- Advertisement -spot_img
Trang chủThuốc QuýCác bài thuốc chữa bệnh từ cây sa nhân hiệu quả

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây sa nhân hiệu quả

Date:

TIN LIÊN QUAN

spot_img
spot_img

Theo Y học cổ truyền, cây sa nhân được dùng để điều trị những bệnh lý liên quan đến xương khớp, dạ dày và rất tốt cho người mang thai. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến hình dáng và công dụng chữa bệnh của loại cây này. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về các bài thuốc chữa bệnh từ cây sa nhân mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Sa nhân là loại cây mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi, dưới tán cây râm mát, tiếng Tày còn gọi là mác nẻng, tiếng Thái là co nénh. Bộ phận dùng làm thuốc là hạt quả. Thu hái quả thường vào mùa hè, bóc vỏ quả lấy hạt bên trong, phơi hay sấy khô dùng dần.

Sa nhân thuộc loại cây thân thảo cao 2 – 3m, nhìn gần giống như cây riềng nhưng rễ không phát triển thành củ mà bò lan dưới lớp đất mỏng, có khi nổi lên trên mặt đất. Lá mọc so le có bẹ dài, phiến lá hình trái xoan, mặt lá xanh thẫm, láng bóng. Hoa màu trắng, đốm tía, mọc thành chùm. Quả cuống ngắn có gai, hình tròn hoặc trứng dài có 3 ô mang 3 khối hạt màu nâu sẫm, mùi thơm nồng. Sa nhân có nhiều loại, Đông y thường sử dụng chủ yếu là hai loài sa nhân tím và sa nhân trắng vì có giá trị dược liệu cao.

Chữa bệnh từ cây sa nhân
Chữa bệnh từ cây sa nhân

Tại Việt Nam sa nhân được tìm thấy ở rất nhiều nơi, trải rộng tại nhiều khu vực như từ các vùng núi phía Bắc, cụ thể là huyện Nguyên Bình của tỉnh Cao Bằng cho đến An Giang (vùng Bảy Núi) ở đồng bằng Nam Bộ. Không dừng lại ở đó, sa nhân còn mọc tự nhiên tại các vùng đất cao nguyên, vùng đồ khác như cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), Tây Nguyên, Mộc Châu (Sơn La), thậm chí là ở những nơi địa hình núi cao hiểm trở cách 1000m so với mực nước biển.

Theo y học cổ truyền, sa nhân có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Thường dùng chữa ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, tiêu chảy, nôn mửa, an thai,…

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây sa nhân

Chữa có thai lạnh bụng, tiểu tiện không thông và đầy hơi

Chuẩn bị: Hương phụ và sa nhân tím bằng lượng nhau.

Thực hiện: Đem dược liệu phơi khô và tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 3 – 4g uống với nước ấm, ngày dùng 3 lần. Hoặc chuẩn bị mỗi vị 8g và đem sắc, uống hết trong ngày.

Trị trẻ em cam tích, nôn mửa, ăn không tiêu và đau bụng

Chuẩn bị: Mộc hương 6g, bạch truật 4g, sa nhân tím 4g, chỉ thực 6g.

Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn. Sau đó dùng nước sắc từ gạo và bạc hà trộn đều với bột mịn, làm thành viên hoàn nặng khoảng 0,25g. Ngày sử dụng 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 2 – 3 viên.

Chữa phong tê thấp

Chuẩn bị: 10g thân rễ sa nhân tím.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây sa nhân
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây sa nhân

Thực hiện: Đem rửa sạch, cắt rễ thành từng khúc nhỏ. Sau đó đem ngâm với 100ml rượu trong nửa tháng. Khi dùng, lấy dịch rượu xoa bóp lên vùng đau nhức. Hoặc có thể nấu với lá hồng bì dại và ngâm chân khi nước còn ấm để giảm đau.

Chữa đau nhức răng

Chuẩn bị: Hạt sa nhân tím phơi khô.

Thực hiện: Đem hạt giã thành bột, sau đó dùng bột chấm vào chỗ răng đau. Hoặc ngâm hạt sa nhân với rượu rồi ngậm.

>> Tham khảo: chữa bệnh từ cây vuốt hùm

Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh từ cây sa nhân

Khi sử dụng bài thuốc từ sa nhân tím, cần lưu ý một số thông tin sau: Người âm hư nội nhiệt không nên sử dụng dược liệu này. Cần thận trọng khi lựa chọn sa nhân tím vì có rất nhiều loại thực vật có tên gọi và hình dáng tương tự.

Như vậy thông qua bài viết trên, chúng ta đã có thêm một số kiến thức hữu ích về cây sa nhân, biết được đặc điểm hình thái, khu vực phân bố và đặc biệt là công dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý của loài cây này. Nếu bạn muốn hiểu thêm về sa nhân và muốn dùng nó để chữa bệnh thì nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ Đông y nhằm đảm bảo sa nhân luôn được dùng đúng cách và hiệu quả.

>> Xem thêm: chữa bệnh từ cây xà sàng tử

TIN MỚI HÔM NAY

spot_img