Khoai lang là một thực phẩm được rất nhiều người yêu thích nhưng lại chứa hàm lượng tinh bột lớn. Vì thế mà nhiều mẹ bầu thường thắc mắc khi bị tiểu đường thai kỳ có ăn được khoai lang không?
Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của khoai lang
Các thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram khoai lang sống là:
- Năng lượng: 64 kcal
- Protein: 0,91g
- Tổng lipid (chất béo): 0g
- Carbohydrate: 16,36g
- Chất xơ: 2,7g
- Đường: 3,64g
- Canxi: 24mg
- Sắt: 0,5mg
- Natri: 64mg
- Calo: 86
Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa nhiều rất nhiều khoáng chất có lợi khác, chẳng hạn như: vitamin A, E và C…
Lợi ích của khoai lang với bà bầu
Một số lợi ích cơ bản mà khoai lang mang đến cho mẹ bầu gồm:
- Vitamin A: Việc bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang có thể giúp duy trì mô, cũng như sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, hỗ trợ quá trình trao đổi chất của mẹ bầu.
- Kali: Phụ nữ mang thai cần nhiều kali hơn so với mức bình thường. Khoai lang chứa kali, giúp mẹ bầu cân bằng lượng chất lỏng bên trong cũng như hỗ trợ điều hòa huyết áp, tim mạch.
- Cung cấp axit folic: Mẹ bầu cần 400mcg axit folic mỗi ngày để có thể ngăn ngừa nguy cơ dị tật cột sống và 100g khoai lang có chứa 40 đến 90 mcg axit folic. Do vậy, việc thỉnh thoảng thưởng thức loại củ này là một ý kiến không tồi.
- Chỉ số glycemic (GI) thấp: Thực phẩm này với chỉ số glycemic (GI) thấp như khoai lang thì cũng được xem là món ăn khá lý tưởng bởi chúng sẽ không làm cho lượng đường huyết tăng vọt sau khi ăn.
>> Có thể bạn quan tâm: Top +15 sữa dành cho người bị tiểu đường tốt nhất hiện nay
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?
Khoai lang là một thức ăn có vị ngọt và cũng như tinh bột, vì thế nên khoai lang thường bị các mẹ bầu tiểu đường thai kỳ loại khỏi danh sách thực đơn của mình.
Nhưng theo như nghiên cứu cho thấy chỉ số đường huyết của củ khoai lang khi được nấu chín vừa phải là 54%. Trong khi đó chỉ số này vẫn đứng sau so với cơm trắng là 83%.
Chính vì thế mà nó ngược với suy nghĩ của các mẹ, nếu biết cách sử dụng khoai lang, thì nó còn có tác dụng giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng.
Khoai lang không chứa chất béo, cholesterol có khả năng giúp ngăn ngừa quá trình chuyển hóa đường trong thức ăn thành mỡ cũng như các chất béo trong cơ thể. Việc ăn khoai lang còn giúp máu trong cơ thể được lọc sạch; kiểm soát nhịp tim; xương cốt được cải thiện nhiều nhờ iron và calci; giúp tăng cường thị lực,…
>> Tham khảo: tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không
Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn khoai lang như thế nào hợp lý?
Cách tiêu thụ cũng như cách chế biến khoai lang sẽ ảnh hưởng lớn tới chỉ số đường huyết của mẹ bầu. Nếu ăn khoai lang không đúng cách sẽ gây bất lợi cho chị em bị tiểu đường thai kỳ.
– Mẹ bầu bị tiểu đường vậy không nên ăn khoai lang luộc hoặc hấp mà thay vào đó hãy ăn khoai nướng, chiên cả vỏ bằng một lượng vừa phải.
– Nên ăn vào buổi trưa vì sau khi ăn, lượng canxi bên trong khoai lang cần 4 – 5 tiếng mới có thể hấp thụ vào cơ thể và ánh nắng mặt trời buổi chiều cũng giúp hấp thụ canxi.
– Ăn khoai lang vừa phải, theo chỉ dẫn của chuyên gia bác sĩ để giúp mang lại những điều tốt nhất cho các mẹ bầu khi bị bệnh mà không bị tăng lượng đường trong máu.
– Không nên ăn khoai lang với dưa chua hay củ cải muối.
– Không ăn khoai lang sống.
Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu sẽ có sự suy giảm đáng kể. Nếu không biết cách bảo vệ sức khỏe thì mẹ bầu rất dễ bị mắc nhiều loại bệnh. Trong khi đó, bệnh tiểu đường lại là nguyên nhân chính ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây nên dị tật cho trẻ. Bạn nên nắm rõ khi bị tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không và cách ăn như thế nào để đảm bảo sức khỏe tốt nhất của cả mẹ và bé.
Nếu còn thắc mắc gì về câu hỏi: “Tiểu đường thai kỳ có ăn được khoai lang không”, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của sẽ phản hồi một cách sớm nhất.
>> Tham khảo: TOP 10 thuốc trị tiểu đường hiệu quả tốt nhất 2020 hiện nay