Đu đủ là loại quả ngọt, nên chắc rằng các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ lo lắng rằng liệu có ăn được đu đủ chín không? Cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi bị tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ chín được không?
Thai phụ tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ chín được không?
Có lời đồn là nếu phụ nữ đang mang thai ăn đu đủ có thể khiến sảy thai. Điều này đúng nếu đang mang thai mà ăn đu đủ chưa chín, còn nếu đu đủ chín thì không bị ảnh hưởng gì. Vậy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có được ăn đu đủ chín không?
Câu trả lời đó là mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn đu đủ bình thường. Bởi hàm lượng đường trong quả đu đủ ở mức thấp nên sẽ không làm tăng đường huyết sau ăn. Hơn thế đu đủ chín lại rất tốt để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ đang mang thai.
>> Tham khảo: tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không
Lợi ích của đu đủ với người bị tiểu đường thai kỳ
Giúp tăng cường sức đề kháng
Đây là lợi ích đầu tiên mà người bị tiểu đường thai kỳ không nên bỏ qua. Với hàm lượng beta carotene cao hơn so với các loại trái cây khác giúp cho các tiền chất của vitamin A khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Chính vi chất có lợi này sẽ giúp mẹ bầu có thể tăng sức đề kháng để chống lại một số căn bệnh nguy hiểm.
Giúp cung cấp các khoáng chất
Không chỉ đem đến nhiều chất vitamin cho mẹ bầu mà đu đủ chín còn mang lại nhiều những khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Kali, kẽm, magie, canxi…, đặc biệt là chất sắt có trong đu đủ chín giúp ích rất nhiều cho mẹ bầu có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai.
Giúp bổ sung vitamin
Khi đu đủ chín sẽ chứa rất nhiều các loại vitamin như vitamin B1, B2, B6, vitamin C, PP…. Đặc biệt là vitamin B1 một loại vitamin có tác dụng đặc biệt quan trọng trong quá trình chuyển hóa. Nếu thiếu vitamin B1 sẽ khiến quá trình chuyển hóa gặp cản trở, gây nên những tổn thương cho hệ thần kinh, hệ tim mạch khi mang thai.
Ngoài ra, vitamin B2 có trong đu đủ chín còn có thể giúp cho thai nhi phát triển thị giác, các cơ quan khác và hệ thần kinh tốt hơn.
Ngăn ngừa bị chuột rút
Hàm lượng kali có trong quả đu đủ cao nên khi mẹ bầu ăn có thể giảm thiểu được tình trạng hay bị chuột rút. Ngoài ra, khi mang thai thể tích máu của người mẹ có thể tăng lên đến 50%, vì thế kali có mặt để giúp cân bằng nước và điện giải ở các tế bào.
Giúp hạn chế táo bón
Khi mang thai người mẹ cần phải cung cấp nhiều chất nên rất dễ xảy ra tình trạng táo bón. Và ăn đu đủ chín là cách giúp mẹ bầu có thể ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả. Bởi các vitamin nhóm B có trong quả đu đủ chín rất có lợi cho hệ tiêu hóa.
Kiểm soát cân nặng
Trong quá trình mang thai người mẹ cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Nhưng khi ăn nhiều người mẹ lại sợ tăng cân, vì thế đu đủ là lựa chọn tuyệt vời. Bởi đu đủ chín chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng lại không cung cấp nhiều calo, nên sẽ không làm mẹ bầu tăng cân.
Giúp bảo vệ xương khớp
Thực sự khi người phụ nữ mang thai sẽ có khá nhiều vấn đề có thể xảy ra. Trong đó, cảm giác tê cứng, đau nhức ở các khớp như ngón tay, khủy tay, đầu gối và hông khiến việc đi lại của người mẹ trở lên khó khăn. Nhưng bổ sung một lượng đu đủ vừa phải sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa được các triệu chứng này. Vì vitamin C sẽ có thể giúp bảo vệ sụn, khớp.
>> Có thể bạn quan tâm: Top +15 sữa dành cho người bị tiểu đường tốt nhất hiện nay
Một số lưu ý khi ăn đu đủ dành cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu không nên ăn đu đủ xanh nhưng có thể ăn được đu đủ chín. Bên cạnh đó, khi ăn đu đủ chín mẹ bầu cũng phải nên nhớ một vài lưu ý sau đây:
Không nên ăn đu đủ quá lạnh
Không nên lạm dụng ăn quá nhiều đu đủ chín cùng một lúc vì chất beta carotene có trong đu đủ chín sẽ có thể khiến mẹ bầu bị vàng da ở lòng và mu bàn tay, bàn chân.
Ăn quá nhiều đu đủ chín sẽ có thể gây kích thích ruột già bài tiết nhiều, từ đó gây áp lực cho dạ dày và đường ruột của mẹ bầu.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng nên hạn chế ăn đu đủ (khoảng 2 – 3 lần/tuần và ăn 1 miếng vừa phải là đủ).
Những mẹ bầu bị hen suyễn hoặc gặp vấn đề về đường hô hấp cũng nên hạn chế ăn đu đủ vì chất papain trong đu đủ chín có thể gây dị ứng nặng, nghẹt mũi, sổ mũi và khó thở.
Hạt của quả đu đủ có chứa chất độc, vì vậy để đảm bảo an toàn thì mẹ bầu cần loại bỏ hoàn toàn hết hạt trước khi ăn.
>> Tham khảo: TOP 10 thuốc trị tiểu đường hiệu quả tốt nhất 2020 hiện nay