- Advertisement -spot_img
Trang chủBệnh lýBệnh Tiểu ĐườngTiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Bao nhiêu là bình...

Tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Bao nhiêu là bình thường?

Date:

TIN LIÊN QUAN

spot_img
spot_img

Tiểu đường thai kỳ thường không có biểu hiện triệu chứng gì ngay cả khi làm xét nghiệm dung nạp đường huyết khi mang thai. Vậy Tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Bao nhiêu là bình thường? Cùng tìm hiểu nhé.

Tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao

Trong lần khám thai đầu tiên

Mẹ bầu có nhiều yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ được chỉ định thử đường huyết lúc đói, chỉ số HbA1C hoặc đường huyết bất kỳ.

  • Nếu một trong các giá trị đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L, HbA1c > 6,5% hay đường huyết ngẫu nhiên > 11,1mmol/L, mẹ bầu được chẩn đoán là đái tháo đường lâm sàng.
  • Đường huyết lúc đói từ 5,1 đến 7,0mmol/L, thai phụ được chẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ.
  • Khi đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L thì phải đợi đến tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ mẹ bầu sẽ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Bao nhiêu là bình thường?
Tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Bao nhiêu là bình thường?

Vào tuần thứ 24 -28 của thai kỳ

  • Nếu mẹ bầu có đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L thì sẽ phải thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose.

Cách thực hiện: Đầu tiên, các mẹ được đo nồng độ glucose máu khi đói. Sau đó sẽ uống một lượng khoảng 75g glucose trong vòng 5 phút. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của mejbaauf để đo nồng độ glucose huyết sau 1-2 tiếng kể từ khi uống.

  • Nếu glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L: tức là mẹ bầu bị đái tháo đường lâm sàng.
  • Mẹ bầu được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ nếu đáp ứng một hoặc nhiều hơn 3 chỉ số dưới đây:
    • Lúc đói ≥ 5,1 mmol/L
    • Ở thời điểm 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L
    • Ở thời điểm 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L

>> Có thể bạn quan tâm: tiểu đường thai kỳ sinh thường được không

Tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là bình thường

Đường huyết thường tăng lên đáng kể sau khi ăn và giảm nếu mẹ bầu tập thể dục hoặc vận động thường xuyên. Đường huyết của mẹ bầu có thể được đo lường bằng nhiều cách, bao gồm: Xét nghiệm glucose máu lúc đói (FTG) hoặc đo đường huyết sau ăn, nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT) và HbA1c.

Tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là bình thường
Tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là bình thường

Mức đường huyết bao nhiêu là bình thường còn phụ thuộc vào từng phương pháp đo lường:

Đường huyết lúc đói

Đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng, khi mẹ bầu chưa ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào. Chỉ số đường huyết lúc đói của mẹ bầu ở khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 92 mg/dL (5.0 mmol/L) là bình thường.

Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia y tế cho thấy rằng những người có đường huyết lúc đói trong khoảng trên không phát triển bệnh tiểu đường trong vòng 10 năm tới hoặc lâu hơn.

Đường huyết sau ăn

Người bình thường khỏe mạnh thì có chỉ số đường huyết sau ăn là dưới 120mg/dL (6.6 mmol/L) và được đo trong vòng 1 – 2 giờ sau ăn.

Nghiệm pháp dung nạp glucose

Nghiệm pháp này giúp kiểm tra nồng độ glucose trong huyết tương sau khi mẹ bầu uống 75gr glucose. OGTT dưới 200mg/dL (11.1 mmol/L) thì là bình thường.

Xét nghiệm Hemoglobin A1c

HbA1c dưới 48mmol/mol (6,5%) thì sẽ là bình thường. Xét nghiệm HbA1C thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Đường huyết thấp bất thường

Khi lượng đường trong máu của bạn ở dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) thì sẽ được coi là hạ đường huyết. Đây là một tình trạng nguy hiểm và cần phải được cấp cứu kịp thời.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ
Chỉ số tiểu đường thai kỳ

Nếu bạn không tiêm insulin hoặc sử dụng thuốc thì chỉ số đường huyết dưới 5 – 10 mg/dL so với chỉ số đường huyết bình thường mặc dù nó gây ra một số triệu chứng không thoải mái nhưng không nguy hiểm trừ khi đường huyết của bạn tiếp tục giảm.

Ngược lại, nếu đường huyết của bạn tụt xuống dưới ngưỡng 70 mg/dl (3.9 mmol/L) thì sẽ rất nguy hiểm. Sự tụt giảm đường huyết này vẫn có thể tiếp tục diễn ra và người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê hoặc tổn thương não.

Phương pháp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

– Vận động thường xuyên

– Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

– Duy trì cân nặng ở mức ổn định

– Thường xuyên kiểm tra định kỳ

– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Duy trì đường huyết của mẹ bầu ở mức an toàn bằng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, tích cực vận động và sử dụng thuốc nếu cần theo chỉ định của bác sĩ là chìa khóa để phòng ngừa và giảm tác hại của bệnh tiểu đường đường đối với mẹ bầu và thai nhi.

Bên cạnh đó, mẹ bầu có chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng cao nên chú ý ăn nhạt, bổ sung đầy đủ  các chất xơ (20-25g/ngày), các yếu tố vi lượng và đa dạng vitamin, đặc biệt là các vitamin nhóm B, C, E, A. Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn nhạt (lượng muối sử dụng không tới 6g/ngày).

>> Xem thêm: không làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

 

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img