- Advertisement -spot_img
Trang chủDinh DưỡngEnzymeBị tiểu đường thai kỳ sau sinh xong có hết được không?

Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh xong có hết được không?

Date:

TIN LIÊN QUAN

Bệnh tiểu đường là gì? Cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả

Bệnh tiểu đường (đái đường) là căn bệnh như...

Khi mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì, không nên ăn gì?

Đái tháo đường là căn bệnh rối loạn chuyển...

Enzyme là gì? Tính chất của enzyme

Enzyme là gì? Enzyme là chất xúc tác sinh học...
spot_img
spot_img

Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện ở tuần thai thứ 24 khi lượng glucose trong máu tăng cao. Vậy tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không và có trở về mức bình thường được không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết này của benhnany.com để biết thêm thông tin về căn bệnh này.

Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ

Thông thường, cơ thể con người sẽ sản xuất ra hormone insulin để giữ lượng đường huyết ở mức bình thường. Khi mang thai, nồng độ hormone thai kỳ sẽ cao hơn bình thường và cơ thể phải tạo ra nhiều insulin hơn để có thể cân bằng mức glucose trong máu. Nhưng ở một số phụ nữ mang thai, cơ thể không thể tạo ra đủ insulin khiến lượng đường trong máu tăng lên và gây ra căn bệnh tiểu đường thai kỳ.

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh phổ biến, xuất hiện vào nửa cuối thai kỳ, xảy ra khi hàm lượng đường (glucose) trong máu tăng ở mức cao. Giống như những bệnh lý khác, tiểu đường có thể gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe mẹ như thai to, khó sinh, băng huyết sau sinh. Bệnh cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi như: tổn thương ở vai, vấn đề về hô hấp… Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời, tiểu đường thai kỳ có thể gây hậu quả phức tạp khó có thể lường trước.

Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh xong có hết được không?
Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh xong có hết được không?

Thông thường, bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau sinh. Tuy nhiên, nếu không có những biện pháp tốt để kiểm soát đường huyết, các bà mẹ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ ở những lần sinh tiếp theo hoặc bệnh chuyển thành tiểu đường tuýp 2.

Theo các chuyên gia y tế, có khoảng 5 – 10% mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ bị tiểu đường tuýp II ngay sau đó và có đến khoảng 50% người được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ sẽ mắc tiểu đường tuýp 2 vào 5 –  10 năm sau.

Do đó, phụ nữ mang thai cần kiểm thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tiểu đường. Song song với ổn định đường huyết, các mẹ bầu cần chú đến chế độ dinh dưỡng và luyện tập để duy trì lượng đường huyết luôn ở mức ổn định.

>> Có thể bạn quan tâm: tiểu đường thai kỳ ăn yến được không

Bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ bầu như thế nào?

Những mẹ bầu bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, nếu không kiểm soát tốt rất có thể truyền lượng đường đến thai nhi. Khi mức glucose trong máu của thai nhi vượt quá mức độ cho phép sẽ gây ra tình trạng thừa cân cho đứa trẻ. Thai nhi có thể nặng hơn 4 cân khi sinh ra, và điều này còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác cho người mẹ, bao gồm:

  • Tăng tỷ lệ sẩy thai, thai chết lưu
  • Nguy cơ sinh mổ cao
  • Chảy máu kinh nguyệt nhiều sau khi sinh
  • Nhiễm khuẩn niệu
  • Ảnh hưởng về lâu dài tới sức khỏe
  • Huyết áp cao gây áp lực cho tim và thận
  • Tiền sản giật gây ra tình trạng sinh non
Bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ bầu như thế nào?
Bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ bầu như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến như thế nào đến thai nhi?

Những đứa trẻ được sinh ra có mẹ bị mắc tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ cao mắc phải những vấn đề sau:

  • Vàng da
  • Bệnh lý đường hô hấp
  • Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa khác ở trẻ sơ sinh
  • Có nhiều khả năng sẽ gặp chấn thương khi sinh thường: tổn thương ở vai
  • Nguy cơ thai chết lưu
  • Tăng trưởng quá mức và thai to

Biện pháp chăm sóc sức khỏe người mẹ tiểu đường thai kỳ sau sinh

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ muốn hạn chế nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 sau sinh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập hằng ngày là có thể đưa lượng đường huyết về mức bình thường. Với những ai đã mắc tiểu đường tuýp 2, thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp sẽ có thể giúp bạn tránh được nguy cơ mắc phải biến chứng nguy hiểm như mờ mắt, suy thận, hoại tứ chi…

Chế độ ăn uống

  • Không cần kiêng tuyệt đối thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đồ ăn ngọt mà cần điều chỉnh ở chế độ ăn cho phù hợp. Nguyên tắc ăn uống dành cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là: giảm tinh bột, tăng cường chất xơ, chất béo lành mạnh, đạm, chọn lựa và bổ sung các loại thực phẩm có chỉ lượng và tải lượng đường huyết thấp. 
  • Ăn ba bữa chính với hàm lượng vừa phải và bổ sung 2 –  3 bữa phụ để giúp hạn chế tình trạng đường huyết tăng quá cao và đột ngột.
  • Nên ăn nhiều rau xanh trước khi ăn cơm để tạo hàng rào chất xơ, giúp làm chậm quá trình hấp thu tinh bột và giải phóng đường vào máu.
Biện pháp chăm sóc sức khỏe người mẹ tiểu đường thai kỳ sau sinh
Biện pháp chăm sóc sức khỏe người mẹ tiểu đường thai kỳ sau sinh

Chế độ sinh hoạt, luyện tập

  • Dành 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày để thực hành những bài tập thể dục vận động nhẹ nhàng như chạy bộ, đạp xe, yoga.. để nâng cao thể lực, đồng thời giúp cải thiện độ nhạy cảm của insulin và làm giảm nồng độ đường trong máu.
  • Cần duy trì cân nặng ở mức phù hợp.

Dùng thuốc

Nếu đường huyết tăng cao, các biện pháp khoa học thay đổi lối sống, sinh hoạt hằng ngày không cải thiện được bệnh tình thì lúc này bác sĩ có thể cân nhắc và chỉ định thuốc đặc trị phù hợp hoặc tiêm insulin. Một số loại thuốc có thể sẽ thẩm thấu qua nhau thai hoặc bài tiết vào sữa mẹ nên những phữ mang thai hoặc đang cho con bú cần thận trọng khi dùng, chỉ nên sử dụng thuốc khi được chuyên gia bác sĩ cho phép.

Xem thêm: tiểu đường thai kỳ ăn xôi được không

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img