Trang chủ Dinh Dưỡng Enzyme Bệnh tiểu đường mấy chấm là cao? Khi nào thì nguy hiểm?

Bệnh tiểu đường mấy chấm là cao? Khi nào thì nguy hiểm?

0
Bệnh tiểu đường mấy chấm là cao gây nguy hiểm
- Advertisement -
- Advertisement -

Để xác định một người có mắc bệnh tiểu đường hay không người ta thường dựa vào các chỉ số đường huyết. Vậy bệnh tiểu đường mấy chấm là cao, khi nào thì cảnh báo nguy hiểm. Hãy cùng theo dõi bài viết này của benhnany.com nhé!

Bệnh đái tháo đường và các chỉ số đường huyết cơ bản

Có thể hiểu đơn giản thì bệnh tiểu đường chính là lượng đường trong máu cao hơn ở mức bình thường. Điều này diễn ra do sự thiếu hụt hay đề kháng insulin dẫn đến bị rối loạn chuyển hóa glucose khiến đường tích tụ ở trong máu ngày càng nhiều.

Tiểu đường nếu không có biện pháp điều trị kịp thời nhanh chóng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Để kiểm soát bệnh thì việc thường xuyên theo dõi và kiểm soát các chỉ số đường huyết của bản thân là vô cùng quan trọng.

bảng chỉ số đường huyết
bảng chỉ số đường huyết

Một số loại chỉ số đường huyết cơ bản như: Chỉ số đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết sau ăn 1h, 2h, chỉ số đường huyết ngẫu nhiên và chỉ số HbA1c. Mỗi chỉ số sẽ nói lên lượng đường huyết ở thời điểm nhất định hay trong khoảng thời gian nào đó giúp bệnh nhân có được cái nhìn tổng quan về sự biến chuyển lượng đường trong máu của mình, mức nào thì an toàn và mức nào đáng báo động. Thay vì chẩn đoán lâm sàng qua những biểu hiện khó phân biệt thì việc đo chỉ số đường huyết là cách làm khoa học và chính xác nhất để xác định được bệnh.

Tìm hiểu thêm: tiểu đường sống được bao nhiêu năm

Xác định chỉ số đường huyết để chẩn đoán bệnh tiểu đường

Để xác định mình có bị đái tháo đường hay không, bạn hãy tự kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói hoặc sau ăn của mình dựa trên bảng chỉ số đường huyết lúc bình thường và nguy hiểm.

Chỉ số đường huyết lúc đói bạn nên thực hiện vào buổi sáng, sau khi bạn nhịn ăn từ 8 – 10 tiếng. Với người bình thường, thì chỉ số đường huyết an toàn sẽ là từ 4,0 – 5,9 mmol/l (tương đương 72-108 mg/dl). Khi chỉ số này vượt quá 7mmol/l nghĩa là bạn có nguy cơ đã mắc bệnh tiểu đường.

Sau khi ăn 2 tiếng, bạn có thể kiểm tra chỉ số đường huyết của mình để biết lượng đường trong máu và có cách điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Nếu chỉ số đường huyết của bạn sau ăn ở các mức:

– Dưới 7,8 mmol/l là chỉ số đường huyết ở mức bình thường và an toàn

– Từ 7,9 – 11,1 mmol/l là cảnh báo dấu hiệu của tiền tiểu đường

– Nếu > 11,1 mmol/l thì nguy cơ cao bạn đã bị mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường mấy chấm là cao gây nguy hiểm

Bạn nên thường xuyên theo dõi bảng chỉ số đường huyết này để biết mức đường huyết thấp, cao hay ở mức có thể chấp nhận được, tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ để được hướng dẫn cụ thể và cho lời khuyên chính xác nhất về tình trạng bệnh.

Để chẩn đoán tiểu đường một cách chính xác nhất, bạn cần làm nghiệm pháp tăng đường huyết hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1c. Đây mới là chỉ số kiểm soát đường huyết chuẩn xác mà không phụ thuộc vào thời điểm ăn no hay đói. Chỉ số này bình thường nếu ở mức từ 5,5% – 6,2% và cảnh báo tiểu đường nếu trên 7%.

>> Tham khảo: TOP 10 thuốc trị tiểu đường hiệu quả tốt nhất 2020 hiện nay

Cách kiểm tra lượng đường huyết ở mức nguy hiểm không?

Cách kiểm tra chỉ số đường huyết tại nhà

Mỗi người có thể tự đo lượng đường huyết tại nhà để kiểm tra xem mình có mắc tiểu đường hay không. Lưu ý dành cho phương pháp này là người đo cần phải chọn loại máy đo chất lượng, còn hạn sử dụng. Bán tại các tiệm thuốc để đảm bảo số liệu chuẩn cho ra là đúng.

Thời điểm đo đường huyết tốt nhất là vào lúc đói, sau ăn 8 tiếng hoặc sau khi thức dậy, bạn chưa ăn uống gì cả. Người đo cần đảm bảo vấn đề vệ sinh tuyệt đối ở nơi trích máu trước và sau khi thử.

Người đo không được đo đường huyết ngay sau khi vừa ăn xong vì sau khi nạp nhiều thực phẩm vào cơ thể, lượng đường trong máu chắc chắn tăng cao và không kịp chuyển hóa. Lúc này, lượng đường huyết sẽ không ở mức bình thường nên không cho ra kết quả chính xác.

bệnh tiểu đường mấy chấm là cao

Nếu mức đường huyết của người đo cao hơn ở mức an toàn (các chỉ số trong mức an toàn nêu trên) thì hãy đến các trung tâm y tế làm xét nghiệm đường huyết chính xác và thăm khám tình trạng sức khỏe của mình một cách toàn diện hơn.

Cách kiểm tra chỉ số đường huyết tại cơ sở y tế

Để có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường của bạn, các y bác sĩ sẽ nhận định thông qua các loại xét nghiệm sau:
• Xét nghiệm nồng độ đường huyết lúc đói
• Xét nghiệm dung nạp glucose
• Xét nghiệm Hemoglobin A1C
• Xét nghiệm nồng độ đường huyết ngẫu nhiên
Sau khi có kết quả chính xác sẽ chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường hay không. Bạn cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ về cách điều trị và ăn uống sinh hoạt. Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát đường huyết tốt.

Kết Luận

Hi vọng rằng những kiến thức về chỉ số đường huyết của chúng tôi trên đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi bệnh tiểu đường mấy chấm là cao và có biện pháp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Ngoài ra để ngăn chặn và phòng ngừa bệnh tiểu đường bạn nên sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe như:  Kikuimo hay Olimpiq SXC 250% SL. Hơn nữa chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng, ăn uống khoa học sử dụng thêm sữa tiểu đường Glu sure để bồi bổ sức khỏe, ổn định đường huyết một cách tốt nhất. Như vậy sẽ giúp bạn luôn được khỏe mạnh, có một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc!

>> Có thể bạn quan tâm: Top +15 sữa dành cho người bị tiểu đường tốt nhất hiện nay

Exit mobile version