Cây tần quy (còn gọi là rau tần, tần dày lá, cây húng chanh, dương tửu tô) được dân gian sử dụng để điều trị các chứng bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ em. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây tần quy cho bạn đọc tham khảo.
Công dụng chữa bệnh từ cây tần quy
Một số tác dụng phổ biến của cây tần quy:
- Cây tần quy trị ho, có tác dụng rất tốt trên cả những bệnh nhân bị ho lâu ngày. Điều đáng lưu ý là cây rau tần là một thành phần được sử dụng rất nhiều trong các loại siro ho của trẻ nhỏ.
- Cây tần quy chữa viêm họng, viêm phế quản.
- Làm thuyên giảm các triệu chứng ở bệnh nhân bị cảm cúm, sốt do yếu tố thời tiết khí hậu.
- Cải thiện tình trạng hôi miệng.
- Trị đau nhức do bị côn trùng cắn.
- Giảm các triệu chứng dị ứng ngoài da, nổi mày đay hay một số bệnh lý về da khác.

>> Tham khảo: chữa bệnh từ rau bô binh
Bài thuốc chữa bệnh từ cây tần quy
Cây tần quy cũng được xem như một vị thuốc nên khi sử dụng cũng cần sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Có nhiều cách sử dụng khác nhau để dùng cây rau tần quy chữa bệnh nhưng phổ biến nhất là dùng tươi trực tiếp. Lấy cây rau tần đem rửa sạch rồi giã nát lấy nước uống trực tiếp, bã dùng để đắp lên vùng cần điều trị. Hoặc có thể đem sắc lên như trà để uống.
Chữa ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi
Sắc nhỏ lá rau tần tươi đã được rửa sạch, thêm một ít đường phèn rồi đem chưng cất thủy, sau đó vắt lấy nước uống. Còn bã lá rau tần có thể ăn hoặc ngậm nuốt cùng với nước. Mỗi ngày sử dụng 1 lần, sẽ có hiệu quả nếu dùng liên tục từ 3 – 5 ngày.
Chữa các bệnh lý về da, dị ứng hoặc nổi mề đay
Sắc 15 gram lá rau tần khô với một lượng nước vừa đủ. Sắc còn 1 bát và chia làm 3 lần uống mỗi ngày. Kết hợp với việc uống, cần sử dụng một lượng rau cần tươi, rửa sạch rồi đem đi giã (có thể sử dụng một ít muối hột) đắp lên chỗ bị dị ứng, chỗ sưng. Kết hợp sử dụng rau cần vừa uống vừa đắp sẽ đem lại hiệu quả nhanh hơn.
Chữa sốt cao, cảm cúm do thời tiết thay đổi thất thường
Giã nát một ít lá rau tần cùng một ít muối và một ít nước sôi để nguội, rồi vắt lấy nước uống. Bã lá rau tần để nguyên hoặc cho ít giấm hay rượu để thoa khắp mình. Nên kết hợp việc uống và thoa lá rau tần để đem lại hiệu quả hạ sốt nhanh.
Chữa vết thương, giảm đau do côn trùng cắn
Sử dụng ngay 20 gram lá rau cần tươi, rửa sạch rồi đem đi giã nát hoặc nhai nhuyễn đắp lên chỗ sưng đỏ, chỗ bị đau. Sau một khoảng thời gian ngắn, sẽ hết đau, không còn bị sưng đỏ.
Chữa chảy máu cam
Sử dụng 20 gram lá rau cần cùng với 15 gram tắc bá, 10 gram hoa hòe và 15 gram cam thảo đất, đem đi sắc với một lượng nước vừa đủ.
Chữa hôi miệng
Sử dụng lượng rau tần phơi khô đem sắc đặc. Cần sử dụng thường xuyên để ngậm hoặc súc miệng hằng ngày. Lưu ý, sau khi súc miệng nhớ nhổ ra không được nuốt.
Một số lưu ý khi chữa bệnh từ cây tần quy
Chống chỉ định dùng cây tần quy để chữa bệnh trên những bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần của cây tần quy. Cây tần quy có rất nhiều lông tơ nên dễ gây kích ứng khi sử dụng. Cần lưu ý ở những phụ nữ có thai và đang cho con bú. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Có rất nhiều người thắc mắc về tác hại của cây tần quy. Trên thực tế, không chỉ riêng cây tần quy mà tất cả các loại cây hay vị thuốc khác, nếu sử dụng không đúng đều sẽ gây nên những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên, không tự ý sử dụng cây rau tần quy để trị bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Hãy tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn để hiểu hơn về cách sử dụng cây rau tần quy.
>> Xem thêm: chữa bệnh từ cây lưỡi rắn