Ngô là một trong những loại thực phẩm có thể nói là cực kỳ tốt với sức khỏe con người, đặc biệt là những phụ nữ mang thai khi ăn ngô sẽ tránh cho em bé khi sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên với thai phụ bị tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không. Cùng tìm hiểu nhé!
Lợi ích quan trọng của bắp ngô cho sức khỏe con người
Giúp phòng chống ung thư hiệu quả
Trong hạt ngô có chứa rất nhiều chất beta-cryptoxanthin, một loại carotenoid có tác dụng chống oxi hóa cao, giúp ngăn ngừa tốt bệnh ung thư phổi. Người thường xuyên sử dụng thực phẩm nguyên hạt này giảm được đáng kể tỉ lệ nguy cơ bị bệnh ung thư vú. Bởi vì trong bắp ngô có chứa hàm lượng rất cao chất xơ cũng như chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ tế bào cơ thể khỏi bị ung thư.
Hỗ trợ tăng cường sức khỏe và hệ tiêu hóa
Lợi ích tuyệt vời của ăn ngô là giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nguyên nhân là do trong bắp ngô giàu chất xơ không hòa tan – chất giúp việc tiểu tiện dễ dàng hơn. Chất xơ có trong bắp ngô cũng hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho ruột già và ngược lại vi khuẩn giúp biến chất xơ thành chuỗi axit béo ngắn (SCFA)
Não
Bắp ngô rất giàu vitamin B1 giúp acetylcholine truyền tín hiệu thần kinh cho bộ nhớ.
Mắt
Ngô (bắp) chứa nhiều chất beta-carotenoid và folate, cả 2 chất này đều có tác dụng tốt cho việc làm chậm quá trình suy thoái điểm vàng liên quan tới tuổi tác.
>> Xem thêm: tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì
Bị tiểu đường thai kỳ có nên ăn bắp ngô không?
Ngô là loại thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột rất cao, với chỉ số GI là 69, con số cao hơn so với mức trung bình là 56-69. Điều này chứng tỏ rằng nếu mẹ bầu ăn ngô thì sẽ có 1 lượng tinh bột được chuyển hóa thành đường glucose rất cao trong cơ thể.
Ở bệnh nhân tiểu đường hay phụ nữ tiểu đường thai kỳ sẽ không thể nào sử dụng được glucoze một cách hoàn hảo và để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Bởi khi đó insulin không được tiết ra, chính vì thế mà bắp ngô nằm trong danh sách các thực phẩm nên hạn chế đối với bệnh nhân tiểu đường thai kỳ.
>> Tham khảo: TOP 10 thuốc trị tiểu đường hiệu quả tốt nhất 2020 hiện nay
Nên ăn bắp ngô như thế nào khi bị tiểu đường thai kỳ?
Bắp ngô là 1 trong số những loại thực phẩm có chứa cực kỳ nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của con người. Trong ngô có các thành phần như: sắt, vitamin A, vitamin B6, phốt pho, thiamin, riboflavin, niacin, folate, magie, mangan, selen… Các thành phần có trong ngô này giúp cung cấp cho cơ thể người bình thường hay phụ nữ mang thai một lượng chất xơ đáng kể và được xem như là một loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho cơ thể của bạn.
Các mẹ bầu tiểu đường thai kỳ muốn đảm bảo sức khỏe tốt thì cần ăn ngô kèm với các loại thực phẩm có chứa protein khác, tránh việc ăn 1 bắp ngô hay ½ cốc hạt ngô trong bất kỳ bữa ăn nào. Ngoài việc hạn chế ăn bắp ngô thì, bệnh nhân tiểu đường thai kỳ nên ăn những đồ ăn có chỉ số đường huyết thấp, điều này sẽ giúp cho người bệnh dễ dàng kiểm soát được lượng đường máu trong cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường nói chung và thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nói riêng cần phải có các thực phẩm carbohydrate đa dạng như hoa quả, trái cây hoặc ngũ cốc nguyên hạt, sữa glu sure dành cho người tiểu đường, sữa chua và những loại đậu, mỗi loại chỉ nên ăn hạn chế một chút ít. Đối với một loại thực phẩm giàu năng lượng, vitamin, chất xơ, khoáng chất, ít chất béo… như ngô, để hấp thu tốt chất dinh dưỡng và ngăn dung nạp carbohydrate quá mức vào cơ thể thì bạn phải theo dõi lượng ngô mình đã ăn theo từng gram. Thông tin từ hiệp hội tiểu đường của Mỹcho biết, ½ chén ngô nấu chín hay ½ bắp ngô luộc sẽ có chứa khoảng 15gam carbohydrate trong khi carbohydrate mỗi bữa ăn cho người tiểu đường dao động từ 45-60 gam là mức khá an toàn.
Dựa vào cân nặng của cơ thể mỗi người, công việc hàng ngày nặng hay nhẹ mà lượng thức ăn tương ứng cũng sẽ khác nhau. Tốt nhất bạn nên kiểm tra lượng đường huyết trước và sau bữa ăn để điều chỉnh thực đơn ăn uống cho phù hợp.
Bạn cần lưu ý các thực phẩm chế biến sẵn của ngô cho lượng đường cao như sirô ngô hoàn toàn bất lợi cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường không nên dùng.
>> Có thể bạn quan tâm: Top +15 sữa dành cho người bị tiểu đường tốt nhất hiện nay