hậu môn bị sung huyết, gây ra bệnh trĩ hoặc làm bệnh nặng hơn.
- Khi mang bầu, sinh con và nuôi con nhỏ người phụ nữ dễ bị mắc trĩ.
Môi trường làm việc và yêu cầu công việc có thể gây ra bệnh trĩ:
- Công việc thường xuyên phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động
- Công việc thường xuyên phải mang vác nặng
Đối tượng dễ bị bệnh trĩ?
- Nhân viên văn phòng là một trong các nhóm có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao. Do thường ngồi một chỗ làm việc liên tục trong một thời gian dài. Cùng với chế độ ăn uống thất thường: hay bỏ bữa, lười uống nước, ăn đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ … Chính những lý do này khiến trĩ trở thành người bạn bất đắc dĩ với dân văn phòng.
- Dân lái xe, đặc biệt là lái xe đường dài cũng dễ mắc trĩ. Bởi thường xuyên ngồi lâu trên ghế lái, hay sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà … gây khô nóng cơ thể. Thêm vào đó thường ăn uống không đúng bữa, hay nhậu nên dễ gây ra trĩ.
- Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong thai kỳ cuối do tử cung tăng kích thước, chèn ép khiến chùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết và giãn rộng. Bà bầu cũng thường hay bị táo bón nên cũng dễ bị bệnh trĩ. Không chỉ trong khi mang thai, phụ nữ sau sinh cũng dễ bị trĩ do ảnh hưởng từ quá trình mang thai và thói quen ăn uống nhiều đạm, ít chất xơ, cơ địa khô nóng sau sinh.
- Bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh xuất hiện ở các bé bị bệnh di truyền mất van tĩnh mạch. Ngoài ra trẻ nhỏ bị các bệnh viêm đường tiêu hóa hay có thói quen lười ăn rau xanh, không ăn hoa quả, uống ít nước … cũng có thể bị bệnh trĩ.
- Bệnh trĩ ở người cao tuổi khá phổ biến do hệ bài tiết và hệ tiêu hóa đồng thời bị lão hóa cùng tuổi tác.
Bệnh trĩ liệu có thể phòng ngừa được không?
Nguyên nhân gây bệnh trĩ chủ yếu do thói quen sinh hoạt và môi trường làm việc. Nên bệnh trĩ hoàn toàn có thể phòng ngừa được.
Không để cơ thể bị táo bón giúp ngừa bệnh trĩ hiệu quả.
Táo bón là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh trĩ. Hạn chế táo bón giúp cải thiện tình trạng trĩ. Ngăn táo bón bằng cách nào?
- Ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả giàu chất xơ, làm mát cơ thể như rau dấp cá, rau má, đu đủ …
- Bổ sung đủ nước – trung bình 40ml/1kg cân nặng. Hạn chế chất kích thích như rượu, bia …, đồ cay nóng như tỏi, ớt, gừng …
- Luyện thói quen đi vệ sinh trong khoảng thời gian từ 5 – 7h sáng. Khi vệ sinh, không nên rặn mạnh vì có thể gây tổn thương hậu môn. Đây là một thói quen tốt giúp cân bằng chức năng của hệ tiêu hóa.
Vận động thường xuyên
- Duy trì việc tập thể dục thường xuyên, không ngồi một chỗ quá lâu giúp phòng bệnh trĩ hiệu quả. Mỗi 60 phút nên đứng dậy vận động trong khoảng từ 3 – 5 phút để giúp lưu thông máu, giảm áp lực lên vùng hậu môn. Nhờ đó giảm thiểu đáng kể khả năng hình thành búi trĩ.
Chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh trĩ ngay từ hôm nay với một chế độ ăn uống và vận động khoa học, hợp lý.
Bệnh trĩ có thể chữa khỏi được không?
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh trĩ không chỉ khiến người bệnh luôn khó chịu, vướng víu, mà còn có thể gây ra các biến chứng như thiếu máu, nhiễm trùng máu … Hay nguy hiểm hơn như ung thư trực tràng. khôn lường. Bệnh trĩ có thể được điều trị hiệu quả nhờ sự kết hợp giữa việc dùng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt.
Chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam
Khi nói đến bệnh trĩ và cách điều trị tại nhà thì thuốc nam thường được lựa chọn đầu tiên bởi dễ kiếm, dễ thực hiện. Các “nam dược” dưới đây được cho là điều trị bệnh trĩ hiệu quả:
- Bệnh trĩ và rau diếp cá là đôi bạn thân bởi rau diếp cá có thể cải thiện tình trạng táo bón. Rau diếp cá có vị chua, mát, giúp thanh nhiệt, giải độc trong cơ thể. Người bệnh trĩ có thể ăn trực tiếp, uống nước sinh tố diếp cá.. Hoặc xông và ngâm rửa hậu môn bằng nước xông có rau diếp cá, nghệ tươi, quả sung và muối hột.
- Chữa bệnh trĩ bằng quả sung là phương pháp dân gian được đánh giá là khá hiệu quả. Sung có vị ngọt, tính bình được dùng để điều trị các bệnh lý liên quan tới tiêu hóa, viêm ruột, táo bón trong y học cổ truyền. Theo các nghiên cứu, ăn sung thường xuyên có thể hỗ trợ làm teo đồng thời hạn chế sa búi trĩ.
- Chữa trĩ ngoại bằng hạt gấc giã nát, trộn với dấm và rượu trắng. Hỗn hợp sền sệt này được bọc trong vải sạch để đắp vào búi trĩ bị sa. Đắp hỗn hợp qua đêm có thể giúp làm se và co búi trĩ.
- Chữa trĩ ngoại bằng lá trầu không giúp xoa dịu các triệu chứng khó chịu do trĩ gây ra. Lá trầu không có chứa tinh dầu betel-phenol giúp làm mềm thành mao mạch, hỗ trợ co búi trĩ. Người bệnh có thể xông, rửa bằng lá trầu không hàng ngày.
Chữa trĩ ngoại bằng thuốc nam hay chữa trị nội bằng các biện pháp dân gian, theo đánh giá của các chuyên gia thường chỉ có hiệu quả khi bệnh ở giai đoạn đầu. Khi bệnh đã tiến triển sang các giai đoạn nặng hơn, người bệnh không nên tự ý chữa trị tại nhà.
Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Tây có hết bệnh?
Để trả lời cho câu hỏi bị trĩ uống thuốc có hết bệnh không người bệnh nên đi khám ở các bệnh viện có chuyên khoa hậu môn – trực tràng.
Theo các bác sỹ, bệnh nhân trĩ độ 1 và độ 2 có thể điều trị bằng cách dùng thuốc. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều các loại thuốc điều trị bệnh trĩ. Các loại thuốc này cũng được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như viên uống, mỡ thoa hay viên đạn đặt trực tràng.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị bệnh trĩ có nguồn gốc từ nước ngoài như Grinkor Fort, Protolog, Daflon, Proctogel, Repaherb … Trong đó thuốc điều trị trĩ Repaherb dạng mỡ thoa và viên đặt trực tràng do Egis Pharmaceuticals PLC, Hungary sản xuất nhận được đánh giá cao về hiệu quả và tính an toàn.
Chữa bệnh trĩ bằng cách phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ
Can thiệp bằng phẫu thuật cũng được áp dụng để điều trị bệnh trĩ, từng cấp độ trĩ khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.
- Trĩ nội độ 3, độ 4, trĩ hỗn hợp có thể được cắt búi trĩ theo phương pháp Miliant Morgan, Feguson, White heat…. Tuy nhiên biện pháp này có thể sẽ làm ảnh hưởng tới các đầu mút thần kinh vùng ống hậu môn và khiến bệnh nhân bị đau đớn kéo dài.
- Phương pháp không can thiệp trực tiếp vào búi trĩ: Phương pháp này làm giảm lượng cấp máu đến búi trĩ. Sau đó sử dụng các dụng cụ (phẫu thuật Longo) hay các đường khâu triệt mạch trĩ sử dụng thiết bị Doppler để cố định búi trĩ về đúng vị trí ban đầu.
Tuy nhiên phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật có những nhược điểm nhất định. Như khó giải quyết các ca mắc trĩ hỗn hợp, bỏ sót các mạch trĩ và giá thành điều trị khá cao.
“Tứ khoái” được người xưa lưu truyền lại là Ăn – Ngủ – Làm chuyện “ấy” và Đi vệ sinh. Đây cũng chính là những nhu cầu cơ bản của mỗi người. Ấy thế mà căn bệnh trĩ “khó ưa” lại ảnh hưởng đến cả bốn cái “khoái” này. Ăn phải kiêng, ngủ cũng chẳng được thoải mái, chuyện ấy cũng phải kiêng khem và lúc “xả thải” thì “thốn” vô cùng.
Hãy điều trị bệnh trĩ kịp thời. Bởi căn bệnh này càng để lâu càng dễ phát sinh những biến chứng phức tạp. Đừng chỉ vì “ngại” mà để bị “hành hạ” bởi bệnh trĩ.
Các thông tin trong bài viết không thay thế cho các chẩn đoán chuyên môn. Hãy tới các cơ sở y tế để được điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
(Bài viết tham khảo thông tin vinmec.com, suckhoedoisong, mayoclinic.org)