Các bài thuốc chữa viêm xoang, viêm họng, viêm mũi dị ứng bằng Đông y là một trong những hướng chữa bệnh được nhiều thầy thuốc và bệnh nhân áp dụng hiện nay bởi sự an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ. Cùng theo dõi bài viết này của benhnany.com để tham khảo cách chữa bệnh bằng những bài thuốc Đông y này nhé.
Tóm tắt nội dung
Lá dâu chữa viêm xoang
Lá dâu 9g, Hạnh nhân ngọt 6g, Hoa cúc 6g, Gạo tẻ 50g. sắc thuốc Lá dâu và Hoa cúc, bỏ cặn lấy nước để nấu cháo với Hạnh nhân và gạo tẻ, mỗi ngày một thang, dùng liên tục vài lần.

Mai rùa chữa viêm xoang
Mai rùa (quy bản) 15g, thục địa 9g, trần bì 6g, mật ong liều lương thích hợp. Cho các vị thuốc vào sắc rồi uống vơi mật ong, mỗi ngày một thang, dùng 5-10 thang liên tục.
Cây hoa cứt lợn chữa viêm xoang hiệu quả
Tuy có cái tên khó nghe và cũng không phải “của hiếm” nhưng cây cứt lợn lại là vị thuôc quý trong điều trị viêm xoang. Loại cây nàv có tác dụng chống viêm, chống phù nề, dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính
ớ Việt Nam, viêm mũi xoang gặp ở 15-20% dân số. Bệnh khởi phát dưới ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, độ ẩm, điều kiện sáng, sinh hoạt, sự mẫn cảm của cơ địa… Và rất hay tái phát. Việc điều trị thường sẽ kéo dài 3-6 tháng, thậm chí có người phải điều trị nhiều năm liên tục với những loại thuốc Tây y đắt tiền. Mỗi đợt thuốc có thể tốn hàng triệu đồng khiến nhiều bệnh nhân không “theo” được.

Từ lâu, dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi viêm xoang của cây hoa cứt lợn (còn có tên là hoa ngũ sắc, cây cỏ hôi; hoa ngũ vị, tên khoa học là Ageratum conyzoides).
Cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhát là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ với mọi loại đất, có những nơi mọc khắp trên cánh đồng. Người ta hái toàn cây, và cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô. Cây cứt lợn có hàm lượng tinh dầu rất cao. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống phù nề, chống viêm, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.
Cách sử dụng: Chọn lấy cây tươi về ngâm rửa sạch rồi đê ráo, giã nát, vắt lấy nước thấm vào bông. Dùng bông này và nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi được giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.
Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ cây cứt lợn, bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, nên rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tai mũi họng để có chẩn đoán chính xác (loại trừ trước các khối u mũi xoang) và hướng dẫn cách theo dõi khi tự ý dùng thuốc ở nhà.
>> Tham khảo:sơn tra chữa cao huyết áp
Bài thuốc chữa viêm họng, ho khan hiệu quả
Lá 1 húng chanh tươi rửa sạch, ngậm với tí muối, nuốt nước dần dần.
Hoặc
Giã nhỏ 1 nắm vắt nước uống, chia làm 2 lần trong ngày.
Với trẻ con thì thêm tí đường, đem hấp trong nồi cơm cho uống 2 lần trong ngày (Húng chanh còn gọi rau Lá tần dày lá)
Rau khúc chữa ho
Rau khúc mọc hoang dại ở khắp nước ta, gồm 2 loại khúc nếp (được dùng làm bánh khúc) và khúc tẻ. Lá rau khúc có tinh dầu còn dược dùng ở dạng tươi hoặc khô để làm thuốc.
Theo Đông y, rau khúc vị ngọt, lính bình, có công dụng trị ho, tiêu đờm. Sau đây là một số bài thuốc: Chữa chứng hen suyền: Nếu bị lên cơn suyễn thì lấy một năm rau khúc tươi rửa sạch vò nát, cho vào niêu đất với một miếng gừng giã dập, đổ vào khoang 500 ml nước sắc còn 200 ml, chia làm 2 lần uổng trong ngày.

Chữa ho, viêm họng: Khi bị ho, viêm họng, sưng amidan thì lấy rau khúc tươi rửa sạch nhai dập cùng với vài hạt muồi rồi nuốt từ từ cả bã và nước. Ngày dùng như thế 3-4 lần, rất có hiệu nghiệm. Hoặc lấy một nắm rau khúc tươi sắc với 300 ml nước còn 100 ml và chia uống 3 lần trong ngày.
Thương nhĩ tán – bài thuốc hay chữa viêm mũi dị ứng
Không chỉ thuốc Tây mới giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng. Bài thuốc cổ nổi tiếng của Trung Quốc Thương nhĩ tán có hiệu quả tốt với căn bệnh này, công thức chỉ gồm 4 vị thuốc rất dễ kiếm. Bệnh viêm mũi dị ứng đang ngày càng có xu hướng tăng do môi trường ngày càng ô nhiễm. Các thống kê cho thấy cứ 16 người thì lại có một người mắc bệnh này. Hơn 6,3% dân số mắc bệnh này.
Thương nhĩ tán (còn gọi là Thương nhĩ tử tán) – bài thuốc của danh y Nghiêm Dụng Hoà (người Trung Quốc). Thành phần gồm Thương nhĩ tử (hạt Ké dầu ngựa) 7g, Bạch chỉ 30g, Tân di hoa 15g, Bạc hà l,5g. Tất cả sấy hoặc phơi khô, tán thành bột mịn, uống mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 6g. Theo cổ nhân, nên dùng nước sắc củ hành và lá trà tươi để uống bột thuốc rất tốt.
Thương nhĩ tán có tác dụng làm thông mũi, chống đau dầu, thường được dùng để trị các chứng bệnh về mũi xoang mà Tây y vẫn gọi là viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mãn tính, viêm mũi cấp và mạn tính với triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi nhiều, ngạt mũi…Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hạt Ké dầu ngựa (Thương nhĩ tứ) có tác dụng kháng khuấn, giảm đau, chống viêm, ức chế miễn dịch, hưng phấn hô hấp. Bạch chỉ giúp kháng khuấn chống viêm, giải nhiệt, giảm đau. Tân di hoa tiêu viêm, giảm phù nề, kháng khuẩn, chống dị ứng, làm hưng phấn hô hâp. Còn bạc hcà cũng có tác dụng giảm đau, kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm, giảm ho, trừ đờm, giảm ngứa và lợi mật.
Ngoài dạng bột truyền thống, Thương nhĩ tán còn sử dụng dưới hai hình thức: dùng nguyên bài sắc uống hoặc để gia giảm theo thể trạng và tính chất bệnh lý. Khi sắc, cần cho bạc hà vào sau, còn tân di phải chùi hết lông đi hoặc cho vào túi vải để tránh gây ngứa.
>> Xem thêm: Bài thuốc chữa hen suyễn