- Advertisement -spot_img
Trang chủBệnh lýBệnh Tiểu ĐườngCách thực hiện các bài tập cho người tiểu đường giúp hỗ...

Cách thực hiện các bài tập cho người tiểu đường giúp hỗ trợ điều trị bệnh

- Advertisement -spot_img

Các bài tập cho người tiểu đường cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn 7 bài tập giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. 

Bài tập thở Kapalbhati

Bài tập thở Kapalbhati không chỉ giúp cải thiện chức năng phổi mà nó còn có tác dụng tăng cường khả năng hoạt động của tuyến tụy, giúp kích thích sản sinh insulin điều hòa lượng đường huyết. Bên cạnh đó, bài tập thở này còn giúp người tiểu đường thanh lọc cơ thể, giải tỏa căng thẳng, giảm mỡ bụng hiệu quả.

Bài tập thở Kapalbhati
Bài tập thở Kapalbhati

Các bước thực hiện:

Ngồi khoanh chân bắt chéo lên nhau, giữ thẳng lưng, đặt hai tay lên đầu gối và thả lỏng cơ thể.

Hít một hơi thật sâu rồi thở ra đường mũi một cách thoải mái, chậm rãi. Bài tập thở Kapalbhati này chủ yếu đặt trọng tâm vào quá trình thở ra, sau khi thở thì cơ thể sẽ tự động hít vào.

Thực hiện theo nguyên tắc khi hít vào thì bụng sẽ nở ra và khi nở ra thì bụng hóp lại.

Lặp lại liên tục 10 lần và mỗi lần từ 20-25 nhịp thở.

Lưu ý:

+ Những người tiểu đường gặp các vấn đề về tim mạch hoặc bị huyết áp cao nên hạn chế tập bài tập này hoặc tập luyện với cường độ vừa phải.

+ Trường hợp vừa trải qua ca phẫu thuật hoặc đau lưng nghiêm trọng thì không nên thực hiện bài tập thở trên đây.

+ Nên thực hiện bài tập thở Kapalbhati vào buổi sáng khi bụng rỗng hoặc buổi tối.

Bài tập kim cương Vajrasana

Bài tập kim cương Vajrasana còn được biết đến với tên gọi khác là bài tập tư thế sấm sét. Đây là bài tập có tác dụng thúc đẩy quá trình hoạt động của dạ dày và kích thích hoạt động của tuyến tụy, giúp tăng cường sản sinh insulin.

Bài tập kim cương Vajrasana
Bài tập kim cương Vajrasana

Cách thực hiện:

Tư thế quỳ xuống sàn, ép 2 mu bàn chân sao cho chạm sát xuống sàn nhà.

Giữ lưng và cổ thẳng, sau đó đặt 2 tay lên đầu gối.

Hít sâu vào và bụng nở ra. Sau đó, chậm rãi thở ra, đồng thời hóp bụng lại.

Lặp lại động tác hít thở này 10-15 lần.

Lưu ý:

+ Sau bài tập này, nên massage hoặc duỗi thẳng chân lắc nhẹ để thư giãn đầu gối, mắt cá và bàn chân.

+ Để tránh tổn thương mu bàn chân, bạn nên dùng thảm tập dưới sàn.

>> Xem thêm: Biến chứng thận của bệnh tiểu đường

Tư thế vươn một góc bên

Đối với người tiểu đường, tình trạng rối loạn chuyển hóa khiến họ thường xuyên gặp phải tình trạng mệt mỏi, sức khỏe suy giảm. Để tăng cường thể lực, kích thích hoạt động của tuyến tụy, các cơ quan nội tạng thì bài tập với tư thế vươn một bên cho người tiểu đường là vô cùng phù hợp.

Tư thế vươn một góc bên
Tư thế vươn một góc bên

Cách thực hiện:

Tư thế đứng thẳng, hai chân cách xa nhau khoảng 1m -1,2m, hướng mũi bàn chân phải ra phía ngoài một góc 45 độ.

Gập chân phải sao cho đùi song song với sàn, bàn chân ấn xuống và đầu gối thẳng trên các ngón chân.

Từ từ hít sâu, siết chặt cơ bụng, đồng thời nâng hai tay lên ngang vai và lòng bàn tay úp xuống.

Thở ra từ từ, vươn dài cơ thể qua chân phải, sau đó đưa tay phải xuống. Đồng thời duỗi tay trái lên khỏi đầu, giữ cho vai trái về phía sau và mắt nhìn theo cánh tay trái.

Giữ nguyên tư thế khoảng 10-20 giây, hít sâu thở đều, sau đó trở về vị trí ban đầu và tiếp tục lặp lại động tác này với bên còn lại.

Bài tập tư thế trán chạm gối

Tư thế trán chạm gối là bài tập yoga rất tốt cho người bị tiểu đường, không chỉ giúp người bệnh giãn cơ khớp đầu gối mà còn giúp tăng sự linh hoạt, độ dẻo dai ở thắt lưng, từ đó tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh tật.

Bài tập cho người tiểu đường: tư thế trán chạm gối
Bài tập cho người tiểu đường: tư thế trán chạm gối

Cách thực hiện:

Tư thế ngồi thẳng lưng, chân duỗi thẳng ra trước, sau đó gập gối phải lại, đồng thời kéo bàn chân vào sát xương chậu sao cho đầu gối bên phải nằm sát mặt sàn và giơ 2 cánh tay lên cao.

Trong khi gập người lại thì sẽ kết hợp thở ra, thực hiện động tác từ từ. Đồng thời, cúi xuống đưa tay ra cầm lấy cổ chân hoặc vòng tay qua bàn chân, cố gắng ép càng sâu người xuống đất càng tốt.

Đây là bài tập kết hợp giữa các khớp tay và khớp chân. Mặc dù mới tập có thể hơi căng sức nhưng nếu kiên trì tập luyện thì sẽ đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người tiểu đường.

Bài tập Sarvangasana

Bài tập sarvangasana này còn được biết đến với tên gọi là bài tập đứng bằng vai. Động tác yoga này có tác dụng giúp cải thiện lưu thông máu khắp cơ thể, ngăn ngừa giãn tĩnh mạch ở chân, tăng cường sức khỏe cho phổi, hệ hô hấp. Đặc biệt, bài tập đứng bằng vai được coi là một trong các bài tập dành cho người bệnh tiểu đường vì giúp tăng cường chuyển hóa đường huyết và đốt cháy calo.

Bài tập Sarvangasana
Bài tập Sarvangasana

Cách thực hiện:

Nằm ngửa, hai đầu gối gập lại, sau đó đặt hai cánh tay xuôi bên thân người. Lòng bàn tay ở trong trạng thái úp xuống mặt đất.

Tư thế nằm ngửa, hai đầu gối gập lại, đồng thời đặt hai cánh tay xuôi theo thân người, lòng bàn tay úp xuống.

Từ từ thở ra, đồng thời nâng cao chân một góc 30 độ, rồi sau đó nâng lên tiếp góc 60 độ.

Hít sâu rồi nâng chân thẳng đứng cho đến khi các ngón chân trỏ lên trần nhà. Giữ nguyên tư thế này, hít thở chậm và sâu trong vài giây.

Tiếp tục uốn cong đầu gối, sau đó dần dần hạ đường cong cột sống, đưa cơ thể nhẹ nhàng xuống thảm, để trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.

Lưu ý: Động tác yoga này không phù hợp với người bệnh đang bị chấn thương vùng cổ, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt hay phụ nữ mang thai.

Bơi lội

Bơi lội là một trong những môn thể thao được các chuyên gia khuyến khích người bệnh tiểu đường nên tập luyện thường xuyên.

Bài tập cho người tiểu đường: Bơi lội
Bài tập cho người tiểu đường: Bơi lội

Bơi lội giúp tăng cơ ở cả chi dưới và chi trên, sức cản trong quá trình luyện tập của dòng nước cũng giúp cho tim mạch hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, bơi lội còn là hoạt động đốt cháy năng lượng rất nhanh, từ đó giúp giảm lượng cholesterol trong máu cho người tiểu đường.

Đạp xe

Bất kể là đạp xe với máy tập hay là ở ngoài đường phố thì đều đem lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường. Với thời gian luyện tập 30 phút/ngày, thực hiện khoảng 3-5 lần/tuần, hoạt động đạp xe có thể giúp giảm lượng đường huyết tăng cường sức khỏe tim mạch, ngoài ra giúp giảm béo mà không gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể.

Hy vọng các bài tập kể trên sẽ là một gợi ý cho người tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn và dự phòng biến chứng nguy hiểm.

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img

TRANG NGOÀI

16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe

TIN MỚI

- Advertisement -spot_img

Tin liên quan

- Advertisement -spot_img

Nhận Sữa Tiểu Đường Miễn Phí

Hãy để lại thông tin và nhấn vào nút "ĐĂNG KÝ NHẬN", chúng tôi sẽ liên hệ để xác nhận và gửi quà đến tận tay cho bạn!!!

    This will close in 0 seconds