Cây thuốc dòi là một loại cây thân thảo, từ lâu loại cây này đã trở thành một loại dược liệu trong các bài thuốc nam. Đông y cho rằng, cây thuốc dòi có thể chữa được chứng ho, ho có đờm, giải nhiệt, tiêu viêm, thông sữa,… Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thuốc dòi cho bạn đọc tham khảo.
Tác dụng của cây thuốc dòi
Đã từ lâu, cây bọ mắm đã trở thành một dược liệu trong y học cổ truyền. Theo Đông y, dược liệu có những tác dụng dược lý như sau:
- Điều trị chứng ho dai dẳng;
- Điều trị ho nhiễm lap;
- Tiêu viêm;
- Điều trị viêm mũi;
- Tiêu đờm;
- Chỉ khái;
- Chữa viêm sưng vú;
- Tiêu vết bầm;
- Thông tiểu;
- Thông sữa;
- Giải độc;
- Giải nhiệt;
- Trị mụn nhọt;
- Chữa đau họng.
Liều dùng
Mỗi ngày, liều dùng trung bình của cây thuốc cho 1 người là 10 – 20g.
Mặt khác liều dùng của cây thuốc dòi còn tùy thuộc vào công thức của bài thuốc. Người dùng nên tuân thủ theo liều dùng bác sĩ hoặc lương y chỉ định, không nên sử dụng quá liều.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây thuốc dòi
Cây thuốc dòi được áp dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh của dân gian như sau:
- Bài thuốc chữa ho thường, đau họng: Phơi khô cây thuốc dòi. Sử dụng từ 10 – 20g thuốc dòi khô để sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc hỗ trợ trị ho lao: Lấy nhựa của cây thuốc dòi, chưng cách thủy với mật ong. Sau khi chưng, lấy nước thuốc để uống trong ngày. Mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lần.
- Bài thuốc chữa mụn nhọt, máu bầm, viêm sưng vú: Rửa sạch cây thuốc dòi, để ráo nước. Lấy một lượng vừa đủ, giã nát và đắp lên vùng sưng đau.
- Món nước uống giải nhiệt, thanh lọc cơ thể: Sắc/nấu từ 10 – 20g cây thuốc dòi, lấy nước uống. Có thể kết hợp nấu cùng với râu bắp, lá mã đề, rễ tranh…
Chữa lao phổi bằng cây long thảo và cây thuốc dòi
Ngoài bài thuốc chữa bệnh lao từ cây thuốc dòi, bệnh nhân lao phổi có thể sử dụng bài thuốc có sự kết hợp giữa cây long thảo và cây thuốc dòi. Cũng bởi có tính ấm, vị mát nên cây long thảo có thể giúp người bệnh điều trị chứng ho ra máu rất tốt.
Bạn chỉ cần chuẩn bị 6g cây long thảo và 10g cây thuốc dòi. Sau đó, bạn đem rửa sạch các vị thuốc này rồi cho vào trong nồi. Bạn cho thêm 2 lít nước sạch rồi sắc lên trong thời gian từ 1 đến 1,5 giờ. Sau khi nước thuốc nguội, bạn hãy chia ra làm 2 lần uống trong ngày. Để thấy được hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng bài thuốc đều đặn mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc trị lao phổi từ cây thuốc dòi khô
Bệnh nhân bị lao phổi thường có các triệu chứng như ho có đờm, ho khan, thậm chí là bị ho ra máu. Theo đó, cơn ho có thể kéo dài liên tục vào ban đêm và khiến cho người bệnh không thể có được giấc ngủ sâu. Khi ấy, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơ thể bị thiếu năng lượng, mệt mỏi, kém tập trung, tâm lý căng thẳng và trí nhớ bị suy giảm.
Muốn giải quyết tình trạng những cơn ho kéo dài do bệnh lao phổi gây ra, bệnh nhân có thể dùng bài thuốc uống từ cây thuốc dòi. Cách thực hiện bài thuốc rất đơn giản và có thể thực hiện tại nhà.
Theo đó, bạn hãy lấy 40g đến 50g cây thuốc dòi đã được sấy khô, cùng với đó là 1 đến 2 thìa mật ong và 1 ml nước lạnh. Sau khi rửa sạ樂威壯 ch cây thuốc dòi, bạn cho vào trong nồi đất rồi thêm nước lạnh vào. Bạn đun cho đến khi thu được dung dịch ở dạng cao đặc thì dừng lại. Sau đó, bạn cho thêm mật ong vào, khi hỗn hợp nguội thì cho vào trong bình thủy tinh rồi bảo quản cẩn thận ở trong ngăn mát của tủ lạnh. Mỗi ngày bạn nên uống 10ml cao đặc và nên dùng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Nếu như không muốn dược tính bị suy giảm, bạn không nên nấu quá nhiều cao ở trong một lần nhé.
Lưu ý khi sử dụng bài thuốc chữa bệnh từ cây thuốc dòi
Khi sử dụng lá thuốc dòi để chữa bệnh, người dùng cần lưu ý những điều sau:
- Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc từ lá thuốc dòi. Tùy vào cơ địa, thể trạng các bài thuốc dân gian có thể không phát huy tác dụng hoặc gây dị ứng cho bệnh nhân. Do đó, cần tuân thủ theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa.
- Nếu nấu nước cây thuốc dòi uống để giải nhiệt, người dùng không nên lạm dụng bài thuốc này. Việc giải nhiệt, thanh lọc, lợi tiểu, dẫn đến tình trạng cơ thể dễ bị mất chất điện giải, khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.
- Phụ nữ có thai không nên thường xuyên dùng và dùng nhiều cây thuốc dòi. Loại dược liệu này có tính chất điều kinh, dễ gây sẩy thai.
- Trước khi dùng, bạn nên rửa sạch dược liệu để loại bỏ đất cát, các loại vi khuẩn bám trên thân cây, lá cây.
- Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, huyết áp thấp,… nên hỏi ý kiến bác sĩ trường khi dùng thuốc.
Tóm lại, cây cỏ dòi (cây bọ mắm) là một loại dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Thuốc dòi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe và có khả năng điều trị bệnh tật. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc, bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ để nhận được lời khuyên, hướng dẫn cụ thể hơn.