Thầu dầu hay còn có tên gọi khác là đu đủ tía được trồng rất nhiều ở nước ta. Nó là vị thuốc có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cây thầu dầu tía.
Công dụng chữa bệnh từ cây thầu dầu tía
Theo y học cổ truyền:
- Hạt của Thầu dầu có vị cay, ngọt tính bình và rất độc có tác dụng nhuận tràng, tẩy xổ.
- Rễ có vị đắng, cay, tính bình và hơi độc. Có tác dụng lợi thấp, thanh nhiệt, trấn kinh thông kinh lạc.
Dầu của Thầu dầu được dùng làm thuốc tẩy xổ với liều 10 – 15g ở trẻ em, người lớn 30 – 50g
Trong nghành công nghệ dầu của cây còn được sử dụng dùng làm dầu máy bay, tổng hợp nước hoa, chế sunforixinat dùng để in lên vải, …

Lá và hạt của Thầu dầu dùng để chữa bệnh sót nhau vì đẻ khó, cảm méo miệng.
Dùng lá tươi giã nát chưng với giấm để chữa vết thương sưng tấy, viêm tuyến vú.
Nấu nước lá tắm chữa bệnh ghẻ lở và ngứa.
Rễ của thầu dầu chữa uốn ván do nhiễm trùng với liều từ 30 – 40g, phối hợp với dây đau xương và lá lót chữa bệnh xương khớp đau tê nhức.
Khô dầu của cây rất độc dùng giã nhỏ cho vào chuồng phân để vừa diệt sâu bọ vừa làm phân bón trừ sâu.
Trong y học Trung Quốc, dầu ép từ hạt của Thầu dầu có tác dụng giảm đau, chống viêm, chữa mụn nhọt, nhiễm khuẩn có mủ ở da.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây thầu dầu tía
Dùng lá thầu dầu tía đắp trực tiếp vào búi trĩ
Dùng 5 lá thầu dầu tía + vài hạt muối tinh.
Rửa sạch lá thầu dầu tía rồi tiếp tục ngâm với nước muối pha loãng khoảng 20 phút để đảm bảo lá được sạch, vớt và để ráo nước. Cho lá thầu dầu tía vào giã nát với muối tinh. Người bệnh vệ sinh sạch hậu môn và búi trĩ bằng nước muối ấm pha loãng. Sau đó dùng hỗn hợp thầu dầu tía đã chuẩn bị đắp trực tiếp lên vùng búi trĩ và hậu môn. Cần đảm bảo lá thầu dầu tía tiếp xúc trực tiếp được với búi trĩ. Dùng băng gạc (hoặc miếng vải mềm, sạch) cố định vết thương. Để khoảng 60 phút thì gỡ bỏ và rửa sạch lại bằng nước ấm.
Thực hiện ngày 1 – 2 lần, tốt nhất nên thực hiện vào buổi tối. Thực hiện liên tục sau 4 tuần sẽ thấy dấu hiệu bệnh trĩ suy giảm.
Dùng rau dừa cạn và thầu dầu tía chữa bệnh trĩ
Dùng 10 lá dầu cạn + 5 lá thầu dầu tía + muối tinh.
Rửa sạch các nguyên liệu vừa chuẩn bị. Sau đó đem ngâm với nước muối loãng để đảm bảo lá đã sạch.
Đem giã nát 2 loại lá trên rồi cho vào miếng vải mỏng chắt lấy nước cốt.
Dùng nước cốt lá thầu dầu tía và lá dừa cạn thu được đem bôi trực tiếp vào vùng hậu môn bị trĩ. Khi hậu môn khô thì bôi tiếp tục lần 2 và 3. (Hoặc người bệnh có thể dùng đắp trực tiếp hỗn hợp lá thầu dầu tía và băng lại giống như cách 1.)
Thực hiện 1 – 2 lần/ngày.
>> Xem thêm: chữa bệnh từ cây xương khỉ
Chữa các bệnh về phong thấp, đau nhức cơ xương khớp, tay chân mỏi
Rễ Thầu dầu 30g, lõi thông 20g, dây đau xương 20g, sắc uống chia làm 3 lần trong ngày
Thuốc làm sẩy thai ở phụ nữ
Rễ Thầu dầu tía 30g, rễ chỉ thiên, rễ cau, rễ rau ngót, rễ cây me chua đất, rễ cây trinh nữ mỗi vị thuốc 20g, đem sắc uống. Chia 2 lần uống trong một ngày, sắc uống trong 7 – 10 ngày.
Chữa phụ nữ bị sa dạ con
Nhân hạt Thầu dầu đã bóc bỏ vỏ 60g đem giã nhỏ trộn với rượu lượng vừa đủ thành bột nhão, đem hỗn hợp đắp vào huyệt Bách hội và huyệt Quan nguyên. Dùng vải băng lại rồi nằm tư thế nghiêng co hai chân để từ 3 đến 5 giờ mở ra. Mỗi ngày đắp 1 lần, trong 3 đến 5 ngày, không nên để quá lâu vì dễ bị rộp da.
Chữa bệnh về hô hấp như hen suyễn
Lá Thầu dầu tía 12g, phèn phi 8g, hai vị đem giã nhỏ rồi trộn với thịt heo băm nhuyễn, rồi gói trong lá sen non đun nấu chín ăn
Những điều lưu ý khi chữa bệnh từ thầu dầu tía
Hiện nay ngoài tự nhiên có nhiều loại thầu dầu, xong chỉ có thầu dầu có lá màu tím (Thầu dầu tía) được sử dụng để làm thuốc.
Lá và hạt thầu dầu tía đều có độc (đặc biệt là hạt) nếu dùng trên 10 hạt có thể gây chết người.
Do có độc như vậy nên trong Đông y không dùng hạt Thầu dầu làm thuốc uống trong, mà chỉ làm thuốc đắp ngoài.
Thầu dầu tía là một vị thuốc thường dùng lấy dầu ép từ hạt, rễ và lá để chữa các bệnh trĩ, phong thấp, tẩy xổ nhuận tràng, xương khớp đau nhức, các mụn nhọt viêm mủ da,…Tuy nhiên trong cây có chứa những hoạt chất rất độc cần lưu ý. Vậy nên bạn đọc cần tư vấn các bác sĩ chuyên khoa để có những thông tin và điều cần lưu ý khi sử dụng.
>> Xem thêm: chữa bệnh từ cây sảng