Hương nhu tía còn có tên gọi khác là cây é rừng hay é tía… có vị cay, mùi thơm và tính ấm. Loại cây này thường mọc hoang hoặc được trồng làm thuốc ở quanh nhà. Là cây dùng để làm thuốc chữa bệnh rất quen thuộc với mọi nhà. Sau đây là 11 bài thuốc chữa bệnh từ cây hương nhu tía.
Hương nhu được biết đến là thảo dược mọc hoang khắp mọi nơi. Chúng thích hợp phát triển ở mọi loại đất và khí hậu. Đặc biệt là tại các vùng quê xung quanh bờ ruộng, bờ ao,… thường sẽ rất dễ bắt gặp loại cây này.
Hiện nay, hương nhu được trồng và khai thác tập trung ở nhiều nơi. Chúng là thành phần dược liệu không thể thiếu trong một số bài thuốc chữa bệnh cảm cúm,… Các bộ phận của cây trừ rễ đều có thể thu hoạch và sử dụng.
Để làm thuốc chữa bệnh, thường thu hái hương nhu phần trên mặt đất, chủ yếu là cành có hoa, dùng tươi hoặc phơi ở nơi ít ánh nắng nhưng thoáng gió, nhiệt độ 30-40 độ C (gọi là phơi âm can). Hương nhu tía vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh phế và vị có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm, giảm sốt, lợi tiểu, dùng chữa cảm lạnh, tiêu chảy do lạnh, trị chứng hôi miệng…
Trị chứng hôi miệng: Hương nhu tía 10g sắc với 200ml nước còn 100ml. Dùng nước sắc từ hương nhu để súc miệng và ngậm hàng ngày, nên dùng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Dùng liên tục trong 15 ngày.
Giúp tóc nhanh dài, bóng mượt: Hương nhu tía, lá bưởi (hoặc vỏ bưởi), quả bồ kết khô (đã đốt qua), mỗi vị 10g, nấu với 3 lít nước, pha ấm gội đầu. Tuần gội 2 lần, giúp tóc nhanh dài và rất mượt.
Chữa tiêu chảy do lạnh bụng: Hương nhu tía 12g, tía tô (lá và cành), mộc qua, mỗi vị 9g, sắc nước với 3 bát nước còn 1 bát, uống trong ngày sau bữa ăn sáng.

Chữa phù thũng, nước tiểu đục: Hương nhu tía 9g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, ích mẫu thảo 12g, sắc với 600ml nước còn khoảng 200ml, uống thay trà hàng ngày. Mỗi liệu trình điều trị trong 10 ngày.
Trẻ chậm mọc tóc: Hương nhu tía 40g, sắc với 200ml nước, cô đặc, trộn với mỡ lợn, ngày bôi 1-2 lần. Trước khi bôi cần vệ sinh da đầu cho trẻ sạch sẽ tránh viêm nhiễm do da đầu bụi, bẩn.
>> Tham khảo: chữa bệnh từ hạ khô thảo
Chữa cám sốt, nhức dầu, dau bụng, chân tay lạnh: Hương nhu tía 500g, hậu phác (tẩm gừng nưóng) 200g, bạch biến đậu (sao) 2000g. Tất cả tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 10g có khi đến 20g với nước sôi để nguội.
Chữa cảm, làm ra mồ hôi, hạ sốt: Hương nhu, hoắc hương, bạc hà, sả, tía tô, lá bưởi, lá chanh mỗi thứ 10g. Tất cả rửa sạch, đun sôi dùng xông hơi (Nồi nước xông).
Phòng, chữa cảm nấng, say nắng: Lá hương nhu 32g, hạt đậu ván -32g, củ sắn dây 24g, gừng sống 12g. Các vị phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Mỗi lần người lớn dùng 16g, trẻ em 8g; hãm với nước sôi, gạn uống (kinh nghiệm của Viện Y học cổ truyền).
Chữa trẻ em chậm mọc tóc: Hương nhu sắc đặc, hòa với mỡ lợn bôi hàng ngày.
Lưu ý: Những người hay ra nhiều mồ hôi không nên dùng đơn thuốc có sử dụng hương nhu tía.
Phân biệt hương nhu tía và trắng
Hương nhu tía: Là loại cây nhỏ, sống hàng năm hoặc nhiều năm: có thể cao 1,5-2m. Thân và cành thường có màu tía, có lông quặp. Lá có cuống dài, thuôn hình mác hay hình trứng, dài 1-5cm, mép có răng cưa, 2 mặt đều có lông. Hoa màu tím, mọc thành chùm, xếp thành từng vòng từ 6 đến 8 chiếc trên chùm, ít khi phân nhánh. Hương nhua tía thường được dùng làm thuốc trong Đông y.
Hương nhu trắng (có tên gọi là é lớn): Là cây thường cao hơn hương nhu tía. Lá mọc đối, có cuống, phiến lá dài 5-10cm, hình trứng nhọn, phía cuống thon, mép khía tai bèo hay răng cưa thô. Trên gân chính của lá có lông. Hoa nhỏ mọc thành xim đơn 6 hoa, xếp thành chùm, đôi khi ở phía dưới có phân nhánh. Hương nhu trắng có hàm lượng tinh dầu cao hơn hương nhu tía, nên có mùi hắc và khó uống. Chủ yếu được khai thác để cất tinh dầu.
Như vậy, trên đây là một số thông tin bổ ích mà bài viết này đã mang đến để độc giả tham khảo. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về cách sử dụng loại hương liệu này một cách hiệu quả nhất để nâng cao sức khỏe và làm đẹp cho bản thân.
>> Xem thêm: bài thuốc chữa bệnh từ cây lá