Hôi miệng là hiện tượnng nhiệt khí uẩn tích ở giữa các mô lồng ngực và từ trong miệng xung phát ra. Người có trường vị thấp nhiệt, những thức ăn mà họ ăn vào hay bị ứ trệ lại trong dạ dày, dẫn đến tiêu hóa kém, đồng thời dẫn tới hiện tượng chán ăn, hay nấc cụt, buồn nôn, trướng bụng, táo bón, đau bụng. Ngoài ra bệnh viêm lợi, sưng mùng mủ cũng dẫn đến hôi miệng. Dưới đây là các phương thuốc làm thơm miêng hiệu quả bằng Đông y các bạn có thể áp dụng.
Tóm tắt nội dung
Phương thuốc làm thơm miệng
Trúc diệp 9g, Thạh cao 30g, Bán hạ chế 4g, Nhân Sâm 5g, Mạch môn đông 18g, Cam thảo 3g, gạo 8g. Dùng nước sạch sắc tất cả các vị thuốc trên, uống nước thuốc này mỗi ngày 3 lần.
Bài thuốc này dùng cho những người khí âm lương hư kèm vị nhiệt, thường xuyên cảm thấy có một luồng hơi nóng chạy lên trên dọc theo lồng ngực, miệng khô lưỡi ráo, trong lòng phiền muộn, tim hồi hộp, ra mồ hôi lạnh, mất ngủ mệt mỏi, da dẻ sần sùi mà miệng hôi nhiều.
Thơm miệng từ Trầm hương
Trầm hương, Bạch đàn , Vỏ thạch lựu (trái lựu chua), Vỏ kha tử, Thanh đại, mỗi thứ 9g, xuyên khổ luyện, tế tân, đương quy, hương phụ mỗi thứ 18g; Mẫu đinh hương 6g; Tro hà diệp 3g; Nam nhũ hương 3g; Xạ hương, long não mỗi thứ 2g.

Đem long não, thanh đại, nam nhũ hương nghiền nhỏ riêng biệt. Xuyên khổ luyện xắt thành 4 miếng nhỏ sấy khô, Tế tân bỏ đọt, sau đó đem tất cả nghiền nhỏ thành bột mịn, trộn đều thành một hỗn hợp. Mỗi lần dùng khoảng 2g bột thuốc, dùng thuốc này vào buổi sáng và tối, sau đó dùng nước ấm súc miệng. Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt,khu phong tán hàn, giảm sưng cầm máu, giảm đau, hoạt huyết, dưỡng huyết, làm thơm miệng khử hôi, chắc răng.
Thơm miệng từ cây Hoàng liên
Hoàng liên 5g, Sinh địa 12g, Đương quy thân 6g, Đơn bì 6g, Thăng ma 6g. Dùng nước sắc tất cả các vị thuốc trên và uống mỗi ngày 1 thang. Dùng cho những người bị hôi miệng và có kèm khát nước, thích uống lạnh, môi đỏ, lợi sưng đau, lở loét miệng lưỡi, chảy máu chân răng, khô miệng ráo lưỡi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác hữu lực. Vì bài thuốc này có tác dụng giúp thanh tuyên vị hỏa, lương huyết dưỡng âm nên nó có thể chữa vị nhiệt xông bốc lên mà gây ra hôi miệng.
>> Tham khảo: Bài thuốc chữa cam răng
Thơm miệng từ Thạch cao
Thạch cao 24g, Xích thược 6g, Nguyên minh phấn 3g, Bạc hà 3g, Bạch chỉ 3g, sắc lấy nước bỏ bã. Dùng nước thuốc này súc miệng thường xuyên. Bài thuốc cổ này tác dụng thanh nhiệt giảm sưng, lương huyết cầm máu, hoạt huyết giảm đau, khu phong trừ hôi miệng.
Thơm miệng từ cây Hương nhu
Đây là chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, nó có thể do những viêm nhiễm trong khoang miệng hay răng, lợi hoặc ở đường hô hấp trên như viêm tai giữa, viêm mũi họng, viêm xoang… Cũng có khi do hở tâm vị hay sau một bữa ăn còn sót lại những mảnh thực phấm bám ở khe, kẽ răng khiến cho vi khuẩn xâm nhập sinh ra mùi hôi.

Hương nhu hay còn có tên gọi là cây é – có hai loại: Hương nhu trắng và Hương nhu tía.
Cách dùng: lấy 40g Hương nhu sắc với 200ml nước, sắc đến khi cô đặc lại dùng để súc miệng hàng ngày, đặc biệt nên dùng nước súc miệng này vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Nên ngậm một lúc sau đó nhổ ra, không được nuốt nước.
Thơm miệng từ cây Tần dày lá
Tần dày lá hay còn gọi là Húng chanh, Tần thái, Rau thơm lông, …
Cách dùng: Lấv một nắm tằn dày lá khô, sắc lấy nước đặc, dùng ngậm và súc miệng, sau vài ngày thì miệng sẽ hét hôi.
Thơm miệng từ cây Ngò gai
Rau ngò gai havycòn được gọi là Cây Mùi tàu, Ngò tây, Ngò tàu, Dã nguyên tuy…

Cách dùng: Lấy một nắm rau ngò gai sắc đặc lấy nước uống, cho thêm vài hạt muối vào rồi súc miệng. Dùng liên tục trong 5-6 ngày, mỗi ngày súc miệng vài lần, bệnh sẽ khỏi.
Chữa chứng vị nhiệt hôi miệng
Dược liệu: Đương quy thân 6g, Sinh địa 12g, Hoàng liên 5g, Đơn bì 6g, Thăng ma 6g.
Cách dùng: Đem các vị thuốc trên sắc nước, hãm lấy nước uống chia làm 2 lần trong ngày. Đây là phương thuốc làm thơm miệng có công hiệu thanh tuyên vị hỏa, lương huyết dương âm – nhờ thanh tuyên vị hỏa nên có thể chữa được chứng do vị nhiệt xông bốc lên mà sinh ra hôi miệng. Do đó nó phù hợp với người hôi miệng kèm theo các triệu chứng như khát nước, thích uống nước lạnh, môi đỏ, hay lở loét miệng, chảy máu chân răng, sưng đau răng lợi, lưỡi khô và đóng cặn…
Trong phương thuốc có Hoàng liên đắng, hàn, giải độc, thanh nhiệt táo thấp, có thể trực tiếp thanh tả vị nhiệt, vị là phủ của nơi khí nhiều, huyết ít. Vị có nhiệt thường ảnh hương đến huyết phận, nên dùng sinh địa, đơn bì thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng tâm. Đương quy dưỡng huyết làm giám sưng đau.
Các phương thuốc làm thơm miệng bằng Đông y kể trên có thể cải thiện hơi thở có mùi cũng như làm giảm một số biểu hiện đi kèm. Tuy nhiên, bên cạnh áp dụng các bài thuốc chữa trị này, bạn cần kết hợp với vệ sinh răng miệng đúng cách, thay đổi thói quen ăn uống để giúp kiểm soát triệu chứng nhanh chóng, đồng thời tránh tái phát.
>> Xem thêm: bài thuốc chữa các bệnh về tai