- Advertisement -spot_img
Trang chủBệnh lýBệnh Tiểu ĐườngKhông làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được không?

Không làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được không?

Date:

TIN LIÊN QUAN

spot_img
spot_img

Cách duy nhất để mẹ bầu có thể xác định được bệnh tiểu đường thai kỳ của mình chính là thông qua việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Vậy không làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được không, có gây ảnh hưởng gì không?

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và thai nhi?

Ở thai phụ, tiểu đường thai kỳ có thể khiến mẹ bầu bị tăng cân quá mức gây béo phì, khó lấy lại được vóc dáng sau sinh (tăng khoảng hơn 2 ký mỗi tháng). Ngoài ra mẹ bầu còn có nguy cơ:

– Bị đa ối khiến cho tử cung to nhanh có thể gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho người mẹ;
– Tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non
– Tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật và sản giật gấp 4 lần;
– Dễ xảy ra nhiễm trùng và thường nặng nề hơn cả là viêm thận, bể thận;
– Cuộc chuyển dạ kéo dài dẫn đến sinh khó, tăng nguy cơ sang chấn và băng huyết sau sinh;
– Tỉ lệ mổ lấy thai cao hơn và những nguy cơ phải phẫu thuật cũng tăng;
– Rối loạn lượng đường huyết nặng có thể đưa đến hôn mê…

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và thai nhi?
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và thai nhi?

Riêng với thai nhi của những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ cũng dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm:

– Tăng tỉ lệ dị tật thai nếu người mẹ bị tiểu đường từ trước khi có thai mà không được điều trị đúng cách.
– Thai nhi sẽ dễ bị rối loạn tăng trưởng. Trong trường hợp thai to sẽ khiến người mẹ sinh khó, có thể gặp sang chấn lúc sinh như  gãy xương đòn, trật khớp vai, liệt đám rối thần kinh cánh tay… Mẹ bầu cũng dễ phải lựa chọn phương pháp sinh mổ vì con quá to.
– Tỉ lệ tử vong chu sinh tăng gấp 2 đến 5 lần bình thường. Thai nhi có thể bị chết lưu đột ngột do đường huyết trong máu tăng quá cao.

Đối với trẻ sơ sinh, được sinh ra bởi người mẹ bị tiểu đường thai kỳ tì có thể sẽ có những biến chứng sau:

– Trẻ sơ sinh dễ bị suy hô hấp do phổi chậm trưởng thành hơn khi có tình trạng tăng đề kháng với Insulin;
– Trẻ sơ sinh dễ bị hạ đường huyết, tụt can xi, vàng da nặng và có thể hôn mê;
– Khi lớn lên trẻ dễ bị béo phì, bị tiểu đường, cao huyết áp…

Theo thống kê thực tế, có khá nhiều người mẹ hoàn toàn khỏe mạnh với chỉ số đường huyết an toàn nhưng khi mang thai lại dễ mắc tiểu đường thai kì. 

>> Có thể bạn quan tâm: tiểu đường thai kỳ ăn yến được không

Không làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được không?

Theo những phân tích ở trên về sự ảnh hưởng của bệnh tiểu đường thai kỳ đối với mẹ và bé thì chắc hẳn các bạn cũng biết rằng có nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không. Nếu không làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ rất có thể xảy ra những sai lầm đáng tiếc khiến bạn phải hối hận cả đời. Chính vì vậy bạn cần phải cân nhắc thật kỹ nếu không làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Hoặc phải xin ý kiến của các bác sĩ chuyên gia để có quyết định đúng đắn.

Không làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được không?
Không làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được không?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một trong những xét nghiệm quan trọng trong thời kỳ mang thai được khuyến cáo thực hiện ở tất cả các thai phụ để sàng lọc các nguy cơ có thể gây hại cho mẹ và thai nhi. Xét nghiệm tiểu đường sẽ được thực hiện từ tuần thứ 24-28 của thai kỳ.

Xét nghiệm này được thực hiện dựa vào nghiệm pháp dung nạp đường glucose qua đường uống. Việc xét nghiệm thường được làm vào buổi sáng. Trước khi làm xét nghiệm, thai phụ cần phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ, nhưng không quá 12 giờ. Mẹ bầu sẽ được lấy máu vào 3 thời điểm khác nhau:

  • Lần 1: Mẹ bầu được lấy máu ngay khi đói;
  • Lần 2: Mẹ bầu sẽ được uống nước có pha glucose trong vòng 3-5 phút. Sau đó 1 tiếng, mẹ bầu sẽ được chỉ định lấy máu lần 2;
  • Lần 3: 2 giờ sau khi đã uống nước pha đường glucose.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu được thực hiện như thế nào?
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu được thực hiện như thế nào?

Đường huyết thường được đo bằng milligrams trên deciliter (mg/ML) hay millimoles trên liter (mmol/L). Các chỉ số đường huyết đo tại 3 thời điểm của mẹ bầu được coi là bình thường nếu:

  • Khi đói: <5,1
  • Sau khi dung nạp đường glucose 1 tiếng là: <10
  • Sau khi dung nạp đường glucose 2 tiếng là: <78,5

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không gây hại gì cho mẹ và thai nhi, nhưng mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy buồn nôn hay chóng mặt ngay sau khi uống dung dịch đường. Đây là một hiện tượng bình thường, nên các mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm.

>> Xem thêm: tiểu đường thai kỳ sinh thường được không

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img