Gần đây căn bệnh tiểu đường thai kỳ ở các mẹ bầu ngày càng nhiều và phổ biến. Vì vậy các mẹ bầu thường thắc mắc tiểu đường thai kỳ sinh thường được không hay phải sinh mổ? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này, cùng tham khảo nhé.
Tiểu đường thai kỳ sinh thường được không hay sinh mổ?
Để trả lời cho câu hỏi mẹ bầu tiểu đường thai kỳ sinh thường được không hay phải sinh mổ? Thì việc mẹ bầu duy trì mức đường huyết như thế nào trước khi sinh em bé sẽ quyết định câu trả lời này. Nếu đường huyết của mẹ bầu ổn định ở mức cho phép, sản phụ có thể sinh thường. Ngược lại, đường huyết tăng cao thì bắt buộc bác sĩ chỉ định mổ để an toàn cho cả mẹ và bé.
Ngoài ra, khi phổi của thai nhi phát triển đủ thì mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sinh thường. Nhưng nếu quá thai lớn nên cân nhắc đến việc đẻ mổ tránh trẻ bị chấn thương, trật khớp vai khi đẻ thường.
Đặc biệt, khi mẹ bầu đã chuyển dạ cần phải theo dõi sát sao cho đến lúc sinh. Sẽ theo dõi đường huyết của mẹ bầu và tim thai. Khi mẹ bầu sinh đường huyết kiểm soát dưới 6,1 mmol/l, cao hơn mức này thai nhi sẽ thiếu oxy.
>> Có thể bạn quan tâm: tiểu đường thai kỳ ăn yến được không
Phụ nữ khi mang thai bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hầu hết không ảnh hưởng nhiều đến việc sinh hoạt khi mang thai. Đáng quan tâm nhất là thời điểm lúc sinh con là khá nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Việc xem xét tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ thì cần theo ý kiến bác sĩ.
Đối với mẹ bầu
Có một số biến chứng trong lúc sinh và sau khi sinh với bệnh tiểu đường thai kỳ. Mà mẹ bầu nào cũng cần nên trang bị cho mình những kiến thức để có phương án phòng tránh. Cụ thể những nguy hại sau:
- Nguy cơ người mẹ sẽ bị băng huyết sau sinh
- Dễ xảy ra tình trạng sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối nguy hiểm cho bé và mẹ
- Thai nhi lớn nếu sinh thường dễ gây chấn thương trật khớp, gãy xương đòn, …
- Tỷ lệ mổ lấy thai cao hơn so với sinh thường vì thai nhi thường có cân nặng lớn hơn
- Dễ gây tiền sản giật, cao gấp 4 lần so với người mẹ không mắc bệnh
Đối với thai nhi
Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp đến người mẹ thì thai nhi vẫn ảnh hưởng không kém. Thậm chí còn xảy ra tình trạng thai chết lưu hay dị dạng khi đang còn trong bụng mẹ. Bao gồm những ảnh hưởng sau:
- Tỷ lệ tử vong từ 2 đến 5 lần so với người bình thường
- Có khả năng bị dị dạng thai nhi
- Nguy cơ dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu, hệ thần kinh và tim mạch, …
- Lượng insulin tăng ảnh hưởng đến phổi và có khả năng trẻ bị suy hô hấp
- Trẻ khi sinh ra dễ tụt canxi và hạ đường huyết
- Lượng đường cơ thể trẻ mới sinh lớn hơn mức bình thường, dễ có nguy cơ béo phì về sau
Thời điểm sinh phù hợp với tiểu đường thai kỳ
Ngoài vấn đề quan tâm đến tiểu đường thai kỳ sinh có sinh thường được không thì thời điểm sinh con cũng quan trọng. Mẹ bầu cần được theo dõi và thăm khám bác sĩ thường xuyên để có thể biết thời điểm sinh phù hợp. Thời điểm sinh tốt nhất là khoảng tuần 38-41 nếu không có biến chứng trước đó. Nếu sinh sớm quá sẽ ảnh hưởng đến thai nhi vì phổi chưa trưởng thành. Tuy nhiên, nếu thai to thì mẹ bầu nên sinh trước tuần 38. Nếu quyết định sinh sớm thì cần theo dõi phổi của thai nhi trước khi quyết định.
Tiểu đường thai kỳ – thai phụ nên làm gì?
Thường xuyên tập thể dục
Việc tập thể dục, vận động thường xuyên sẽ giúp lượng đường của mẹ bầu điều chuyển đến các tế bào khác, hạn chế tồn tại trong máu.
Các bà mẹ chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng, giữ nhịp tim để không vượt trên ngưỡng 140 lần/ phút. Với 30 phút luyện tập mỗi ngày sẽ giúp cơ thể mẹ bầu dễ dàng dung nạp glucose, đẩy lùi tiểu đường, khắc phục triệu chứng khác như đau lưng, chuột rút,…
Thường xuyên kiểm tra định kỳ
Khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, thai phụ nên đến bác sĩ để được thăm khám, tư vấn dùng thuốc theo đơn. Trong quá trình điều trị, các mẹ phải thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết để theo dõi kịp thời những biến động, chủ động phòng ngừa, để kiểm soát hợp lý.
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh của mẹ bầu để kê đơn điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bên ngoài để uống bởi vì có những loại thuốc sẽ không phù hợp dành cho phụ nữ đang mang thai, có thể dẫn đến sảy thai và những hậu quả nguy hiểm đáng tiếc khác.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường. Bởi vì cơ thể sẽ không tự sản sinh insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng mà lại bị tích tụ trong máu.
Ngoài ra, các chất béo và mỡ động vật, thức ăn chiên nhiều dầu chứa nhiều cholesterol mẹ bầu cũng nên hạn chế đến mức tối đa. Những thực phẩm đóng gói, đóng hộp dùng ăn liền cũng cần phải được kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm trước ăn.
>> Xem thêm: tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không