Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường tấn công các nhóm đối tượng nhất định. Bài viết này benhnany.com sẽ giúp các bạn tìm hiểu các nhóm đối tượng dễ bị tiểu đường nhất để có biện pháp phòng tránh ngay cho mình nhé.
Tóm tắt nội dung
- 1 Các nhóm đối tượng dễ bị tiểu đường tuýp 2
- 2 Người trên 40 tuổi
- 3 Người béo phì hoặc thừa cân
- 4 Tiền sử gia đình có người bị mắc bệnh đái tháo đường
- 5 Bệnh huyết áp cao
- 6 Phụ nữ mang thai dễ bị tiểu đường thai kỳ
- 7 Những biểu hiện giúp nhận biết bệnh đái tháo đường tuýp 2?
- 8 Mệt mỏi kéo dài
- 9 Ăn nhiều nhưng vẫn nhanh đói
- 10 Hay khát nước và đi tiểu nhiều
- 11 Vết thương lâu lành
- 12 Đau và tê ở chân hoặc tay
- 13 Sụt cân không rõ lý do
Các nhóm đối tượng dễ bị tiểu đường tuýp 2
Người trên 40 tuổi
Nếu tiểu đường tuýp 1 chủ yếu thường gặp ở trẻ em hay còn gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin thì loại tiểu đường tuýp 2 lại xảy ra ở người lớn đặc biệt là những người từ 40 tuổi trở lên.
Người béo phì hoặc thừa cân
Đây là nhóm người dễ bị mắc bệnh tiểu đường nhất trong nhóm đối tượng nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2. Đó là do cơ thể có quá nhiều mô mỡ, các tế bào sẽ trở nên kháng insulin dẫn đến tình trạng dung nạp glucose kém. Nếu bị thừa cân hoặc béo phì, tốt nhất bạn nên điều chỉnh chế độ ăn, nạp nhiều chất xơ, ăn nhiều rau xanh, hạn chế đường, để cải thiện.

Tiền sử gia đình có người bị mắc bệnh đái tháo đường
Tuy chưa thể khẳng định được chắc chắn nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thì dễ khiến các thành viên thế hệ tiếp theo cũng dễ bị mắc bệnh.
Bệnh huyết áp cao
Trong số nhóm đối tượng nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2, bệnh huyết áp cao cũng có mối liên hệ trực tiếp với bệnh tiểu đường. Theo đó, những người mắc bệnh huyết áp cao thì cũng dễ bị mắc bệnh tiểu đường cao hơn 70% so với những người có mức huyết áp bình thường.
Lượng đường huyết tăng cao cũng được cho là nguyên nhân làm giảm đi dưỡng chất nitric oxide trong hệ động mạch, dễ dẫn đến xơ vữa thành động mạch và dẫn đến bệnh tăng huyết áp.
Phụ nữ mang thai dễ bị tiểu đường thai kỳ
Bệnh đái tháo đường thai kỳ khá phổ biến hiện nay và đôi khi chiếm 3% – 20%, tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và được điều trị kịp thời, phụ nữ vẫn có một thai kì khỏe mạnh và thai nhi cũng không bị ảnh hưởng nhiều.
>> Tham khảo: bài tập cho người tiểu đường
Những biểu hiện giúp nhận biết bệnh đái tháo đường tuýp 2?
Mệt mỏi kéo dài
Đường (glucose) đóng vai trò không thể thiếu trong việc cung cấp nguồn năng lượng cho các tế bào trong cơ thể hoạt động. Khi lượng đường trong máu tăng cao vượt mức cho phép, glucose bị thiếu hụt, các tế bào bị đói và năng lượng bị cạn kiệt thì sẽ dẫn đến tình trạng người bệnh thấy mệt mỏi thường xuyên.
Ăn nhiều nhưng vẫn nhanh đói
Người bệnh luôn rơi vào tình trạng thèm ăn liên tục, dù là ăn rất nhiều nhưng vẫn cảm thấy đói. Đó là lý do vì sao người bệnh cần điều trị insulin. Một trong những chức năng của insulin chính là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể thì sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn.

Hay khát nước và đi tiểu nhiều
Thường xuyên hoặc đi tiểu nhiều lần cho thấy lượng đường huyết cao, đã xâm nhập cả vào đường tiết niệu. Việc tiểu nhiều sẽ làm cơ thể người bệnh tăng nhu cầu sử dụng nước để bù lại lượng nước đã mất và từ đó kích thích làm bệnh nhân luôn cảm thấy khát nước và uống nhiều nước hơn.
Vết thương lâu lành
Trường hợp này xảy ra là do khi lượng đường huyết quá cao do sẽ làm cơ thể giảm khả năng chống lại các vi trùng, sự lên mô hạt cũng kém dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành hơn. Ngoài ra cũng có thể do lượng đường huyết cao gây ức chế các hoạt động chống vi khuẩn của cơ thể.

Đau và tê ở chân hoặc tay
Đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, các vi mạch bị tổn thương, các dây thần kinh bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến tình trạng tê bì. Người bệnh sẽ cảm thấy bị tê ở đầu ngón chân, nhất là khi bạn nằm nghỉ ngơi và thấy đỡ hơn khi vận động.
Sụt cân không rõ lý do
Có nhiều lý do dẫn đến việc sụt cân trong đó có nhiều khả năng là do bệnh tiểu đường. Khi insulin không đủ thì sẽ ngăn cơ thể lấy glucose từ máu vào tế bào của cơ thể để sử dụng nó làm năng lượng. Khi điều này xảy ra, cơ thể người bệnh bắt đầu đốt cháy chất béo và cơ bắp để lấy năng lượng và làm giảm trọng lượng tổng thể của cơ thể.
Xem thêm: Mờ mắt do biến chứng tiểu đường