- Advertisement -spot_img
Trang chủThuốc QuýTổng hợp các bài thuốc chữa bệnh từ cây viễn chí

Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh từ cây viễn chí

Date:

TIN LIÊN QUAN

spot_img
spot_img

Viễn chí còn có tên gọi khác là dây ruột gà, nam viễn chí, tiểu thảo, là rễ hoặc vỏ rễ phơi khô của cây viễn chí lá nhỏ hoặc cây viễn chí Xêbêri. Dược liệu này có tác dụng giúp tà khí, thính nhĩ, định tâm khí, bổ bất túc, cường khí, lợi cửu khiếu, minh mục, chuyên chủ trị các chứng ho nhiều đờm, ghẻ lở, mộng tinh, lo sợ,  thận tích, mất ngủ, mụn nhọt,… Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây viễn chí cho bạn đọc tham khảo.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây viễn chí

  • Bài thuốc trị tâm thống lâu ngày: Dùng xương bồ thái nhỏ 40g, viễn chí bỏ lõi 40g, đem tán bột. Mỗi lần dùng 12g đem sắc với 1 chén nước, còn lại 7 phân, đem bỏ bã và uống ấm.
  • Bài thuốc trị họng sưng đau: Dùng viễn chí nhục tán thành bột mịn, thổi vào họng, đờm tiết ra nhiều sẽ khỏi.
  • Bài thuốc trị cổ trướng và khí uất: Dùng viễn chí nhục (sao với trấu) 160g. Mỗi lần dùng 20g sắc với gừng 3 lát, uống hằng ngày.
  • Bài thuốc trị vú sưng: Đem viễn chí chưng với rượu, dùng nước uống còn bã đắp vào vết thương.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây viễn chí
Bài thuốc chữa bệnh từ cây viễn chí
  • Bài thuốc trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém, sinh ra triệu chứng mơ nhiều, hồi hợp, mất ngủ: Sử dụng phục linh 10g, xương bồ 3g, viễn chí 10g đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị viêm phế quản mạn tính sinh ho đờm nhiều: Dùng cam thảo 6g, viễn chí 8g với cát cánh 6g, sắc uống hằng ngày.
  • Bài thuốc trị phát bối, nhọt độc và ung thư: Đem viễn chí bỏ lõi sau đó giã nát, đem sắc với 1 chén rượu, vớt bã ra đắp lên vết thương.
  • Bài thuốc trị đầu đau và não phong: Dùng viễn chí bỏ lõi, tán nhuyễn. Mỗi lần dùng 2g thổi vào mũi, trong miệng phải ngậm nước lạnh.
  • Bài thuốc trị nước tiểu đục và có màu đỏ: Sử dụng viễn chí ngâm nước cam thảo, bỏ lõi 500g, ích trí nhân 80g với phục thần 80g, đem tán thành bột mịn. Lấy rượu chưng miến làm thành hồ rồi trộn bột thuốc vào làm thành viên, viên to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần dùng 50 viên uống với nước táo sắc.
  • Bài thuốc trị mất ngủ, thần kinh suy nhược: Sử dụng viễn chí tán nhỏ, mỗi lần dùng 8g uống với nước cơm. Ngày dùng 2 lần cho đến khi khỏi.
  • Bài thuốc trị tâm huyết kém sinh suy nhược thần kinh: Dùng viễn chí, phục linh, đảng sâm và mạch môn, đương quy, đại táo, bạch thược và sinh khương mỗi thứ 10g, cam thảo 3g, quế tâm 3g, đem sắc uống.
Chữa bệnh từ cây viễn chí
Chữa bệnh từ cây viễn chí
  • Bài thuốc trị ho có đờm: Dùng trần bì, cam thảo mỗi thứ 4g với viễn chí 12g, đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị trẻ em sốt cao co giật: Dùng sinh địa, thiên trúc hoàng, viễn chí và câu đằng mỗi thứ 8g, đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị mất ngủ, giảm trí nhớ, loạn nhịp tim: Dùng toan táo nhân 10g, viễn chí 10g với gạo tẻ 50g, đem 2 vị sắc lấy nước, bỏ bã. Thêm gạo vào nấu thành cháo loãng, ăn trước khi đi ngủ.

Lưu ý khi chữa bệnh từ cây viễn chí

+ Dùng dơn phương (độc vi) Viễn chí trị tất cả các chứng ung thư phát bối do thất tình uất ức, dùng Viễn chí sắc uống, bã đắp ngoài đều khỏi cả(Dược Phẩm Vậng Yếu). + Viễn chí chạy vào Thận, chủ trị của nó tuy nhiều nhưng tóm lại không ngoài công dụng bổ Thận. Viễn chí không phải là thuốc riêng của Tâm mà làm cho mạch chỉ bổ tinh, trị hay quên vì tinh và chí đều tàng ở Thận. Tinh hư thì chí suy, không đạt lên Tâm dược cho nên hay quên. Sách Linh Khu ghi: Thận tàng tinh, tinh hợp chí, Thận thịnh mà không ngăn được thì tổn thương, hay quên. Gười có chứng hay quên là vì khí ở trên không đủ, khí ởdưới có thừa, trường vị thực mà Tâm hư thì vinh vệ sẽ lưu trệ xuống dưới lâu mà không có lúc nào đi lên, cho nên hay quên. Hơn nữa, trong mùi vị của Viễn chí có vị cay cho nên hạ được khí mà chạy đến kinh quyết âm. Sách Nội kinh ghi: Dùng vị cay để bổ là ý nghĩa thủy với mộc cùng một nguồn gốc mà muôn đời chưa ai nói ra được(Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Sở dĩ Viễn chí trị được chứng mất ngủ vì Thận tàng chí, Tâm thận không giao thì chí không định mà thần không yên. Viễn chí thông được Thận khí lên đến Tâm, khiến cho thủy ở trong Thận lên giao tiếp với Tâm, tạo thành Thủy Hỏa Ký tế. Còn trị ho và mụn nhọt là do công dụng lợi khiếu, long đờm. Trước kia Viễn chí đa số được dùng làm thuốc an thần, gần đây phần lớn dùng trị ho nghịch lên. Dùng vị đắng để tiết, lấy ôn để thông, có thể trị chứng ho nghịch thuộc hàn ẩm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Viễn chí sống có tác dụng khử đàm, khai khiếu mạnh. Viễn chí mà chích thì độc tính giảm, vị khí kém cũng dùng được. Viễn chí tẩm mật, sao, thìtính nhuận, tác dụng an thần tốt. Viễn chí tính ôn, táo, uống trong kích thích mạnh vì vậy, đàm nhiệt thực hỏa, bao tử tá tràng loét cần thận trọng. Nếu không dùng với Chích Cam thảo sắc uống dễ gây nôn, buồn nôn(Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
 

Kiêng kỵ

+Viễn chí sợ Tề tào, Lê lô và Trân châu.

+Kinh tâm có thực hỏa với dùng đồng thời với hoàng liên.

+Có thực hỏa nên hạn chế dùng.

+Người âm hư dương vượng: không nên dùng.

Trước khi áp dụng những bài thuốc từ viễn chí, bạn nên trao đổi với bác sĩ để dự phòng những tình huống rủi ro phát sinh. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị thay thế cho chỉ dẫn của người có chuyên môn.

>> Xem thêm: chữa bệnh từ cây thuốc dòi

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img