Người bệnh tiểu đường sáng nên ăn gì để kiểm soát tốt đường huyết? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc cũng như tìm hiểu về các loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường vào buổi sáng.
Vì sao người tiểu đường cần chú ý đến bữa sáng?
Bữa sáng có vai trò rất quan trọng với bệnh nhân tiểu đường. Không chỉ cung cấp năng lượng bắt đầu cho ngày mới, bữa sáng còn ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh của người tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy, người bỏ bữa sáng thì sẽ dễ bị kháng insulin và thừa cân hơn, do đó khả năng kiểm soát đường huyết sẽ giảm đi.
Bữa sáng của người Việt hiện đang chứa nhiều tinh bột. Một bát phở, một tô bún, một bát miến hay 1 nắm xôi vừa tính trung bình có khoảng 50 – 70g đường. Trong khi đó, lượng rau hay thịt (chất đạm, chất béo) ăn kèm với để làm chậm quá trình tiêu hóa đường lại không nhiều. Nếu không chú ý điều chỉnh thực đơn này hợp lý, nguy cơ bị tăng đường huyết sẽ rất là cao.
Người bệnh tiểu đường sáng nên ăn gì?
Ngũ cốc nguyên hạt
Loại thực phẩm này chứa hàm lượng chất xơ, protein, chất khoáng, vitamin và carbohydrate. Ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng đường thấp, chính vì vậy giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường xuống 30%. Các loại ngũ cốc đó là: gạo lứt, mè đen, đậu nành, ngô, kê, đậu xanh, …
>> Có thể bạn quan tâm: tiểu đường quan hệ vợ chồng
Khoai lang nướng
Khoai lang cũng là loại củ có hàm lượng tinh bột thấp. Trung bình 100gr khoai lang chỉ chứa khoảng 20 gr carbohydrate. Vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng khoai lang để cơ thể được bổ sung tinh bột mà không làm tăng đường huyết. Ngoài ra, khoai lang còn chứa lượng vitamin, chất xơ, chất khoáng dồi dào. Tuy nhiên, chỉ có khoai lang nướng nguyên củ mới tốt cho người tiểu đường. Khoai luộc hay khoai chiên không có công dụng đó.
Trứng gà
Trứng gà có hàm lượng carbohydrate thấp, nó chỉ chiếm khoảng 0.5 gr nên không làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Nhờ hàm lượng protein và omega – 3, ăn trứng gà rất tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, những người ăn trứng gà làm có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường giảm xuống 38% so với người bình thường. Tuy nhiên, trứng gà chứa khá nhiều cholesterol nên có thể sẽ tác động đến tim và mạch máu. Mỗi tuần, bạn chỉ nên ăn trứng từ 2-3 lần, có thể lựa chọn trứng cuộn hoặc trứng luộc.
Các món ăn từ gạo
Các món ăn như bún, phở, miến, bánh ướt, bánh hỏi… tuy được được chế biến từ gạo nhưng chỉ số đường thấp. Thay vì món cơm hàng ngày, vào bữa sáng người tiểu đường có thể ăn các món trên để làm phong phú thực đơn.
Sinh tố trái cây
Khi chọn trái cây để làm sinh tố, nên chọn những loại quả ít ngọt như bưởi, quýt, lê, thanh long, cam, táo, bơ… Sinh tố cung cấp một lượng đường tự nhiên và vitamin sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu. Có thể kết hợp một số loại rau khác như rau bina, cải xoăn… để tăng thêm chất xơ. Mỗi ngày uống 2 ly sinh tố sẽ giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh.
Để tránh nạp quá nhiều đường trong một bữa ăn, người tiểu đường nên chia bữa sáng thành 2 bữa nhỏ. Có thể bổ sung các chế phẩm từ sữa như sữa chua không đường, sữa tươi, sữa tiểu đường Glu sure, sữa đậu nành để kiểm soát cơn đói, điều hòa lượng đường huyết và cung cấp protein. Khi muốn thay đổi thực đơn, bạn nên tiến hành từ từ để cơ thể làm quen dần dần chứ không nên thay đổi ngay lập tức vì sẽ gây ra hiện tượng thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Nói tóm lại, trong thực đơn của người tiểu đường vẫn cần cung cấp đầy đủ các chất. Nên ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để bụng quá đói hoặc quá no và tuyệt đối không được bỏ bữa sáng.
Bên cạnh việc ăn uống, để bệnh tình có chuyển biến tốt người bệnh cần tăng cường tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Mỗi ngày nên dành từ 30 – 40 phút để đi bộ, tập yoga, nhảy dây,… Rèn luyện sức khỏe là cách tốt nhất để tránh các biến chứng xấu của bệnh.
Xem thêm: tiểu đường nhổ răng được không